Cuộc đua tiêm kích trên bầu trời Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông đã buộc các nước Đông Nam Á phải đầu tư mua sắm tiêm kích hiện đại cho không quân.

Cuộc đua tiêm kích trên bầu trời Biển Đông - Hình 1

Tiêm kích J-11 Trung Quốc hạ cánh trái phép trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: 81.cn

Trên bầu trời tỉnh Hải Nam hồi tháng 5, hai chiếc tiêm kích J-11 của Trung Quốc bám theo một chiếc máy bay quân sự Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ trinh sát ngoài khơi bờ biển phía đông hòn đảo này. Trong một lần chạm mặt tương tự hai năm trước, chiến đấu cơ Trung Quốc đã khoe tên lửa ngay trước máy bay Mỹ, như một biểu hiện thù địch. Còn lần này, J-11 Trung Quốc vọt lên, bay sát máy bay Mỹ ở khoảng cách 15 mét, như chờ đợi phi công Mỹ phải nhượng bộ trước.

Những động thái ngày càng quyết liệt như vậy của Trung Quốc trên bầu trời và dưới mặt biển đã khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á phải hối hả nâng cấp lực lượng không quân già cỗi của mình bằng những loại chiến đấu cơ của thế kỷ 21, theo Southeast Asia Globe.

Một báo cáo do tổ chức tư vấn an ninh, quốc phòng IHS Jane’s công bố hồi tháng hai dự đoán chi tiêu quốc phòng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng từ 435 tỷ USD năm 2015 lên mức 533 tỷ USD vào năm 2020. Chỉ riêng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã chiếm gần 40% con số đó, khi quốc gia này đã tăng ngân sách quốc phòng tới 43% lên mức 191 tỷ USD chỉ trong 5 năm qua.

Theo bình luận viên Paul Millar, hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông và quân sự hóa ngày càng tăng những thực thể này của Trung Quốc là một trong những động lực thúc đẩy cuộc đua chiếm lĩnh bầu trời đầy tốn kém ở Đông Nam Á, khi các quốc gia trong khu vực phải đối mặt với người hàng xóm có nền kinh tế khổng lồ.

Ôn Kaj Rosander, giám đốc trách xuất khẩu chiến đấu cơ Gripen khu vực châu Á – Thái Bình Dương của tập đoàn Saab (Thụy Điển), cho rằng nỗ lực hiện đại hóa lực lượng không quân của các nước phần lớn xuất phát từ các mối quan ngại về tranh chấp chủ quyền trên biển.

“Các quốc gia ngày càng trở nên lo lắng cho chủ quyền của mình, họ nhận ra nhu cầu phải sở hữu những năng lực quốc phòng độc lập”, ông nói.

“Chúng tôi nhận thấy các nước trong khu vực đã nhận ra rằng họ thiếu đi khả năng nhận thức những gì đang diễn ra ngoài đường chân trời, tại những vùng biển mà họ quan tâm và có ảnh hưởng đến họ. Họ cũng nhận thấy mình thiếu vắng biện pháp đáp trả phù hợp”, ông Rosander nói khi được hỏi về ảnh hưởng của chính sách đối ngoại Trung Quốc đối với chiến lược mua sắm vũ khí của các nước Đông Nam Á.

Philippines, quốc gia từ lâu phụ thuộc vào sự bảo vệ của đồng minh Mỹ, năm ngoái cũng đã quyết định chi hơn 400 triệu USD để sắm một phi đội chiến đấu cơ giá rẻ FA-50 Golden Eagle từ Hàn Quốc, khôi phục kỷ nguyên siêu âm của không quân nước này sau khi chiếc tiêm kích cuối cùng của họ được cho nghỉ hưu cách đây hơn 10 năm.

Các nguồn tin công nghiệp quốc phòng cho hay Malaysia đang theo đuổi hợp đồng có giá trị hơn 2,5 tỷ USD mua 18 chiến đấu cơ thế hệ 5 để thay thế phi đội Mig-29 đã già cỗi mà nước này mua của Nga từ năm 1995. Truyền thông Indonesia hồi tháng hai đưa tin chính phủ nước này đã ký hợp đồng mua ít nhất 8 chiến đấu cơ Su-35S của Nga, với giá thành 65-83 triệu USD mỗi chiếc.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Việt Nam cũng đã ký hợp đồng mua 12 tiêm kích hiện đại Su-30MK2 với Nga từ năm 2013, và hai chiếc cuối cùng trong lô hàng này đã được chuyển giao vào đầu năm 2016.

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học New South Wales, Australia, cho rằng nỗ lực hiện đại hóa lực lượng không quân giúp Việt Nam có thể thực hiện các chuyến bay tuần tra ở Biển Đông. Dù các tiêm kích của Việt Nam khó có thể đọ được về số lượng với máy bay Trung Quốc, chúng đóng vai trò là những vũ khí răn đe hiệu quả trên Biển Đông, bởi Trung Quốc đến nay vẫn chưa thể triển khai máy bay xa hơn khu vực phía nam đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm đóng trái phép.

Ben Ho, chuyên gia phân tích cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, cho rằng việc các nước Đông Nam Á đầu tư cho lực lượng không quân, đặc biệt là các máy bay tuần tra biển, sẽ có giá trị vô cùng lớn trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông.

Cuộc đua tiêm kích trên bầu trời Biển Đông - Hình 2

Video đang HOT

Mô hình tiêm kích hạng nhẹ FA-50 Golden Eagle Philippines mua của Hàn Quốc. Ảnh: KAF

“Khoảng cách có lợi thế rất quan trọng trong bất cứ hoạt động tác chiến nào ở Biển Đông”, ông Ho nói. “Bởi vậy, tầm hoạt động xa và thời gian phản ứng nhanh chóng của lực lượng không quân có thể thu hẹp lợi thế này, đó là lý do nhiều nước Đông Nam Á đang mạnh tay đầu tư cho không quân”.

Tăng cường năng lực quốc phòng

Nhu cầu về một lực lượng không quân hiện đại được thể hiện rõ ràng ở Philippines. Vốn phụ thuộc từ lâu vào Hiệp ước Bảo vệ lẫn nhau Mỹ – Phi, Manila giờ đây phải xây dựng lại năng lực không quân từ đầu, sau khi những chiếc Northrup F-5 cuối cùng bị loại biên vào năm 2005. Việc để mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough vào tay Trung Quốc năm 2012 là một bài học khiến Philippines nhận ra nhu cầu phải sở hữu năng lực quốc phòng độc lập.

Trong một bức điện mật gửi chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương năm 1975, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger viết rằng Quốc hội và người dân Mỹ sẽ “ít có khả năng ủng hộ việc can thiệp vào tranh chấp ở Trường Sa”, kể cả khi lực lượng đồn trú của Philippines ở đó “bị tấn công”, theo Millar.

Sự thiếu dứt khoát đó của Mỹ là một lý do quan trọng buộc Philippines phải tăng cường sức mạnh quốc phòng, thay đổi chiến lược từ cái mà cựu tổng thống Benigno Aquino gọi là “khả năng răn đe tin cậy tối thiểu” sang chủ động bảo vệ quyền lợi trên Biển Đông. Tuy nhiên, ông Millar cho rằng chỉ với hai trong tổng số 12 chiếc chiến đấu cơ hạng nhẹ được chuyển giao, khả năng răn đe của Philippines dường như vẫn chỉ dừng ở mức tối thiểu.

Trước những mối đe dọa an ninh tiềm tàng trên Biển Đông, quốc gia láng giềng Malaysia cũng đã xây dựng một chương trình đầy tham vọng nhằm hiện đại hóa quân đội, với mục tiêu xây dựng một lực lượng không quân mạnh gồm khoảng 60 chiến đấu cơ.

Từng sở hữu những chiếc Mig-29 đời cũ, không quân Malaysia lên kế hoạch nâng cấp lên tiêm kích Su-30, đồng thời sắm thêm chiến đấu cơ F/A-18 Hornet của Boeing và Hawks của BAE nhằm thay thế toàn bộ đội bay Mig bằng những chiếc máy bay đa nhiệm hiện đại, có khả năng không chiến và tấn công mục tiêu trên biển, trên đất liền hiệu quả.

Ngoài Boeing và Sukhoi, các tập đoàn chế tạo vũ khí khác của phương Tây như Dassault, Saab, Eurofighter Consortium cũng chào hàng các mẫu chiến đấu cơ mới như Rafale, Gripen hay Typhoon cho Malaysia. Tuy nhiên, sau khi trải qua giai đoạn kinh tế tăng trưởng chậm và đồng tiền suy giảm giá trị, chính phủ nước này đã phải trì hoãn chương trình mua sắm vũ khí đầy tham vọng trên.

Theo Buszynski, những hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông là một động lực để Malaysia và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác phải nỗ lực hiện đại hóa quân đội. “Malaysia trước đây chủ yếu đề phòng Singapore. Singapore làm gì, Malaysia cũng sẽ làm như vậy để tăng cường năng lực”.

Ở cạnh đó, quốc gia vạn đảo Indonesia cũng rất cần phải hiện đại hóa lực lượng không quân, không chỉ để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, mà còn khắc phục cơn ác mộng về hậu cần khi phải di chuyển qua hàng nghìn hòn đảo để thực hiện nhiệm vụ.

Sau khi Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với Indonesia vì cáo buộc sử dụng vũ lực trong cuộc khủng hoảng ở Đông Timor năm 1999, phi đội tiêm kích F-16 và F-5 của không quân nước này xuống cấp nghiêm trọng vì không có phụ tùng thay thế. Trong tình cảnh đó, Indonesia đã hướng tới Nga để hiện đại hóa lực lượng không quân của mình.

Cuộc đua tiêm kích trên bầu trời Biển Đông - Hình 3

Indonesia ký hợp đồng mua Su-35 của Nga để tăng cường đáng kể sức mạnh không quân. Ảnh: Sputnik

Khi lệnh cấm của Mỹ được dỡ bỏ vào năm 2005, Indonesia đã đầu tư mua 24 chiến đấu cơ F-16 cũ từ Mỹ, nhưng vẫn tiếp tục dựa vào những chiếc tiêm kích Su của Nga để xây dựng lực lượng không quân. Hợp đồng mua sắm những chiếc tiêm kích thế hệ mới Su-35, chiếc chiến đấu cơ không tàng hình được coi là hiện đại nhất hiện nay, là một nguồn sức mạnh bổ sung đáng kể cho không quân Indonesia.

Với giáo sư Thayer, một trong những lý do cơ bản nhất khiến các quốc gia Đông Nam Á phải hối hả mua sắm những chiếc chiến đấu cơ hiện đại nằm ở triết lý cơ bản nhất của chiến tranh, đó là “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”.

“Một trong những động lực thúc đẩy họ mua sắm những mẫu tiêm kích mới nhất là để họ tiếp cận được với công nghệ mới và hiểu rõ chúng. Dù bạn không mua loại máy bay đó với số lượng lớn, bạn vẫn biết được khả năng của chúng đến đâu, và bạn phải làm gì để đối phó”, ông Thayer nhấn mạnh.

Trí Dũng

Theo VNE

Cuộc đua tiêm kích kiểm soát bầu trời Đông Nam Á

Lo ngại trước các động thái quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, nhiều nước Đông Nam Á đang phải tìm cách hiện đại hóa lực lượng không quân.

Cuộc đua tiêm kích kiểm soát bầu trời Đông Nam Á - Hình 1

Chiến đấu cơ JAS 39 Gripen do hãng Saab của Thụy Điển sản xuất. Ảnh: Saab

Trong bối cảnh Trung Quốc đang có những hành động mang tính phô diễn lực lượng quân sự trên Biển Đông như triển khai tên lửa, chiến đấu cơ J-11 xuống đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa hay điều trinh sát cơ Y-8X hạ cánh xuống đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực tìm cách thay thế phi đội chiến đấu cơ già cỗi của mình bằng những thương vụ nhiều tỷ USD với các nhà sản xuất máy bay quân sự nước ngoài, theo Reuters.

Dù các nước Đông Nam Á không có ngân sách quốc phòng dồi dào, nhiều tập đoàn sản xuất vũ khí lớn trên thế giới cho hay họ đang bận rộn hơn bao giờ hết ở khu vực, và nhiều khả năng trong những tháng tới, những hợp đồng mua máy bay chiến đấu hàng tỷ USD sẽ được ký kết ở những quốc gia này.

Một hội nghị thương mại vừa diễn ra ở Kuala Lumpur hồi đầu tuần giữa các khách hàng tiềm năng với những nhà sản xuất vũ khí hàng đầu đến từ Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Pakistan và Mỹ. Hội nghị này được tổ chức thường niên trong suốt 5 năm qua, nhưng những người tham dự cho biết sự kiện lần này là sôi động nhất.

Điều khiến các tập đoàn vũ khí nước ngoài quan tâm nhất chính là kế hoạch thay thế đội máy bay tiêm kích Mig-29 của Nga có từ thập niên 1990 được không quân Malaysia đưa ra sau nhiều năm trì hoãn. Các nguồn tin quốc phòng cho hay Kuala Lumpur có thể mua tới 18 chiến đấu cơ mới để thay thế cho những chiếc Mig đã cũ kỹ, với tổng giá trị hợp đồng có thể lên tới hơn 2,5 tỷ USD.

Các sản phẩm tiềm năng được đưa ra chào hàng gồm có JAS 39 Gripen của Saab (Thụy Điển), Eurofighter Typhoon của châu Âu, Su-30 của Nga, và JF-17, một loại tiêm kích được hợp tác phát triển giữa Trung Quốc và Pakistan. Pháp cũng rất lạc quan về khả năng thắng thầu cung cấp tiêm kích Rafale do hãng Dassault sản xuất, trong khi các hãng khác cũng tràn trề hy vọng không kém.

"Chúng tôi hy vọng sẽ biến Malaysia trở thành quốc gia thứ 9 mua tiêm kích Typhoon", John Brosnan, trưởng chi nhánh châu Á của BAE System, một trong những đối tác tham gia sản xuất Typhoon, tuyên bố.

Theo Reuters, Việt Nam cũng có thể là một trong những khách hàng lớn trong thời gian tới đây. Hãng tin này dẫn các nguồn tin công nghiệp quốc phòng cho biết Việt Nam đã có những cuộc trao đổi sơ bộ với hãng Saab và Dassault để mua ít nhất 12 chiến đấu cơ Gripen hoặc Rafale.

Cuộc đua tiêm kích kiểm soát bầu trời Đông Nam Á - Hình 2

Một tiêm kích Rafale của Pháp. Ảnh: Military.com

Một số nguồn tin của hãng thông tấn này nói rằng Việt Nam cũng đang đàm phán với Nga về thương vụ mua tiêm kích tối tân Su-35. Tuy nhiên các quan chức tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga từ chối bình luận về bất cứ cuộc đàm phán nào.

Nỗi lo trên Biển Đông

Tuy không muốn bình luận công khai, nhiều quan chức các nước Đông Nam Á trong các cuộc trao đổi riêng với Reuters cho hay họ phải quan tâm đầu tư mua sắm chiến đấu cơ mới chủ yếu là do sự hiện diện quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Hồi đầu tuần, truyền thông Trung Quốc đưa tin một "máy bay vận tải quân sự" Y-8 mang số hiệu 9271 đã đáp xuống đường băng trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng đường băng phi pháp.

Động thái này của Trung Quốc đã khiến dư luận quốc tế không khỏi lo ngại về khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tục triển khai các loại chiến đấu cơ xuống các đảo nhân tạo ở ngay cửa ngõ của nhiều quốc gia Đông Nam Á. Giới quan sát cũng chỉ ra rằng chiếc Y-8 mang số hiệu 9271 thực chất là một máy bay trinh sát chuyên thực hiện chức năng tuần tra biển, thu thập tình báo và chống ngầm của quân đội Trung Quốc.

Bắc Kinh tuyên bố rằng họ cần có những loại vũ khí mới hơn, hiện đại hơn để "tự vệ" và tố ngược rằng chính Mỹ cùng các quốc gia khác mới đang quân sự hóa khu vực chứ không phải Trung Quốc.

Cuộc đua tranh vũ khí cũng chứng kiến những cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nhà sản xuất chiến đấu cơ hàng đầu. Trong thập niên 1980 và 1990, Mỹ gần như thống trị thị trường xuất khẩu máy bay chiến đấu đến các nước ở Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Indonesia.

Tuy nhiên, Thái Lan, nước đang sở hữu nhiều máy bay F-5 của hãng Northrop và F-16 của Lockheed Martin, mới đây đã mua chiến đấu cơ Gripen của Saab và có thể sẽ ký thêm hợp đồng với nhà sản xuất máy bay Thụy Điển, các nguồn thạo tin cho hay.

Các nguồn tin công nghiệp quốc phòng cũng tiết lộ rằng mặc dù hãng Boeing đã chào mời chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet rất nhiệt tình với Malaysia, nước đang sở hữu biến thể F-18 Hornet cũ hơn, nhưng có vẻ như Kuala Lumpur đang nghiêng về phía các nhà sản xuất của châu Âu.

Trong khi đó, Indonesia, quốc gia đang vận hành tiêm kích đa nhiệm F-16, lại sắp ký hợp đồng mua tiêm kích Su-35 của Nga để thay thế cho đội bay Su-30 của họ, các nguồn tin chính phủ nước này cho hay.

Cuộc đua tiêm kích kiểm soát bầu trời Đông Nam Á - Hình 3

Tiêm kích JF-17 do Trung Quốc hợp tác với Pakistan sản xuất. Ảnh: Sina

Bản thân Trung Quốc cũng giới thiệu ở hội nghị ở Malaysia loại chiến đấu cơ JF-17 do họ hợp tác sản xuất với Pakistan, được quảng bá như một giải pháp giá rẻ, tiết kiệm chi phí cho không quân các nước, trong đó có Malaysia và Myanmar.

"Căng thẳng gia tăng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương từ lâu đã được coi là nguồn cơn cho quá trình hiện đại hóa quân đội ở nhiều quốc gia trong khu vực", Craig Caffrey, chuyên gia phân tích cấp cao tại IHS Jane's, nhận định. "Trung Quốc đã khơi mào cuộc đua này, nhiều nước ở Đông Nam Á và cả Nhật Bản đều đang đi theo, và không hề có dấu nào cho thấy xu hướng này sẽ chấm dứt".

Trí Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Con cá sấu nuôi nhốt lớn nhất thế giới qua đời
11:52:54 03/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
Không mặc áo phao để tắm nắng và chụp ảnh cho đẹp, hai cô gái chết thảm
20:57:48 03/11/2024
"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Những người Ukraine thấp thỏm trước viễn cảnh ông Trump thắng cử
20:52:29 03/11/2024
7 bang chiến trường có thể xoay chuyển cục diện bầu cử Mỹ
21:16:17 03/11/2024
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử
09:15:15 04/11/2024
Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật
20:15:55 03/11/2024

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Nghệ sĩ Lê Phương gặp tai nạn trên đường đi hát đám tang, qua đời ở tuổi 36
06:34:29 05/11/2024
Lo cho Kỳ Duyên ở Miss Universe
06:50:19 05/11/2024

Tin mới nhất

EU chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại cả với Mỹ và Trung Quốc

09:10:44 05/11/2024
Đến ngày 4/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối các biện pháp chống trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện do nước này sản xuất.

Israel đang ở 'ngã ba đường' khi các hoạt động ở Gaza và Liban đạt đến giới hạn

09:09:27 05/11/2024
Các mặt trận đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhiều tháng, các nhà trung gian Mỹ, Ai Cập và Qatar đã ủng hộ lệnh ngừng bắn ở Gaza, hy vọng nó có thể thúc đẩy một nghị quyết tương tự ở Liban.

Bằng chứng mới cho thấy Israel đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống phòng không Iran

09:08:14 05/11/2024
Các quan chức cấp cao của Mỹ và Israel tiết lộ phần lớn hệ thống tên lửa S-300 của Iran - vốn có thể bắn hạ máy bay trong phạm vi 400km, hiện đã không còn hoạt động được.

Ngân hàng Thế giới đạt thỏa thuận tài chính mới với Ukraine

09:06:51 05/11/2024
Ông Shmyhal viết trên kênh Telegram: "Ukraine đã ký các thỏa thuận trị giá gần 600 triệu USD với WB như một phần của chương trình mới".

Tiết lộ về áp lực của Ukraine trên các mặt trận trong cuộc chiến với Nga

08:52:13 05/11/2024
Quân đội Hàn Quốc đang phân tích chi tiết về quỹ đạo bay và loại tên lửa, đồng thời tăng cường giám sát, cảnh giác và duy trì thế sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ với Mỹ và Nhật Bản.

Ít nhất 25 người bị tử vong trong vụ lật thuyền ngoài khơi Comoros

08:48:10 05/11/2024
Mặc dù là tỉnh nghèo nhất của Pháp, Mayotte có cơ sở hạ tầng và phúc lợi của Pháp, khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người dân Comoros sống trong cảnh nghèo đói.

Mexico cam kết tôn trọng kết quả bầu cử tổng thống Mỹ

08:45:29 05/11/2024
Tân Tổng thống Mexico cho biết hôm 15/10 vừa qua, hàng chục doanh nghiệp Mỹ đã cam kết khoản đầu tư 20 tỷ USD vào Mexico trong cuộc gặp tại thủ đô Mexico City giữa đại diện các hiệp hội kinh doanh hàng đầu của hai quốc gia khu vực Bắc M...

Bộ trưởng Xây dựng Serbia từ chức sau vụ sập mái ga tàu thảm khốc

08:43:25 05/11/2024
Sự việc đã gây phẫn nộ trong dư luận Serbia. Người dân xuống đường và lên mạng xã hội chỉ trích ông Vesic cùng các quan chức chính phủ về việc thiếu giám sát các dự án xây dựng và phát triển.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh chưa từng có

08:41:46 05/11/2024
Tại Arizona, nơi từng xảy ra bất ổn và các thuyết âm mưu về bầu cử năm 2020, cơ sở kiểm phiếu chính ở Quận Maricopa đã được biến thành pháo đài với hàng rào sắt, dây thép gai, vệ sĩ vũ trang và đội đặc nhiệm SWAT trên mái nhà.

Hạt duy nhất ở Mỹ chọn đúng ứng viên trở thành tổng thống trong 11 cuộc bầu cử liên tiếp

08:27:43 05/11/2024
Chưa có hạt nào trong số 3.243 hạt ở Mỹ đạt được thành tích tương tự Clallam. Trong một quốc gia có các hạt dao động, Clallam chính là "hạt tiên tri" chính xác nhất.

Bầu cử Mỹ 2024: Giới chuyên gia lo ngại kế hoạch áp thuế của ông Donald Trump

08:25:29 05/11/2024
Ông Trump đã gọi thuế quan là từ đẹp nhất trên thế giới và lập luận rằng các kế hoạch của ông sẽ xây dựng lại cơ sở sản xuất của Mỹ, tăng việc làm và thu nhập của Mỹ, kiếm được hàng nghìn tỷ USD doanh thu liên bang trong 10 năm.

Mỹ: Hai 'gã khổng lồ' công nghệ kháng cáo các vụ kiện gian lận chứng khoán

08:23:50 05/11/2024
Facebook và Nvidia kháng cáo lên Tòa án Tối cao sau khi Tòa phúc thẩm số 9 có trụ sở tại San Francisco ra phán quyết cho phép tiến hành các vụ kiện gian lận chứng khoán tập thể riêng biệt đối với hai "ông lớn" này.

Có thể bạn quan tâm

Độc đạo - Tập 28: Hồng lần đầu gặp mặt Quân "già"

Phim việt

09:07:31 05/11/2024
Mặc dù Tiến tỉa là tay sát thủ cẩn trọng, nhưng cuối cùng, Hồng đã khiến Quân già tin vào kết quả xét nghiệm ADN, rằng Bo chính là con của hắn.

Đêm muộn lại nghe tiếng rên la từ phòng chị giúp việc, vừa chạy xuống xem tôi chết điếng khi thấy cảnh bên trong cùng bí mật rùng mình

Góc tâm tình

09:07:00 05/11/2024
Tôi rụng rời tay chân khi nghe hết những lời mà chị giúp việc nói, hóa ra trước khi mất chồng tôi và chị ấy đã qua lại cùng nhau.

Phim Hàn quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nội dung độc đáo nhất hiện tại, nữ chính diễn xuất "mười điểm không nhưng"

Phim châu á

09:03:38 05/11/2024
Thời điểm hiện tại, màn ảnh Hàn đang có một bộ phim hay và xứng đáng nổi tiếng hơn là Người bán hàng cần mẫn (tựa Anh: A vitruous business ).

Loạt ảnh chưa từng công bố của Phạm Băng Băng

Hậu trường phim

08:59:36 05/11/2024
Phạm Băng Băng khiến người xem phải đứng hình trước nhan sắc kinh diễm, hoa cười nguyệt thẹn trong tạo hình cổ trang màu hồng cực kỳ nổi bật.

Sao Việt 5/11: Tấn Minh kỷ niệm 20 năm kết hôn, Khánh Vân chụp ảnh cưới gợi cảm

Sao việt

08:55:09 05/11/2024
Vợ chồng NSND Tấn Minh - Thu Huyền kỷ niệm 20 năm kết hôn bên hai con trai, Hoa hậu Khánh Vân phá cách trong bộ ảnh cưới quyến rũ.

Chia sẻ lịch trình Mù Cang Chải 3N2Đ dưới 2 triệu, bạn trẻ khen đây là "điểm đến có vẻ đẹp siêu thực đáng kinh ngạc của thế giới"

Du lịch

08:20:53 05/11/2024
Lịch trình Mù Cang Chải 3N2Đ dưới 2 triệu của bạn trẻ này vô cùng chi tiết nên thông tin khá nhiều, ai lần đầu đi săn lúa chín nơi đây mà kiên trì đọc hết hẳn sẽ thu nạp được nhiều điều bổ ích.

Bị cáo Trương Huệ Vân xin tòa trả lại tài sản riêng của chồng

Pháp luật

08:18:19 05/11/2024
Cháu gái bị cáo Trương Mỹ Lan là Trương Huệ Vân xin được nhận lại tài sản đang bị kê biên, trong đó có tài sản riêng của hai vợ chồng, chứ không phải của bị cáo Lan.

Cầu nối hợp tác kinh tế Việt Nam Bỉ

08:15:11 05/11/2024
Ông Tanguy Huybrechs-Tondreau đánh giá VBAB là nguồn lực giá trị cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ, giúp họ kết nối, hỗ trợ lẫn nhau và tiếp cận thông tin hữu ích. Đây cũng là cơ hội lý tưởng cho các công ty Bỉ quan tâm đến thị trườn...

Ý Lan hát trong đêm nhạc tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng

Nhạc việt

08:13:42 05/11/2024
Ca sĩ Ý Lan sẽ góp mặt trong đêm nhạc Giai nhân 2 của ca sĩ Ngọc Châm nhằm tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng của nền âm nhạc Việt Nam.

Ca bệnh rất hiếm: Thai phụ phình buồng trứng cực lớn sau tiêm 5 mũi thuốc

Sức khỏe

08:09:53 05/11/2024
Các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ cho biết, đây là ca bệnh rất đặc biệt, nên đơn vị sẽ báo cáo để ghi nhận vào y văn thế giới.