Cuộc đua trở thành công xưởng sản xuất vaccine Covid-19 ở châu Á
Các nước châu Á nỗ lực trở thành nhà sản xuất vaccine Covid-19, được chuyển giao công nghệ mRNA vì những lợi ích y tế và kinh tế lâu dài.
Kể từ khi vaccine mRNA ngừa Covid-19 của Pfizer và Moderna ra mắt, các nước châu Á – Thái Bình Dương vật lộn để tìm nguồn cung. Chính phủ Australia, Hàn Quốc và Singapore chạy đua tự thành lập cơ sở sản xuất mũi nhọn, nỗ lực khai thác loại công nghệ có khả năng lật ngược tình thế trong đại dịch.
Tuy nhiên, đối với những nước không đảm bảo nguồn cung từ sớm, động thái này không có ý nghĩa thúc đẩy tốc độ thoát khỏi đại dịch. Dù vậy, công nghệ vaccine mRNA, vốn do Mỹ, Đức và Thụy Sĩ nắm giữ, có thể giúp xử lý biến thể nCoV và các đại dịch trong tương lai. Một số chuyên gia tin rằng loại vaccine này hiệu quả hơn, dễ thích ứng với các đột biến virus hơn. Công nghệ tiên phong đằng sau nó có thể cung cấp phương pháp điều trị ung thư, HIV/AIDS sau này.
“Các quốc gia đã nhận ra rằng họ phụ thuộc nhiều vào nguồn vaccine từ nơi khác. Giờ đây, họ gặp trở ngại khi đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng”, Thomas Preiss, chuyên gia sinh vật phân tử Đại học Quốc gia Australia, cho biết. “Vì vậy, họ cố gắng đạt đủ năng lực cung ứng vaccine Covid-19. Việc xây dựng cơ sở sản xuất mRNA ở địa phương không phải giải pháp tình thế, nó sẽ đáp ứng nhu cầu lâu dài nhằm phòng chống biến thể nCoV”.
Công ty BioNTech của Đức, đơn vị phát triển vaccine cùng Pfizer, ngày 17/5 thông báo sẽ đặt trụ sở sản xuất ở Singapore , mục tiêu cung cấp hàng trăm triệu liều mRNA hàng năm. BioNTech cho biết đây sẽ là đầu mối sản xuất cho khu vực Đông Nam Á. Nhà máy khởi công trong năm nay, dự kiến hoàn thành năm 2023.
Lọ chứa vaccine Covid-19 của Pfizer và Moderna được trưng bày tại Mỹ, tháng 2/2021. Ảnh: Reuters
Ooi Eng Eong, giáo sư bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Y Duke – NUS của Singapore, cho biết đại dịch làm lộ rõ hạn chế trong năng lực cung ứng vaccine của châu Á. Singapore có thể giúp đáp ứng nhu cầu toàn thế giới.
Ông nói: “Việc thiết lập cơ sở sản xuất có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, Singapore là nước nhỏ, có thể đảm bảo nhu cầu nội địa dễ dàng, do đó có vị thế tốt trở thành trung tâm xuất khẩu vaccine khu vực. Thứ hai, chính phủ đã đầu tư vào nghiên cứu cơ bản, hữu ích cho việc phát triển thế hệ vaccine tiếp theo. Ngành công nghiệp đủ sức khai thác kiến thức mới để cải tiến vaccine”.
Video đang HOT
Ooi cho biết đối với một số nước, sản xuất vaccine mRNA có thể đã quá muộn để ứng phó đại dịch. Song điều quan trọng nhất là “chuẩn bị tốt cho các dịch bệnh tương lai”.
Tại Hàn Quốc , hãng dược Moderna sẽ tiết lộ kế hoạch thiết lập một nhà máy trong vài ngày tới. Thông báo chính thức có thể được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon Jae-in và Tổng thống Joe Biden.
Hàn Quốc là nhà sản xuất theo hợp đồng của vaccine AstraZeneca, Novavax và Sputnik V. Song chiến dịch tiêm chủng nước này còn chậm chạp, hiện chưa đến 8% dân số được tiêm liều đầu tiên.
Hàn Quốc xếp thứ hai, sau Mỹ, về công suất sản xuất sinh học, theo mạng lưới kiểm toán BDO. Năm nay, quốc gia đã dành 772 tỷ won (683 triệu USD) để phát triển vaccine Covid-19 và đào tạo nhân lực ngành dược phẩm, công nghiệp sinh học. Đơn vị sản xuất vaccine AstraZeneca Samsung Biologics là ứng viên sáng giá hợp tác với Moderna trong thời gian tới.
“Một khi được bật đèn xanh và chuyển giao công nghệ mRNA vốn rất khó phát triển về mặt kỹ thuật, Hàn Quốc có thể trở thành ông lớn trên thị trường”, Lee Hoanjong, giáo sư danh dự ngành vaccine tại Bệnh viện Nhi đồng Đại học Quốc gia Seoul, nhận định. “Đây cũng là cơ hội để đất nước tự chuẩn bị chống lại đại dịch trong tương lai, trang bị phương tiện và cơ sở hạ tầng phát triển vaccine”.
Tại Australia , Bộ trưởng Y tế Greg Hunt hôm 13/5 cho biết chính phủ đang đàm phán với Moderna về việc sản xuất vaccine. Chiến dịch tiêm chủng nước này gặp trở ngại do trục trặc nguồn cung và vấn đề tác dụng phụ của vaccine. Với tiến độ hiện tại, Australia có thể mất tới ba năm mới đạt miễn dịch cộng đồng.
Moderna trước đó thông báo đã ký một thỏa thuận với chính phủ nhằm cung cấp 10 triệu liều vaccine trong năm nay, 15 triệu liều tiếp theo vào năm 2022. Canberra đã dành hàng triệu USD nhằm đảm bảo khả năng sản xuất vaccine mRNA. Bộ trưởng Y tế Brendan Murphy cho biết nhà máy có thể đi vào hoạt động trong năm tới.
Trụ sở sản xuất vaccine Pfizer-BioNtech ở Marburg, Đức. Ảnh: AFP
Jerome Kim, tổng giám đốc Viện Vaccine Quốc tế ở Seoul, cho rằng còn nhiều câu hỏi xoay việc liệu các nước nhỏ có đủ năng lực kinh tế sản xuất vaccine mRNA hay không, hoặc liệu các công ty dược có cho phép sử dụng nền tảng đó để phát triển phương pháp điều trị ngoài Covid-19.
“Tôi không chắc thị trường quốc gia Australia đủ sức duy trì độc lập ‘ngành công nghiệp mRNA. Nó có thể đắt đỏ gấp ba lần so với nhà sản xuất toàn cầu. Liệu chính phủ có sẵn sàng chi trả cho một loại vaccine sản xuất trong nước nhưng đắt tiền hơn nhập khẩu vì danh nghĩa an ninh vaccine không?”, Kim nói.
Ông Thomas Preiss nhận định công nghệ mRNA có thể tạo quả ngọt về kinh tế trong tương lai. “Các phương pháp điều trị bệnh di truyền và không lây nhiễm ứng dụng phương pháp mRNA”, ông nói. “Theo tôi, đầu tư vào mRNA là chiến lược tốt hơn so với đầu tư vào công nghệ vaccine thông thường. Vaccine chắc chắn rất quan trọng, nhưng tiềm năng kinh tế của mRNA còn lớn hơn”.
Ngày 12/5, ông Kidong Park, đại diện WHO tại Việt Nam , cho biết tổ chức đang xem xét chuyển giao công nghệ vaccine mRNA. WHO hy vọng Việt Nam sẽ đăng ký “sản xuất quy mô lớn” loại vaccine này.
“Nếu trở thành trung tâm chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19, Việt Nam sẽ đóng góp cho nguồn cung trong nước cũng như khu vực”, ông Park nói. WHO đang tìm cách mở rộng năng lực và quy mô sản xuất vaccine tại các nước thu nhập thấp, trung bình nhằm kiểm soát đại dịch.
Đầu tháng này, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết một số quốc gia, trong đó có Nhật Bản, xác nhận “sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19 cho Việt Nam”.
Ngày 8/5, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Chương trình nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine ngừa Covid-19, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu khẩn trương đàm phán mua trọn gói công nghệ mRNA, đồng thời tham gia vào cơ chế chia sẻ công nghệ chung của WHO.
Liên Hợp Quốc cân nhắc kêu gọi cấm vận vũ khí Myanmar
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ xem xét dự thảo nghị quyết không ràng buộc kêu gọi "lập tức đình chỉ" chuyển giao vũ khí cho quân đội Myanmar.
Một quan chức Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm 17/5 cho hay dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng kêu gọi "đình chỉ ngay lập tức việc cung cấp, mua bán hoặc chuyển giao trực tiếp hay gián tiếp mọi loại vũ khí, đạn dược và thiết bị quân sự cho Myanmar".
Liechtenstein là nước đưa ra đề xuất này, được Liên minh châu Âu, Anh và Mỹ ủng hộ. Dự thảo nghị quyết đã được thảo luận trong nhiều tuần, thu hút sự đồng thuận của 48 quốc gia, trong đó Hàn Quốc là quốc gia châu Á duy nhất.
Nếu Đại hội đồng LHQ không thể đạt đồng thuận về dự thảo nghị quyết, nó sẽ được đưa ra biểu quyết tại phiên họp toàn thể diễn ra vàongày 18/5.
Người dân Myanmar biểu tình phản đối đảo chính hôm 15/5 ở Dawei. Ảnh: AFP
Nghị quyết cũng kêu gọi quân đội Myanmar "chấm dứt tình trạng khẩn cấp" và lập tức ngăn chặn "mọi hành vi bạo lực chống lại người biểu tình ôn hòa", cũng như "trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Tổng thống Win Myint, Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi" và tất cả những ai "bị giam giữ, buộc tội hoặc bắt giữ tùy tiện" sau cuộc đảo chính hôm 1/2.
Dự thảo cũng kêu gọi Myanmar nhanh chóng thực hiện đồng thuận 5 điểm đã đạt được với các lãnh đạo ASEAN hôm 24/4, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho đặc phái viên LHQ tới Myanmar và cung cấp quyền tiếp cận an toàn và không bị cản trở cho các nỗ lực nhân đạo.
Khác với các nghị quyết do Hội đồng Bảo an thông qua, nghị quyết của Đại hội đồng không mang tính ràng buộc. Tuy nhiên, văn kiện này có giá trị chính trị mạnh mẽ.
Một số tổ chức phi chính phủ từ lâu đã kêu gọi cấm vận vũ khí với Myanmar. Từ ngày 1/2, Hội đồng Bảo an đã đưa ra 4 tuyên bố về Myanmar, nhưng lần nào các cụm từ đề cập tới khả năng áp lệnh trừng phạt quốc tế cũng đều bị Trung Quốc hoặc Nga phản đối.
Quân đội Myanmar nắm quyền sau khi tiến hành cuộc đảo chính chóng vánh ngày 1/2 và tuyên bố sẽ ổn định đất nước, song căng thẳng tại quốc gia này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi các cuộc biểu tình nổ ra chống chính quyền quân sự. Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) cho biết lực lượng an ninh Myanmar đã bắn chết ít nhất 780 người biểu tình, trong đó có hơn 50 trẻ nhỏ, và bắt giam hơn 3.800 người. Chính quyền quân sự Myanmar phủ nhận con số này.
WHO cảnh báo Covid-19 'chết chóc hơn' trong năm nay Tổng giám đốc WHO Tedros cảnh báo Covid-19 khi bước sang năm thứ hai sẽ "chết chóc hơn nhiều" trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành toàn cầu. "Chúng ta đang bước vào năm thứ hai của đại dịch này với khả năng gây chết chóc nhiều hơn năm đầu tiên", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros...