Cuộc đua sản xuất máy thở trên toàn thế giới: Một đối tác của Apple vừa tuyên bố ‘tham chiến’, mục tiêu sản lượng 30.000 máy/tháng
Từ các hãng sản xuất ô tô đến đơn vị lắp ráp cho Apple đều đang chuyển sang sản xuất máy thở.
Flex – một nhà sản xuất hợp đồng chuyên làm máy tính Apple đang bắt đầu lắp ráp hàng nghìn máy thở nhằm đáp ứng nhu cầu tăng mạnh trong đại dịch Covid-19.
Công ty có trụ sở tại San Jose, California này sẽ cho ra đời từ 25.000 – 30.000 máy thở một tháng trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 6 theo John Carlson – Giám đốc giải pháp y tế của Flex. Mức sản lượng này tương đương với sản lượng đầu ra hàng năm của cả ngành công nghiệp. Dẫu vậy, nó vẫn chưa là gì so với nhu cầu tới 1 triệu máy thở hiện nay của thế giới.
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới hơn 1 triệu người và cướp đi sinh mạng của 58.000 người. Những bệnh nhân nhiễm bệnh sẽ chịu ảnh hưởng tới hệ thống hô hấp và điều đó khiến nhu cầu máy thở tăng cao tại các bệnh viện, nhất là đối với những bệnh nhân nặng.
Flex tạo ra doanh thu hàng năm 2 tỷ USD bằng việc sản xuất các thiết bị y tế cho các công ty khác. Tuy nhiên, máy thở vốn không phải là sản phẩm được sản xuất bởi các công ty thiết bị y tế nên đây được xem là một lĩnh vực mới với công ty.
Video đang HOT
Tuy vậy, Carlson nói rằng Flex và những nhà sản xuất hợp đồng điện tử khác có những lợi thế khi tham gia vào lĩnh vực này. Flex có các nhà máy tại Mỹ, Mexico và Trung Quốc cũng như các địa điểm khác trên toàn cầu, cùng với kinh nghiệm sản xuất linh kiện sẽ giúp họ phần nào.
Việc sản xuất máy thở trên thực tế cũng không hề đơn giản. Một vài linh kiện của máy thở vốn thường được làm bởi những công ty nhỏ, chuyên biệt nên khả năng tăng sản lượng nhanh chóng với một nhà sản xuất không chuyên là rất khó khăn.
Flex không phải là công ty duy nhất tham gia vào lĩnh vực sản xuất máy thở. Nhiều công ty khác gồm cả các hãng xe hơi lớn của Mỹ như Ford cũng đang tham gia vào cuộc đua này. Tuy nhiên Carlson cho rằng họ sẽ gặp khó khăn bởi không có kinh nghiệm làm các thiết bị này và sẽ rất mất thời gian khi chuyển đổi dây chuyển nhà máy.
“Tổng thể thì đây dường như là một vấn đề đơn giản nhưng các chi tiết lại khá phức tạp. Cả thế giới đang nỗ lực giải quyết vấn đề này, hy vọng mọi thứ sẽ ổn”.
Vân Đàm
Huy động 50 triệu USD chỉ trong 2 ngày, thoả thuận qua ứng dụng họp online ngay giữa đại dịch Covid-19, CEO 20 tuổi đã làm thế nào?
Zhao chia sẻ: "Thực ra thì chúng tôi không cần 50 triệu USD này để sống sót qua đại dịch".
Notion là một startup công nghệ vận hành nền tảng cho phép người dùng tạo các mạng cơ sở dữ liệu và tài liệu liên kết với nhau, giúp việc theo dõi và quản lý công việc thuận lợi hơn. Với ứng dụng này, người sử dụng có thể tạo một bộ phần mềm trực tuyến kết hợp các loại tài liệu, quản lý tác vụ và tùy chỉnh mà không cần kỹ năng chuyên môn.
Khi đại dịch Covid-19 buộc thế giới phải làm việc tại nhà, Notion đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội và hành động. Dưới sự chỉ đạo của CEO trẻ tuổi Ivan Zhao, Notion khẩn trương bổ sung một loạt các tính năng mới cho người dùng đang phải làm việc từ xa như khả năng xem các ghi chú được nhập trong thời gian thực. Kết quả là việc sử dụng ứng dụng của Notion đã tăng gấp ba ở Trung Quốc và tăng gấp đôi ở Ý, Hàn Quốc.
Với Notion, quản lý tác vụ sẽ đơn giản và dễ theo dõi hơn rất nhiều.
Zhao cùng Akshay Kothari, COO của công ty cũng vừa đưa ra quyết định gây sốc trong giới khởi nghiệp khi thực hiện một vòng gọi vốn mới, ngay giữa đại dịch! Chỉ trong hai ngày, Notion đã được rót 50 triệu USD, qua đó nâng mức định giá lên 2 tỷ USD. Thỏa thuận giữa hai bên được thực hiện qua các cuộc họp trực tuyến bằng ứng dụng Zoom, bao gồm mục tiêu và kế hoạch kinh doanh sắp tới của Notion.
Zhao chia sẻ: "Thực ra thì chúng tôi không cần 50 triệu USD này để sống sót qua đại dịch. Nếu mất một nửa công việc kinh doanh hiện tại thì chúng tôi vẫn ổn nhờ lợi nhuận đã thu được. Việc huy động vốn ở thời điểm hiện tại mang tính nhận thức nhiều hơn. Rất nhiều công ty đang sa thải hàng loạt vì không cầm cự được. Khách hàng của chúng tôi tất nhiên muốn một công ty ổn định và tồn tại lâu dài. Khoản đầu tư trên giúp họ có thể yên tâm về Notion vì nguồn lực tài chính có thể giúp chúng tôi tồn tại trong thời gian dài".
Khi thành lập năm 2016, Notion nhận khoản đầu tư đầu tiên trị giá 2 triệu USD. Đến giữa năm 2019, họ mới huy động vốn lần tiếp theo và nhận 10 triệu USD, nâng mức định giá lên 800 triệu USD. Đó là một bước nhảy vọt về định giá của Notion.
Thời gian đầu ra mắt, Notion từng gặp vấn đề với sản phẩm và phải sa thải phần lớn nhân viên. Đó là một bài học thấm thía với Zhao.
Từ đó, anh hình thành triết lý: Duy trì quy mô vừa phải và nhanh nhạy để phản ứng với sự thay đổi hơn là cố gắng dự đoán tương lai. Ví dụ, nhóm của Notion chỉ mất khoảng một tuần để tung ra hàng loạt các tính năng làm việc từ xa vào tháng trước. Theo Zhao, sự nhanh nhẹn này chính là bí quyết giúp Notion huy động được 50 triệu USD trong bối cảnh hiện tại.
Trọng tâm trước mắt của Zhao là tuyển dụng, đặc biệt là đội ngũ bán hàng. Notion hiện có 30 nhân viên và con số đó dự kiến sẽ tăng thêm trong thời gian tới để đáp ứng sự mở rộng của công ty. Zhao cho biết họ sẵn sàng chiêu mộ nhân viên từ các startup khác ở Thung lũng Silicon, những người buộc phải nghỉ việc do đại dịch Covid-19 để hỗ trợ họ vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt.
Tính đến ngày 3/4, thế giới đã ghi nhận hơn 1 triệu người mắc bệnh và gần 53.000 ca tử vong. Trong đó, Mỹ đang dẫn đầu về số trường hợp dương tính với 244.190 người. Các biện pháp nghiêm ngặt của chính phủ nước này đã buộc khoảng 262 triệu người (tương đương 80% dân số) phải làm việc tại nhà.
Duni
"Cha đẻ" bánh mì thanh long Kao Siêu Lực: Doanh số ABC Bakery đã giảm hơn 50%, mùa dịch bán hàng chẳng mong lời, chỉ cần không lỗ! Mặc dù, có thời điểm, trước các cửa hàng bánh ABC luôn có rất nhiều người xếp hàng mua bánh mì thanh long; nhưng doanh thu của họ vẫn sụt giảm hơn 50% do không còn là nhà cung cấp bánh mì cho các cửa hàng khác. Dù vậy, chủ nhân của thương hiệu bánh này - ông Kao Siêu Lực không phải...