Cuộc đua xe tăng Nga – phương Tây
Nga và Mỹ thay nhau trình làng các loại xe tăng mới, trong khi Đức và Pháp bắt tay sản xuất xe tăng tác chiến chủ lực.
Xe tăng không người lái Ripsaw trong quá trình thử nghiệm – Ảnh: Aggressivecars.com
Trong số phát hành mới nhất, tạp chí Stern của Đức đăng bài nhận định Mỹ và Nga vừa bắt đầu cuộc chạy đua vũ khí mới khi cả hai nỗ lực quảng bá thiết bị quốc phòng và công nghệ quân sự tiên tiến trên bộ. Bằng chứng là Công ty chế tạo và nghiên cứu quân sự Mỹ Picatinny Arsenal ở bang New Jersey vừa tổ chức Ngày báo chí lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua, cho phép phóng viên vào xem những sản phẩm mới nhất của mình.
Nổi bật nhất là cỗ máy chiến đấu tự hành trên bộ mang tên Ripsaw được truyền thông gọi là xe tăng không người lái. Đích thân kỹ sư trưởng Bob Testa thuộc Trung tâm kỹ thuật, phát triển và nghiên cứu vũ khí lục quân Mỹ giới thiệu Ripsaw cho báo giới.
Đây được xem là một trong những xe tăng tiên tiến nhất và chạy nhanh nhất hiện nay, với vận tốc hơn 152 km/giờ. Theo ông Testa, Ripsaw vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nhưng các cuộc thử nghiệm gần đây cho thấy binh sĩ có thể điều khiển cỗ máy từ khoảng cách khoảng 1 km. Ngoài ra, khí tài này được trang bị hệ thống vũ khí khai hỏa từ xa ARAS, có khả năng tự nạp đạn và đổi súng chỉ trong vòng vài giây. Giới tướng lĩnh lục quân Mỹ cho rằng Ripsaw có thể sớm được đưa vào sử dụng và sẽ dẫn đầu các đội tác chiến bộ binh tiến công vào trận địa của địch.
Theo Stern, động thái quảng bá rầm rộ dành cho Ripsaw chứng tỏ Mỹ muốn phô trương năng lực nước này vượt trội so với xe tăng thế hệ mới T-14 Armata của Nga.
T-14 lần đầu tiên ra mắt thế giới trong lễ duyệt binh ở Moscow ngày 9.5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít. T-14 có hệ thống tháp pháo điều khiển từ xa, được trang bị pháo nòng trơn 125 mm và súng máy hạng nặng 12,5 mm… Trước đó, Hãng tin Sputnik dẫn lời Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tiết lộ T-14 có thể được trang bị pháo 152 mm và nếu đây là sự thật, cỗ máy này sẽ trở thành xe tăng được trang bị loại pháo mạnh nhất thế giới.
Video đang HOT
Đối thủ của T-14 ?
Xe tăng Armata T-14 trong lễ duyệt binh ở Moscow ngày 9.5 – Ảnh: Reuters
Ngoài Mỹ, Đức và Pháp cũng được cho là đang nỗ lực tạo ra một loại xe tăng mới có thể cạnh tranh với T-14.
Hồi cuối tuần, báo mạng Welt Online đưa tin Berlin và Paris sẽ cùng thiết kế, phát triển một loại xe tăng tác chiến hiện đại được kỳ vọng sẽ trở thành đối thủ đáng gờm của T-14 nếu xảy ra xung đột trong tương lai. Xe tăng mới dự kiến được đưa vào sử dụng vào năm 2030 để thay thế lớp Leopard 2 hiện nay. Theo Welt Online, hiện chưa rõ lớp xe tăng mới sẽ được phát triển dựa trên Leopard 2 hay không hay sẽ là một hệ thống tác chiến hoàn toàn mới.
Đức đưa Leopard 2 vào sử dụng từ năm 1979 và đến nay còn 240 chiếc phục vụ trong lục quân nước này. Dự kiến thời hạn phục vụ 50 năm của Leopard 2 sẽ kết thúc vào năm 2030. Vũ khí chính của loại xe tăng này là pháo nòng trơn Rheinmetall 120 mm, có thể bắn nhiều loại đạn, kể cả đạn chống tăng DM33 APFSDS-T.
Trong lúc chờ đợi người kế thừa, Leopard 2 vừa được Tập đoàn công nghệ quân sự Đức Rheinmetall nâng cấp hệ thống pháo với khả năng bắn tên lửa chống tăng LAHAT, có thể tấn công các mục tiêu ở phạm vi 6.000 m.
Trước thông tin Pháp và Đức hợp tác chế tạo xe tăng, Phó thủ tướng Nga Rogozin hôm qua 25.5 tự tin tuyên bố dù có nổi tiếng về chế tạo xe tăng nhưng các nước như Mỹ, Pháp, Đức hay Israel khó chế tạo được xe tăng ngang ngửa với T-14 và công nghệ chế tạo xe tăng tác chiến của họ “vẫn còn đi sau Nga tới 15 – 20 năm”, theo Hãng tin Sputnik.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Nhật tham gia cuộc đua cung cấp công nghệ tàu ngầm cho Úc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia mới đây đã nhất trí tham gia quá trình xét chọn để trở thành nhà cung cấp công nghệ tàu ngầm cho Úc, theo Asahi Shimbun (Nhật Bản) ngày 19.5.
Nhật Bản hiện sở hữu 8 tàu ngầm lớp Soryu - Ảnh: Hải quân Mỹ
Với sự hậu thuẫn của Hội đồng An ninh quốc gia, chính phủ Nhật Bản sẽ cung cấp cho Úc những thông tin cần thiết cho quá trình xét chọn. Đây sẽ là lần đầu tiên Nhật Bản cung cấp công nghệ vũ khí cho nước ngoài kể từ khi Tokyo dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí tồn tại gần 50 năm hồi tháng 4.2014.
Quyết định mới nói trên phản ánh mong muốn của chính quyền Thủ tướng Abe là hợp sức với Úc và Mỹ ứng phó tình trạng bành trướng trên biển của Trung Quốc, theo Asahi Shimbun.
Hồi tháng 3, chính phủ Úc đã khởi động quá trình xét chọn đối tác cho chương trình đóng 12 tàu ngầm với ngân sách gần 39 tỉ USD để thay 6 tàu lớp Collin đang "lão hóa" vào thập niên 2030.
Canberra dự kiến đưa ra quyết định chọn đối tác cho chương trình đóng tàu ngầm vào cuối năm nay. Úc cũng đã mời Đức và Pháp tham gia quá trình xét chọn, nhưng Nhật Bản được đánh giá có triển vọng nhất.
Theo AFP, sau khi Úc và Nhật Bản nhất trí tăng cường hợp tác công nghệ quân sự hồi tháng 6.2014, nhiều nguồn tin tiết lộ rằng Canberra muốn mua tàu ngầm tấn công tàng hình lớp Soryu của Nhật.
Tàu ngầm lớp Soryu, với độ choán nước 4.100 tấn, là loại tàu ngầm lớn nhất của Nhật Bản từ sau Thế chiến thứ 2 và là tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Đặc điểm kỹ thuật vượt trội của lớp Soryu là mức tự động hóa cao của hệ thống chiến đấu và động cơ không phụ thuộc không khí (AIP) tối tân. Được sản xuất theo sự nhượng quyền của Thụy Điển, công nghệ AIP chuyển hóa khí CO2 thải ra thành ô xy lỏng để bổ sung cho động cơ điện - diesel, giúp tàu có thể lặn sâu và dài ngày hơn, không cần phải nổi lên mặt nước để chạy máy diesel sạc điện cho pin nhiên liệu.
Tàu lớp Soryu có 6 ống phóng có thể phóng các loại ngư lôi Type 89 và tên lửa đối hạm Harpoon do Mỹ chế tạo. Nhật Bản hiện sở hữu 8 tàu ngầm lớp Soryu và đang đóng thêm nhiều chiếc nữa.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Ả Rập Xê Út quyết sở hữu vũ khí hạt nhân Ả Rập Xê Út đã quyết định "đi đường tắt" trong cuộc đua sức mạnh với kỳ phùng địch thủ Iran bằng kế hoạch mua vũ khí hạt nhân có sẵn của Pakistan. Tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Pakistan tại một cuộc triển lãm quốc phòng ở Karachi - Ảnh: AFP Động thái của Riyadh được đưa...