Châu Á đang vô cùng lo ngại khi Trung Quốc – Ấn Độ – Pakistan đang bị cuốn vào cuộc đua hạt nhân trên Ấn Độ Dương.
Tháng 4/2015, bốn vụ thử nghiệm đối với ba loại tên lửa hạt nhân do Ấn Độ tự phát triển sẽ được phóng thử nghiệm ngoài khơi bang Odisha của nước này.
Mới đây, ngày 4/4, chính phủ Ấn Độ đã đặt hai đài rađa theo dõi tên lửa ở thủ đô New Delhi, phần đầu tiên trong nỗ lực để cung cấp cho thành phố một lá chắn tên lửa hạt nhân.
Video đang HOT
Trong khi đó, theo tạp chí National Interest, trong những năm tới, khả năng Ấn Độ, Pakistan và cả Trung Quốc sẽ cho triển khai hàng loạt vũ khí hạt nhân tại vùng biển Ấn Độ Dương. Hành động này sẽ như “đổ thêm dầu vào lửa” trong mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa các nước, đồng thời làm dấy lên nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân trên biển.
Hiện nay, Ấn Độ vẫn đang thi hành chính sách “Không Sử dụng vũ khí hạt nhân trước” (NFU). Nhưng Pakistan lại từ chối tham gia chính sách NFU đồng thời thông báo một danh sách dài các hành động khiến Islamabad có thể triển khai tấn công hạt nhân chống lại Ấn Độ.
Pakistan coi kho vũ khí hạt nhân quốc gia không chỉ dùng để phòng thủ mà còn tạo ra một chiếc ô giúp nước này tiến hành các cuộc tấn công bằng lực lượng tàu ngầm truyền thống nhằm vào Ấn Độ.
Điển hình, hồi năm 2009, Ấn Độ đã cho hạ thủy chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân nội địa đầu tiên mang tên INS Arihant. INS Arihant là chiếc đầu tiên trong số 6 chiếc tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Arihant mà Ấn Độ dự kiến đóng trong kế hoạch phát triển hạm đội tàu ngầm lên tới 30 chiếc vào năm 2030.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc đua hạt nhân hóa ở khu vực Ấn Độ Dương.
Trong giai đoạn từ tháng 12/2014 – 2/2015, Trung Quốc đã cho triển khai một tàu SSN tới khu vực Tây Ấn Độ Dương, nằm trong chiến dịch chống nạn hải tặc.
Cho đến nay, Trung Quốc có khoảng 400 vũ khí hạt nhân chiến lược và chiến thuật, vơíkhoảng 60 đầu đạn được lắp đặt trên các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Trung Quốc không tuyên bố công khai về việc đã ngừng sản xuất uranium làm giàu cao(HUE) và plutonium cho vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Trung Quốc đã ngừng sản xuất HEU vào năm 1997 và plutonium vào năm 1990.
Hiện các cường quốc hạt nhân ở châu Á đều đang sở hữu một số lượng nhỏ các loại vũ khí khí hạt nhân trong kho tên lửa của mình, nên kèm theo đó là những nguy cơ tiềm ẩn cho châu Á khi đối mặt với chiến tranh hạt nhân.
Mặc dù, theo National Interest, cho tới nay, nguy cơ về một cuộc đối đầu quân sự giữa 3 cường quốc hạt nhân là Ấn Độ – Pakistan – Trung Quốc vẫn còn khá nhỏ. Mặc dù, tình hình bất ổn ở Ấn Độ Dương có xu hướng ngày càng leo thang nhưng mức độ nguy hiểm từ việc 3 nước này mất kiềm chế là còn khá xa.
Theo Đất Việt
Tin mới nhất
Liệu Ukraine có thể phát triển vũ khí hạt nhân?
05:09:19 15/11/2024
Các chuyên gia cho biết Ukraine có khả năng sản xuất ít nhất một vũ khí hạt nhân thô sơ trong vòng vài năm, mặc dù điều này đòi hỏi sự đầu tư đáng kể và nhiều thách thức.
Phá mạng lưới gian lận thuế VAT xuyên quốc gia ở châu Âu
05:07:27 15/11/2024
Khoảng 400 công ty và 200 nghi phạm dính lứu đến gian lận thuế trong hoạt động buôn bán sản phẩm công nghệ thông tin và thiết bị điện tử trên thị trường các nước nói trên, song hoạt động mạnh nhất là ở Italy.
Campuchia tưng bừng khai hội đua thuyền
05:05:15 15/11/2024
Trong đó, có màn trình diễn đèn nước độc đáo với 36 thuyền hoa đăng của Hoàng gia Campuchia, cơ quan bộ, ngành trung ương và các đơn vị, tổ chức đoàn thể.
Gây quỹ kỷ lục, tại sao chiến dịch tranh cử của bà Harris vẫn nợ 20 triệu USD?
05:02:34 15/11/2024
Ngay sau khi ông Biden rút khỏi cuộc tranh cử tổng thống sau một cuộc tranh luận thất bại với ông Trump, đảng Dân chủ đã tập hợp xung quanh bà Harris và chiến dịch của bà.
Meta bị phạt hơn 800 triệu USD vì vi phạm quy định chống độc quyền của EU
05:01:11 15/11/2024
Mức phạt này là một trong những mức phạt lớn nhất mà EC đã áp đặt đối với các tập đoàn công nghệ quy mô lớn trong những năm gần đây, đồng thời nằm trong 10 mức phạt nặng nhất của EU liên quan đến các quy định chống độc quyền.
Tỷ lệ người Ukraine ủng hộ gia nhập EU và NATO suy giảm
04:58:34 15/11/2024
Về phân bố địa lý, ủng hộ gia nhập EU có sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng miền. Khu vực phía Tây Ukraine ghi nhận tỷ lệ ủng hộ cao nhất, trong khi người dân ở phía Nam và phía Đông thể hiện mức độ ủng hộ thấp hơn.
Khu vực ngoại giao đoàn ở thủ đô của Syria bị tấn công
04:56:07 15/11/2024
Tuyên bố của quân đội Israel nêu rõ mục đích của các cuộc tấn công này là phá hủy và làm suy yếu năng lượng quân sự của nhóm vũ trang Hezbollah ở Liban.
Israel liên tiếp không kích, nã pháo vào ngoại ô thủ đô Beirut của Liban
04:52:40 15/11/2024
Theo thống kê của Bộ Y tế Liban, ít nhất 3.365 người đã thiệt mạng và hơn 14.300 người bị thương do các cuộc tấn công của Israel kể từ khi giao tranh bùng phát hồi tháng 10 năm ngoái.
Siêu bão Usagi tấn công Philippines
21:16:14 14/11/2024
Cơ quan thời tiết quốc gia của Philippines lúc đầu đã nâng mức cảnh báo bão cao nhất, nhưng đã hạ xuống mức cao thứ hai khi bão Usagi đổ bộ.
Đài Loan muốn chứng tỏ với ông Trump về nỗ lực củng cố phòng vệ?
20:14:13 14/11/2024
Đài Loan đã gửi một tín hiệu rõ ràng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng Đài Loan nghiêm túc trong việc củng cố năng lực phòng thủ của mình, theo AFP hôm nay 14.11.
Đặc sắc lễ rước Phasatpheung ở Lào
20:01:40 14/11/2024
Vì vậy, nghi lễ rước Phasatpheung tại Lễ hội Thatluang đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tâm linh ở Lào nói chung và người dân thủ đô Viêng Chăn nói riêng.
Hezbollah tấn công vào quân Israel
20:00:33 14/11/2024
Hezbollah ngày 13.11 tuyên bố đã phóng tên lửa vào các binh sĩ Israel gần thị trấn biên giới quan trọng Bint Jbeil ở miền nam Li Băng.