Cuộc đua trở lại Mỹ Latin của Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Nga
Thủ tướng Nhật Bản Abe vừa kết thúc thăm các nước Trung Nam Mỹ-khu vực mà cả Trung Quốc, Nga và Mỹ cũng đang rất quan tâm.
Đêm 2/8 (giờ Nhật Bản), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kết thúc thăm Brazil-chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du tới 5 nước khu vực Trung Nam Mỹ là Mexico, Trinidad và Tobago, Colombia, Chile, Brazil.
Trong một phát biểu với báo chí, Thủ tướng Abe đã nhấn mạnh rằng chuyến thăm lần lày đã tạo bước phát triển mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Nhật Bản và các nước Trung Nam Mỹ. Thủ tướng Abe cũng nói rõ mục đích số 1 của chuyến thăm là khai thác thị trường có tiềm năng.
Đối trọng với Trung Quốc
Khu vực Trung Nam Mỹ với 600 triệu dân, tài nguyên giàu có trong lòng đất sẽ là khu vực có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ổn định.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff (Ảnh: AP)
Trong các cuộc hội đàm cấp cao, Thủ tướng Nhật Bản và các bên đã đạt được những thỏa thuận nhất định về việc tăng cưởng hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác dầu lửa và khí thiên nhiên, hoàn thiện môi trường đầu tư giữa các công ty của Nhật Bản với các công ty của Brazil, Mexico…
Dường như trong chuyến thăm các nước Trung Nam Mỹ lần này, ông Abe chỉ đơn thuần là tăng cường hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với các nước.
Trong một công bố mới nhất của tạp chí Mỹ Wall Street Journal, tỷ lệ lạm phát của Nhật trong tháng 6 tiếp tục tăng chỉ số. Điều này thể hiện hiệu quả của chính sách Abenomics nhằm kích thích nền kinh tế Nhật Bản đã không đạt được như mong muốn.
Theo số liệu thì Nhật bản đang dần xa mục tiêu để tỷ lệ lạm phát ở mức 2% mà Thống đốc Ngân hàng Kurodo đã đưa ra. Sự gia tăng giá nhập khẩu do giá đồng Yên giảm đang ảnh hưởng trầm trọng tới toàn nền kinh tế Nhật Bản. Nếu không có những cải cách mang tính cụ thể thì nền kinh tế Nhật Bản sẽ trở về trạng thái trước năm 2012 khi chính sách Abenomics chưa ra đời.
Như vậy kinh tế là một trong những lý do mà Thủ tướng Nhật Bản thực hiện chuyến công du tới các nước Trung Nam Mỹ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một từ mà được nhắc đến liên tục trong các cuộc hội đàm đó là “Trung Quốc”. Thủ tướng Shinzo Abe trong tất cả các cuộc hội đàm đã tỏ ý lo ngại tới sự vi phạm nghiêm trọng đối với luật quốc tế liên quan tới Hải dương mà trong đó Trung Quốc là “điểm nóng” với kế hoạch mở rộng ra Biển mang tính bạo lực.
Thủ tướng Nhật Bản cũng nhấn mạnh rằng cần phải tạo ra tính cân bằng trong cộng đồng quốc tế.
Rõ ràng không chỉ vì lý do hợp tác kinh tế mà ông Abe còn tranh thủ sự ủng hộ của các nước Trung Nam Mỹ trong vấn đề Trung Quốc đang mở rộng hoạt động trên biển trong đó có sự tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Cuộc đua giữa Nhật, Trung, Mỹ và Nga tại Trung Nam Mỹ
Tháng 7 vừa qua Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng và thực hiện chuyến công du tới Brazil. Do vậy ngoài vấn đề tại Biển Đông, Hoa Đông, dường như Nhật Bản và Trung Quốc lại không mấy hài lòng nhau khi có chung mục đích tại khu vực Trung Nam Mỹ này.
Nhưng nhìn tổng thế bức tranh thế giới, không phải ngẫu nhiên chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, ngoài ông Abe, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng thực hiện chuyến thăm dài ngày tới khu vực này.
Cuối tháng 7, Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Brazil, Argentina, Venezuela, và Cu Ba, đã ký kết hơn 100 hiệp định thương mại với các nước này. Đầu tháng 7, Tổng thống Nga Putin tới cũng đã công du tới Argentina, Brazil, Nicaraguay và Cuba tron vòng hơn 1 tuần.
Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước mới nổi BRICS 2014 tại Brazil (Ảnh: AFP)
Trên thực tế đối tác thương mại lớn nhất của các nước Trung Nam Mỹ là Mỹ. Song, chính phủ Mỹ gần đây có phần nào “không mặn mà” với thị trường này. Trong khi đó, “chỉ 2,3 năm nữa Trung Quốc sẽ thay EU chiếm vị trí thứ 2 với tư cách là đối tác thương mại quan trọng của khu vực này”. Đây là nhận định của Tổng thư ký Osvaldo Rosales- Ủy ban kinh tế Mỹ La-tinh và Caribe (ECLA) của Liên Hợp Quốc.
Ông Osvaldo Rosales cho biết thêm: “Đây chính là lý do mà Thủ tướng Abe công du tới khu vực Trung Nam Mỹ. Việc tạo đối trọng với việc các nước Trung Nam Mỹ tăng cường quan hệ với Trung Quốc là vấn đề cực quan trọng của Nhật Bản và Hàn Quốc”.
Các nước Trung Nam Mỹ mà Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm là những nước cứng rắn với “chủ nghĩa đế quốc” của Mỹ. Do vậy, theo Học giả kinh tế người Chile Rosales thì ông Tập Cận Bình có mục đích đơn giản là hợp tác kinh tế với khu vực này. Bởi Trung Quốc “để duy trì tăng trưởng kinh tế 5-7% mỗi năm đang rất cần tài nguyên thiên nhiên”. Theo đó, Trung Quốc đang tích cực tiến vào thị trường đồng và gỗ của Chile, vàng, nhôm của Peru, thịt bò và lúa mạch cyar Argentina, đường và đậu nành của Brazil, dầu lửa của Venezuela.
Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin trong chuyến thăm các nước Trung Nam Mỹ cũng đã chú trọng tới Brazil-vốn được coi là có sự chi phối mạnh của Mỹ và Nhật Bản.
Tại hội nghị nhóm 5 nước mới nổi BRICS tổ chức tại Brazil vào tháng 7, để đối trọng với Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức tiền tệ Thế giới (IMF) nhóm này này đã tuyên bố thành lập Ngân hàng phát triển mới với 50 tỷ USD và Quĩ ngoại tệ với 100 tỷ USD.
Chủ tịch Trung Quốc còn đề xuất thiết lập quĩ đầu tư với qui mô 20 tỷ USD với mục đích huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của các nước Trung Nam Mỹ.
Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm Cuba (Ảnh: Getty)
Mối quan hệ thương mại giữa Nga và các nước Trung Nam Mỹ không lớn như Trung Quốc với Trung Nam Mỹ, tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ và EU đang gia tăng trừng phạt đối với Nga xung quanh vấn đề Ukraine, thì tăng cường quan hệ kinh tế với các nước Trung Nam Mỹ cũng là biện pháp làm giảm áp lực lên vai Nga. Theo đó, Nga đang tích cực làm gia tăng vai trò của mình trong BRICS.
Chuyên gia Đông Nam Á YunSun thuộc Trung tâm Stimson của Mỹ lại cho rằng: “Trung Quốc gia tăng đầu tư vào khu vực Trung Nam Mỹ là nhằm gây áp lực cho Mỹ. Tuy nhiên, điều này cũng khó có thể thực hiện được bởi mối quan hệ lâu dài và gắn bó giữa Mỹ và Trung Nam Mỹ không đơn giản bị ảnh hưởng bởi những mục đích mang tính chính trị và kinh tế của Trung Quốc”.
Trong khi đó, Mỹ sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – châu Phi lần thứ 1 tại thủ đô Washington D.C từ ngày 4 – 6/8. Dự kiến sẽ có khoảng 50 nước tham gia vào sự kiện này.
Động thái này, theo nhận định của của Washington được cho là nhằm tạo đối trọng với quá trình giao lưu thương mại của Trung Quốc tại lục địa đen trong nhiều năm qua.
Mỹ hiện chỉ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của châu Phi, sau châu Âu và Trung Quốc.
Những động thái trên cho thấy Nhật, Mỹ, Trung và Nga cùng với việc mở rộng thị trường sang châu Mỹ Latin, đang tạo ra những đối trọng nhằm ngăn chặn nguy cơ ảnh hưởng tới lợi ích của mỗi nước./.
Theo VOV
Nhật thêm "đòn" cô lập và răn đe Trung Quốc
Tầm quan trọng của chuyến công du nước Úc của ông Shinzo Abe phản ánh qua sự kiện ông là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên tiến hành một chuyến thăm chính thức nước Úc từ năm 2002 đến nay.
Tàu chiến Nhật.
Theo RFI, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào hôm 6/7/2014 đã lên đường công du ba nước vùng châu Đại Dương, với trọng tâm là chuyến thăm Úc (7-10/7).
Tại Canberra, Thủ tướng Nhật Bản và đồng nhiệm Úc sẽ thông qua một số quyết định nhằm củng cố thêm quan hệ quốc phòng giữa hai bên, trong đó có việc Úc tìm mua vũ khí của Nhật.
Tầm quan trọng của chuyến công du nước Úc của ông Shinzo Abe phản ánh qua sự kiện ông là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên tiến hành một chuyến thăm chính thức nước Úc từ năm 2002 đến nay.
Chuyến thăm lại diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông Abe tuyên bố là quân đội Nhật Bản phải có quyền tham chiến để bảo vệ đồng minh, một động thái đã được Canberra hoan nghênh, nhưng bị Bắc Kinh lên án là mang nặng ý nghĩa bành trướng.
Theo nhận định của hãng tin Pháp AFP, từ ngày lên nắm quyền ở Úc vào tháng Chín năm ngoái, Thủ tướng Tony Abbott đã tìm cách ve vãn Nhật Bản về các vấn đề an ninh và thương mại, nhấn mạnh đến tính chất "đặc biệt" của quan hệ Úc-Nhật, vào lúc toàn châu Á đang rà lại chính sách trước thái độ quyết đoán ngày càng mạnh của Trung Quốc trong khu vực.
Mong muốn của Thủ tướng Úc đi theo cùng một chiều hướng với chuyển biến chiến lược mới của Tokyo từ ngày ông Abe lên cầm quyền, và Thủ tướng Nhật cũng rất muốn tăng cường và củng cố quan hệ với Úc trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng về vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Một cách cụ thể, theo hãng AFP, lãnh đạo Úc và Nhật - vốn đều là đồng minh then chốt của Mỹ trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương, sẽ loan báo quyết định họp thượng đỉnh thường niên.
Ngoài ra, các chủ đề an ninh từng được ông Abbott nêu lên trong chuyến thăm Tokyo hồi tháng Tư sẽ tiếp tục được bàn bạc. Thỏa thuận về tàu ngầm cho phép Úc tiếp cận công nghệ quốc phòng Nhật Bản có khả năng sẽ được đúc kết.
Ông Abe cũng sẽ tham dự một cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc gia, và sẽ là Thủ tướng Nhật đầu tiên đọc diễn văn tại Nghị viện Úc, một cử chỉ mang ý nghĩa biểu tượng rất cao.
Việc Úc tăng cường quan hệ an ninh, quốc phòng với Nhật Bản tuy nhiên cũng tạo ra một số phản ứng dè dặt nơi các nhà quan sát. Trả lời hãng tin Pháp AFP, ông Hugh White một chuyên gia phân tích quốc phòng lưu ý rằng mọi động thái của Canberra nhằm củng cố thêm quan hệ an ninh với Tokyo sẽ bị Trung Quốc - đối tác kinh tế chủ chốt của Úc - xem là trái với lợi ích chiến lược của họ trong bối cảnh quan hệ Nhật-Trung đang căng thẳng.
Theo NTD/Bizlive
Mỹ Ấn Độ: Mối quan hệ "không thể thiếu" trong thế kỷ 21 Ngày 30/7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Kerry tới Ấn Độ sau khi Mỹ và Ấn Độ vấp phải những tranh cãi ngoại giao liên quan đến việc Mỹ bắt giữ một nhà ngoại giao Ấn Độ hồi cuối năm...