Cuộc gặp tại Helsinki và lộ trình thoát “xiềng xích” chính trị
Trong vai đạo diễn chính trong mối quan hệ Nga-Mỹ, ông Trump đã co thê từng bước thoát khỏi “xiềng xích” của chính trị trong nước và viêc làm dịu quan hệ với Nga trở thành trọng tâm trong khi ông thử nghiệm không gian di chuyển ngoại giao.
Nga muôn tai thiêt Syria như tưng lam vơi châu Âu
Tai hop bao cua Bô Ngoai giao va Bô Quôc phong Nga gân đây, ngươi đưng đâu Trung tâm quôc gia quan ly quôc phong, Tương Mikhail Mizintsev cho biêt cac nô lưc cua Moscow giup tai thiêt Syria se dưa trên mô hinh tương tư như nô lưc vươt bâc nhăm tai thiêt Liên bang Xôviêt va cac đông minh bi tan pha rât nhiêu sau Thê chiên thư hai, ma ngươi Nga goi la Cuôc chiên tranh Vê quôc vi đai.
Trong suốt chiến tranh, Liên Xô đã chịu đựng nhiều tổn thất về quân đội và dân thường hơn bất cứ nước nào, và sau đó họ vất vả tái thiết đất nước mình và các đồng minh Đông Âu, trong khi Mỹ đầu tư mạnh cho tầm ảnh hưởng của mình tại Tây Âu. Rất lâu sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, một trong các quốc gia từng liên kết với Liên Xô là Syria đã bắt đầu trông chờ vào sự hỗ trợ này sau làn sóng nổi dậy Mùa Xuân Arab năm 2011.
Tướng Mizintsev cho biết: “Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ sống còn đối với người dân Syria để tái thiết đất nước, điều quan trọng là áp dụng kinh nghiệm lịch sử”. Ông bày tỏ tin tưởng rằng “kinh nghiệm của Liên Xô trong tái thiết nền kinh tế quốc gia sau cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại là vô song”. Ông cho biêt giai đoạn tái thiết đất nước ban đầu được ước tính phải mất 15 năm, song trên thực tế đã giảm xuống đáng kể. “Chỉ trong 5 năm, Liên Xô đã trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới”.
Trong một tình huống làm gợi nhớ lại Chiến tranh thế giới thứ hai, các lực lượng của Mỹ và Nga đã đánh đuổi IS khỏi lãnh thổ Syria trong nhiều chiến dịch riêng rẽ chống lại một kẻ thù chung.
Tuy nhiên, khác với Chiến tranh thế giới thứ hai, các binh sĩ Mỹ và Nga không sát cánh bên nhau trên các chiến tuyến. Vai trò của Nga chủ yếu là yểm trợ trên không cho các binh sĩ Syria và nhiều nhóm bán quân sự khác, trong đó có lực lượng vũ trang Hồi giáo dòng Shiite được Iran hỗ trợ, trên mặt đất.
Trong khi các chiến binh thân đôi khi liên kết với các nhánh quân sự của người Kurd trong SDF, nhưng lại va chạm với Mỹ và SDF nói chung. Ba năm kể từ khi có sự hỗ trợ của người Nga, các lực lượng chính phủ Syria đã giành lại hầu hết lãnh thổ và bắt đầu tính đến các giải pháp tái thiết các cơ sở hạ tầng hầu như đã bị phá hủy hoàn toàn.
Tình hình hiện nay, chính phủ Syria có nhiều cơ hội để sớm giành lại toàn bộ đất nước. Mới đây tại Helsinki, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo với người đồng cấp Nga rằng ông sẵn sàng phối hợp với Nga tạo điều kiện viện trợ nhân đạo cho quốc gia Trung Đông này.
“Tai cai đăt” quan hê Nga – My?
Video đang HOT
Ảnh: independent.co.uk
Rất lâu sau khi các nỗ lực “thiết lập lại quan hệ” với Nga bắt đầu từ năm 2009 thất bại, phai đến năm 2012, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama mới nói thầm với cựu Tổng thống Nga khi đo Dmitry Medvedev rằng: “Đây là nhiệm kỳ cuối của tôi, sau cuộc bầu cử này tôi sẽ linh động hơn” về các vấn đề như phòng thủ tên lửa.
Trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Helsinki, quan hệ Nga – Mỹ rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Một quan chức giấu tên của Điện Kremlin nhận định dù khá hài lòng với nội dung của hội nghị thượng đỉnh, song Nga chưa thấy khả năng “tái cài đặt quan hệ” với Mỹ.
Quan chức này nói: “Hai tổng thống đã có cuộc đối thoại khá suôn sẻ. Thượng đỉnh có thể xem là một thắng lợi đối với những người muốn cải thiện quan hệ song phương. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng nước Mỹ ngày nay có thái độ thù địch với Nga khá nhiều. Hai bên, nhất là giới lãnh đạo, gần như không có đối thoại, và điều này cũng khó diễn ra trong tương lai gần. Dư luận Mỹ mâu thuẫn về việc thảo luận với Nga. Vì vậy, còn nhiều vấn đề khó khăn ở phía trước”.
Những gì hai lãnh đạo đã nói trong cuộc gặp kín tại Helsinki vẫn chưa được tiết lộ. Ông Trump cũng không nêu chủ đề nối lại quan hệ quân đội trong cuộc họp báo ngắn sau cuộc gặp. Nhưng sau đó cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã đê ngỏ khả năng tiến hành các cuộc đàm phán mới với người đồng cấp Nga. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng cho biết giới chức ở Lầu Năm Góc đã biết về tuyên bố của Nga và đang chờ chỉ đạo từ Nhà Trắng.
Cách đây một thập kỷ, người ta từng hy vọng rằng quân đội hai nước Nga và Mỹ có thể phối hợp với nhau chặt chẽ hơn. Nhưng Quốc hội Mỹ đã ngừng hợp tác quân sự với Nga sau cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ngay sau cuộc gặp tại Helsinki, giới chức Nga đã đề xuất nối lại quan hệ quân sự với Mỹ. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Trung Tướng Igor Konashenkov cho biết quân đội Nga sẵn sàng “tăng cường các hợp đồng với các đối tác Mỹ thông qua các kênh trao đổi thông tin giữa Tham mưu trưởng quân đội và các cấp khác” về một loạt vấn đề. Đề xuất của Nga đã gây sự ngạc nhiên ở Lầu Năm Góc cũng như quốc hội Mỹ, cơ quan đã ra lệnh cấm mọi hợp tác quân sự Nga – Mỹ cách đây 4 năm.
Một biện pháp trong “Đạo luật Cho phép Quốc phòng” năm 2014 đã giới hạn nghiêm ngặt các tương tác quân đội Mỹ – Nga, ví dụ cấm các hoạt động hợp tác như tuần tra chung với quân đội Mỹ, hay câm thanh lập phái bộ hỗn hợp bán thường trực, tức là một lực lượng phản ứng nhanh trong ngôn ngữ quân sự. Đạo luật trên cho phép dỡ bỏ lệnh cấm chỉ khi “Bộ Quốc phòng, phối hợp với Bộ Ngoại giao, chứng thực với các ủy ban của quốc hội liên quan vê các hành động của Nga”, trong vấn đề Ukraine và các thỏa thuận Minsk.
Một trợ lý của Ủy ban Quân sự thuộc Hạ viện Mỹ nhấn mạnh: “Luật trên cấm hợp tác quân sự, chứ không cấm thông tin liên lạc giữa hai quân đội”. Hiện nay, tiếp xúc được biết đến nhiều nhất giữa hai bên chỉ là đường dây nóng giảm xung đột liên quan đến các chiến dịch của họ tại Syria. Đó là một đường dây nóng mà Mỹ dùng để liên lac vơi quân đội Nga nhăm chắc chắn rằng họ không bắn nhầm vào nhau hoặc đối đầu quân sự trực tiếp khi tiến hành các chiến dịch của mình, đặc biệt là các cuộc không kích.
Ông Putin dường như tỏ ý rằng Nga và Mỹ nên phối hợp hành động “chung” tại Syria, bao gồm cả khu vực Cao nguyên Golan gần Israel. Tổng thống Nga nói: “Nhiệm vụ thiết lập hòa bình và hòa giải tại Syria có thể là ví dụ đầu tiên cho thấy sự phối hợp làm việc thành công. Nga và Mỹ có thể hành động chủ động và đảm đương vai trò đi đầu trong vấn đề này và tổ chức tương tác nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng nhân đạo, giúp người tị nạn Syria trở về nhà”.
Cuộc gặp tại Helsinki tự thân nó đã là một thành quả thực sự. Trong vai đạo diễn chính trong mối quan hệ Nga-Mỹ, ông Trump đã co thê từng bước thoát khỏi “xiềng xích” của chính trị trong nước và viêc làm dịu quan hệ với Nga trở thành trọng tâm trong khi ông thử nghiệm không gian di chuyển ngoại giao.
Có thể nói cuộc gặp giữa Putin – Trump lần này là một cuộc gặp trù bị hướng đến tương lai của quan hệ Nga-Mỹ, mở đường cho sự phát triển của quan hệ song phương trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc Trump muốn thử tìm kiếm bước đột phá trong chính sách đối với Nga sẽ không “thuận buồm xuôi gió”, các thế lực chống Nga và chống ông Trump ở Mỹ đã tìm được biện pháp và quy luật liên kết để hợp tác trong hơn một năm qua. Ngoài ra, những vấn đề mà ông Trump phải đối mặt còn là những khó khăn mang tính cơ cấu, chiến lược và khu vực trong thời gian dài giữa Mỹ và Nga, tất cả những vấn đề đó đều không thể dễ dàng được tháo gỡ bởi một vai cuộc gặp giữa ông Putin và ông Trump.
Diêu An
Theo VNN
Washington "nổi sóng" hậu Thượng định Trump Putin
Khi mà Tổng thống Vladimir Putin có thể hài lòng về những gì đã đạt được tại cuộc gặp Thượng đỉnh tại Helsinki (Phần Lan) vào hôm 16.7 vừa rồi, Tổng thống Donald Trump lại đang phải đau đầu đối phó "sóng gió" tại quê nhà.
Tại Helsinki, hai nhà lãnh đạo đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, cho ra nhiều ý tưởng mới cho các vấn đề quốc tế nổi cộm như Syria, Ukraine,... và đặc biệt là nỗ lực song phương nhằm phục hồi mối quan hệ Nga - Mỹ vốn đã bị đóng băng nhiều năm nay. Thế nhưng, "bóng ma" nghi vấn can thiệp bầu cử hồi năm 2016 đã tiếp tục "ám" Tổng thống Trump, lấn át toàn bộ những kết quả đạt được ở Helsinki.
"Bão tố" Washington
"Lời khen thì ít lời chê thì nhiều" - đó là tình trạng mà Tổng thống Trump đang phải đối mặt khi về nước sau cuộc gặp với người đồng cấp Nga. Lý do là trong mắt những người phản đối hay phe đối lập Đảng Dân Chủ, màn trình diễn của ông Trump tại Helsinki bị đánh giá là "yếu đuối" trước Tổng thống Putin. Ngoài ra, ông Trump còn bị chỉ trích khi không thể chỉ trích, đối chất với vị chủ nhân Điện Kremlin. một cách quyết liệt về nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Tổng thống Donald Trump trong một cuộc họp Nội các Mỹ tại Nhà Trắng vào hôm 18.7.2018. Ảnh: Reuters.
Đặc biệt, thái độ tin nhà lãnh đạo Nga hơn là các cơ quan tình báo, điều tra Mỹ và lời bình luận "Tôi cũng không thấy bất kỳ lý do gì để khẳng định là Moscow có làm" đã khiến dư luận không khỏi phẫn nộ, oán trách vị Tổng thống đã trực tiếp chống lại đất nước.
Khi về Mỹ, ông Trump đã cố sửa sai khi thay đổi quan điểm tại Helsinki, tuyên bố rằng mối đe dọa can thiệp bầu cử từ Nga vẫn đang hiện hữu. Đồng thời, ông cũng cho biết rằng Tổng thống Putin sẽ phải chịu trách nhiệm với việc can thiệp bầu cử.
"Ông ấy là người đứng đầu quốc gia, giống như tôi cũng phải chịu trách nhiệm với những gì xảy ra trong nước Mỹ", ông Trump nói trong một cuộc phóng vấn với CBS News.
Tuy nhiên, những lời nói này vẫn không thay đổi được quyết tâm phải theo đuổi đến cùng vụ việc cho "ra ngô ra khoai" của Đảng Dân Chủ. Bên cạnh việc kêu gọi tăng cường trừng phạt Nga, các nghị sĩ thuộc phe đối lập hiện còn đang đưa ra một ý kiến "không tưởng": "thẩm vấn" phiên dịch viên của ông Trump.
Phiên dịch viên cũng không thoát "bão"
Phiên dịch viên Marina Gross (trái) ghi chú trong lúc Tổng thống Donald Trump nói chuyện với Tổng thống Vladimir Putin trong khuôn khổ cuộc gặp Thượng đỉnh Nga - Mỹ tại Helsinki (Phần Lan) hôm 16.7.2018. Ảnh: AP.
Theo Sputnik đưa tin, phe đối lập Mỹ đang kêu gọi Ủy ban Giám sát Hạ viện đưa bà Marina Gross - phiên dịch viên của Tổng thống Donald Trump trong cuộc gặp kín với người đồng cấp Nga Vladimir Putin - ra điều trần.
"Tôi kêu gọi phải điều trần phiên dịch viên người Mỹ có mặt trong buổi nói chuyện của Tổng thống Trump với ông Putin để làm rõ xem họ đã thảo luận riêng gì với nhau", Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen (Đảng Dân Chủ) viết trên mạng xã hội Twitter ngày vào hôm diễn ra Thượng đỉnh (16.7). "Người phiên dịch viên này có thể giúp chúng ta xác định xem ông Trump đã đại diện nước Mỹ chia sẻ hay hứa cái gì với ông Putin".
Tuyên bố này của Thượng nghị sĩ Shaheen nhận được nhiều ủng hộ tới mức chỉ một hôm sau đó, Hạ nghị sĩ Bill Pascrell (Đảng Dân Chủ) đã gửi thư tới Hạ nghị sĩ Trey Gowdy (Đảng Cộng Hòa) và Hạ nghị sĩ Elijah Cummings (Đảng Dân Chủ) - chủ tịch và ủy viên cao cấp của Ủy ban Giám sát Hạ viện, hối thúc Ủy ban yêu cầu bà Marina Gross điều trần công khai về "chi tiết cuộc gặp kín".
Tuy nhiên, ý tưởng này bị các chính trị gia Đảng Cộng Hòa đánh giá là "điên rồ" và "chưa từng có".
"Từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt gặp nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin hồi năm 1943 cho tới nay, việc Tổng thống Mỹ gặp người đứng đầu Điện Kremlin là chuyện bình thường", ông Stephen Cohan - giáo sư danh dự thuộc Trường Đại học New York nói với Fox News.
"Mọi tổng thống từ thời Eisenhower (tổng thống thứ 34 của nước Mỹ - PV) đã gặp nhà lãnh đạo Kremlin chỉ vì một lý do: để tránh chiến tranh xảy ra giữa hai siêu cường hạt nhân".
Theo Danviet
Dư luận sục sôi với 5 câu hỏi sau Thượng đỉnh Nga-Mỹ Theo giới chuyên gia, sẽ là khôn ngoan nếu kiên nhẫn và giữ những kỳ vọng vừa phải cho tương lai tươi sáng trong mối quan hệ Nga-Mỹ. Dư luận Mỹ chỉ trích màn thể hiện của Tổng thống Trump tại Helsinki. Ảnh: AFP/Getty Những gì Tổng thống Trump thể hiện tại Helsinki đã thu về hàng tá chỉ trích từ các nhà...