Cuộc gặp Trump – Putin sẽ là “bản sao” của thượng đỉnh Mỹ – Triều?
Các trợ lý của Tổng thống Donald Trump nói rằng việc ông chủ Nhà Trắng háo hức gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin được truyền cảm hứng từ cuộc gặp lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore. Tuy vậy, giới chuyên gia, bao gồm những người đang làm việc cho chính quyền Trump, vẫn cảm thấy bất an về sự kiện này.
Tổng thống Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore (Ảnh: Reuters)
Các chuyên gia về chính sách đối ngoại lo ngại rằng khi gặp Tổng thống Putin vào ngày 16/7 tới, Tổng thống Trump sẽ đưa ra những nhượng bộ với ông chủ Điện Kremlin, tương tự cách ông từng làm với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều ở Singapore. Sự nhượng bộ của ông chủ Nhà Trắng có thể sẽ khiến mối quan hệ song phương này nghiêng hẳn về phía có lợi cho Nga và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ cá nhân Trump – Putin – điều mà giới chức châu Âu không chờ đợi.
Hơn nữa, do quá mong muốn gặp ông Putin, Tổng thống Trump cũng có thể bỏ qua những thông điệp quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh NATO và cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh Theresa May trong chuyến thăm Anh diễn ra ngay trước đó. Đây là điều khiến các đồng minh châu Âu của Mỹ lo ngại trong bối cảnh các bên đang có những mâu thuẫn gay gắt về một loạt vấn đề như thương mại, nhập cư, biến đổi khí hậu hay quân sự.
Chỉ tính riêng trong vài tuần gần đây, Tổng thống Trump đã kêu gọi các nước thành viên của Nhóm 7 cường quốc công nghiệp (G7) xem xét đưa Nga trở lại khối này sau một thời gian tẩy chay Moscow. Nhà lãnh đạo Mỹ được cho là ngầm thừa nhận tính hợp pháp của việc Nga sáp nhập Crimea khi nói rằng có nhiều người nói tiếng Nga đang sống trên bán đảo này. Ngoài ra, ông Trump tỏ ra hoài nghi về cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, hoặc nếu thực sự Moscow làm vậy, ông cũng nghi vấn về việc liệu việc phá hoại đó có thực sự mang lại lợi ích cho ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton hay không.
Tại Singapore, Tổng thống Trump đã dành những cử chỉ thân mật và những lời khen ngợi cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tuyên bố ông đã giải quyết được cuộc khủng hoảng hạt nhân với Triều Tiên trong khi Bình Nhưỡng chưa thừa nhận bất kỳ điều gì về chương trình tên lửa và vũ khí của nước này. Không dừng lại ở đó, Tổng thống Trump còn tuyên bố sẽ dừng tập trận quân sự chung với Hàn Quốc và đây chính là điều chính quyền Kim Jong-un chờ đợi từ lâu.
Những gì diễn ra tại thượng đỉnh Mỹ – Triều ở Singapore dường như là mô-típ quen thuộc đối với ông Trump trên cương vị tổng thống Mỹ. Trước đó, hồi tháng 11/2017, ông Trump cũng dành nhiều lời “có cánh” cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp song phương giữa hai nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh mặc dù ông Tập không đưa ra bất kỳ nhượng bộ cụ thể nào về thương mại. Trong khi đó, chính quyền Trump được cho là coi trọng vấn đề thương mại với Trung Quốc hơn mọi tổng thống tiền nhiệm.
Video đang HOT
Mô-típ quen thuộc của ông Trump
Tổng thống Trump và Tổng thống Putin gặp nhau tại Đức năm 2017 (Ảnh: Reuters)
Theo New York Times, cả ba nhà lãnh đạo Nga, Triều Tiên và Trung Quốc đều là những người được Tổng thống Trump ca tụng. Ông Trump tin rằng có thể “giành phần thắng” trước họ bằng phong cách ngoại giao cá nhân của riêng ông.
“Ông Trump coi mỗi cuộc gặp mặt thành công là một thành tựu ngoại giao tích cực. Nhưng ông ấy đã lầm. Ông Trump lẽ ra không nên khen ngợi ông Putin cũng như phát tín hiệu cho thấy ông khao khát được phát triển mối quan hệ này. Điều đó không phục vụ cho các lợi ích quốc gia của Mỹ”, Michael McFaul, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, nhận định.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và các quan chức Mỹ cho rằng so với chính quyền tiền nhiệm của cựu Tổng thống Barack Obama, chính quyền Trump đã cứng rắn hơn với Nga. Họ lấy dẫn chứng là các lệnh trừng phạt do chính quyền Trump áp đặt với Moscow, việc cấp vũ khí cho Ukraine, trục xuất các nhà ngoại giao Nga sau nghi vấn đầu độc cựu điệp viên Nga tại Anh và công khai chỉ trích Nga vì cáo buộc tấn công mạng nhằm vào Mỹ.
Các cựu quan chức dưới thời ông Obama đã phủ nhận nhận định của Ngoại trưởng Pompeo và giới chức Mỹ. Tuy vậy, ngay cả khi nhận định trên được cho là đúng đi chăng nữa, việc Tổng thống Trump không bao giờ chỉ trích Tổng thống Putin đã làm mất đi tính hiệu quả của các biện pháp cứng rắn mà Mỹ áp dụng với Nga.
“Điều quan trọng là những gì tổng thống phát biểu. Và những gì ông ấy (Donald Trump) nói hoàn toàn làm suy yếu chính sách của Mỹ. Có vẻ như ông ấy không liên quan gì tới chính quyền của mình”, R. Nicholas Burns, nhà ngoại giao làm việc dưới thời chính quyền Bill Clinton và George W. Bush, nhận định.
Về phần mình, Tổng thống Trump nói rằng mối quan hệ cá nhân của ông với các nhà lãnh đạo cuối cùng sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp và cho thấy sự khác biệt của ông với những người tiền nhiệm vốn đi theo lối mòn. Trong cuộc phỏng vấn với Fox News sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều, Tổng thống Trump cho biết nếu có cơ hội ăn tối cùng Tổng thống Putin, ông sẽ thuyết phục nhà lãnh đạo Nga rút quân khỏi Syria và dừng can thiệp vào Ukraine.
Trong phiên điều trần trước Quốc hội ngày 27/6, Ngoại trưởng Pompeo cho biết Tổng thống Trump sẽ đề cập tới vấn đề Nga can thiệp bầu cử Mỹ với ông Putin. Tuy vậy, tại hội nghị khu vực diễn ra ở châu Á vào mùa thu năm ngoái, chính Tổng thống Trump đã nói với các phóng viên rằng ông tin Tổng thống Putin chân thành khi nói Nga không can thiệp bầu cử Mỹ.
Điện Kremlin và Nhà Trắng hôm nay 28/6 xác nhận Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin sẽ có cuộc gặp vào ngày 16/7 tới tại thủ đô Helsinki của Phần Lan. Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo. Trước đó, ông Trump và ông Putin đã gặp nhau 2 lần, song đều là những cuộc gặp ngắn diễn ra bên lề các sự kiện đa phương.
Thành Đạt
Theo Dantri
Triều Tiên cảnh báo Nhật Bản chớ dùng "tiểu xảo" xía vào phi hạt nhân hóa
Triều Tiên một lần nữa cảnh báo Nhật Bản không can thiệp vào vấn đề phi hạt nhân hóa của mình, vì Tokyo không liên quan gì đến các thỏa thuận thượng đỉnh mới đây của Bình Nhưỡng với Washington và Seoul.
Triều Tiên cảnh báo Nhật Bản không can thiệp vào vấn đề phi hạt nhân hóa. Ảnh: Yonhap
Ju Yong-chol, nhà ngoại giao Triều Tiên tại Geneva phát biểu tại Hội nghị giải trừ vũ khí của Liên Hợp Quốc hôm 26.6 rằng Nhật Bản nên kiềm chế can thiệp vào việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, vì nước này không phải là một bên ký kết trong Tuyên bố Bàn Môn Điếm giữa 2 miền Triều Tiên, hay trong tuyên bố chung tại thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Phát biểu của ông Ju được đưa ra sau khi phái đoàn Nhật Bản tại Geneva thúc giục Triều Tiên thực hiện trung thành các thỏa thuận trong thượng đỉnh với Mỹ, bao gồm cam kết phi hạt nhân hóa.
Phái đoàn Nhật Bản cũng nhấn mạnh sự hợp tác chặt chẽ hơn với Hàn Quốc và Mỹ trong việc giải trừ hạt nhân của Triều Tiên.
Trong hội nghị, Áo, Australia, Argentina và các nước liên tục kêu gọi nỗ lực phi hạt nhân hóa của Triều Tiên, nhưng ông Ju nói rằng những lời kêu gọi này "không thể dung thứ".
Thủ tướng Shinzo Abe hôm 16.6 tuyên bố Nhật Bản sẵn sàng chi trả cho Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA để thanh sát chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Báo chí Bình Nhưỡng đáp lời rằng Nhật Bản nên ưu tiên bồi thường liên quan đến những vấn đề trong quá khứ, chứ đừng có sử dụng những tiểu xảo như vậy.
SONG MINH
Theo Laodong
Triều Tiên đã "nuốt lời" về phi hạt nhân hóa? Triều Tiên được cho là đang nâng cấp nhanh chóng cơ sở nghiên cứu hạt nhân, bất chấp cam kết phi hạt nhân hóa trong hội nghị thượng đỉnh với Mỹ ở Singapore. Ảnh vệ tinh chụp ngày 21.6 cho thấy Triều Tiên vẫn nâng cấp cơ sở hạt nhân Yongbyon. Ảnh: 38 North. Trang web uy tín 38 North, thuộc viện Nghiên...