Cuộc đua nơi khung gỗ
Trong trận đội tuyển Việt Nam hòa đội tuyển Nhật Bản 1-1 tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á, huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đã sử dụng thủ môn Trần Nguyên Mạnh bắt chính thay vì Đặng Văn Lâm.
Với việc Bùi Tấn Trường đang có phong độ tốt, cùng sự trưởng thành của Nguyễn Văn Toản hay Nguyễn Văn Hoàng, cuộc cạnh tranh vị trí “người gác đền” của đội tuyển Việt Nam sắp tới sẽ rất quyết liệt.
Lâu nay, Văn Lâm luôn được giới chuyên môn và người hâm mộ đánh giá là thủ môn số 1 của đội tuyển Việt Nam. Kể từ sau khi dính chấn thương và bận thi đấu trong màu áo của câu lạc bộ Cerezo Osaka (Nhật Bản), Văn Lâm đã không còn thường xuyên đứng trong khung gỗ của đội tuyển Việt Nam. Thời gian qua, những Tấn Trường, Nguyên Mạnh hay Văn Toản đã liên tục được HLV Park Hang-seo tin dùng. Gần nhất, Nguyên Mạnh chiếm trọn niềm tin của ban huấn luyện bởi phong độ thi đấu ổn định.
Thủ môn Trần Nguyên Mạnh trong trận đội tuyển Việt Nam hòa đội tuyển Nhật Bản 1-1.Ảnh: VFF
Hiếm khi bóng đá Việt Nam mới “được mùa” thủ môn đến vậy. Ngoài những cầu thủ kể trên, bóng đá Việt Nam hiện sở hữu nhiều thủ môn tài năng, như: Y Eli Nie, Quan Văn Chuẩn, Trịnh Xuân Hoàng. Trong đó Xuân Hoàng vừa có màn trình diễn xuất sắc, góp công lớn giúp đội tuyển U.23 Việt Nam vô địch Giải U.23 Đông Nam Á 2022. Trong những gương mặt trên, Nguyên Mạnh có chiều cao khiêm tốn nhất với 1,78m. Những thủ môn còn lại đều cao trên 1,8m, như: Văn Lâm (1,88m), Tấn Trường (1,88m), Văn Toản (1,87m), Xuân Hoàng (1,83m), Văn Chuẩn (1,8m).
Ở vị trí thủ môn, chiều cao là một lợi thế, song khả năng phản xạ và phong độ ổn định mới là điều được các HLV lựa chọn. Về góc độ này, Nguyên Mạnh phần nào chiếm ưu thế khi đang là nhân tố chủ chốt của Viettel FC. Tấn Trường dù ít nhiều khẳng định được giá trị trong màu áo của Hà Nội FC song thời gian qua, anh bị chỉ trích vì không tập trung chuyên môn. Trong khi đó, việc Văn Lâm thi đấu ở Nhật Bản là rào cản lớn để anh tập trung đội tuyển quốc gia, đặc biệt là Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2022 sắp tới.
Video đang HOT
Thời còn đỉnh cao phong độ, Nguyên Mạnh được đánh giá là thủ môn có khả năng phản xạ tốt nhất của bóng đá Việt Nam. Sự cố nhận thẻ đỏ khiến đội tuyển Việt Nam bị Indonesia loại khỏi bán kết AFF Cup 2016 đã khiến sự nghiệp của Nguyên Mạnh gặp nhiều trắc trở. Từng có một thời gian, Nguyên Mạnh bị lãng quên trên bản đồ bóng đá Việt Nam. Nhưng bằng ý chí rèn luyện không bỏ cuộc, Nguyên Mạnh đã góp phần giúp Viettel FC vô địch V-League 2020 và được HLV Park Hang-seo tin dùng ở đội tuyển bóng đá Việt Nam.
Nhiệm vụ của đội tuyển Việt Nam trong năm 2022 là hướng tới mục tiêu giành chức vô địch AFF Cup. Mặc dù Nguyên Mạnh đang tạm chiếm ưu thế trong cuộc đua nơi khung gỗ nhưng thời gian vẫn còn dài để những Văn Lâm, Tấn Trường hay các tài năng trẻ Văn Toản, Văn Chuẩn, Y Eli Nie, Xuân Hoàng chứng tỏ giá trị.
Văn Lâm hay Tấn Trường bắt chính ở vòng loại thứ ba World Cup 2022?
Tấn Trường đã chơi 3 trận gần nhất cho tuyển Việt Nam, Văn Lâm cũng không kém cạnh khi ra sân 2 trận cho Cerezo Osaka, nên HLV Park không dễ dàng để chọn thủ môn số một.
HLV Park Hang-seo quyết định triệu tập thủ thành Đặng Văn Lâm trở lại tuyển Việt Nam cho 2 trận gặp Saudi Arabia và Australia tại vòng loại thứ ba World Cup 2022 vào tháng 9. Khi Nguyễn Văn Toản, Nguyễn Văn Hoàng đều còn trẻ và thiếu kinh nghiệm, cuộc cạnh tranh nơi khung gỗ rõ ràng hơn khi Bùi Tấn Trường là cái tên duy nhất có thể so kè với Đặng Văn Lâm.
Việc Văn Lâm không thể thi đấu ở vòng loại thứ hai World Cup 2022 giúp Tấn Trường có thêm lợi thế. Theo chuyên gia Phan Anh Tú, cả hai thủ môn này đều có điểm mạnh và yếu, do đó HLV Park phải cân nhắc kỹ để chọn ai bắt chính ở vòng loại thứ ba.
"Văn Lâm là thủ môn hàng đầu, nên khi cậu ấy trở lại sẽ giúp cho sự cạnh tranh ở đội tuyển quyết liệt hơn. Các thủ môn đều sẽ phải nỗ lực hơn, đặc biệt là Tấn Trường. Lâm và Trường là hai thủ môn tốt nhất, đủ khả năng ra sân ở tầm cỡ quốc tế", cựu quyền Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) trao đổi cùng Zing .
Tấn Trường giàu kinh nghiệm khi trải qua nhiều đời HLV tuyển Việt Nam. Ảnh: Quang Thịnh.
Về trình độ, Văn Lâm và Tấn Trường có chiều cao tương đồng (1,88 m và 1,89 m), đều bắt bóng bổng, bóng sệt tốt, ra vào hợp lý, làm chủ được vùng cấm địa. Họ đều giàu kinh nghiệm ở cấp đội tuyển và CLB, chơi chân không tệ.
Về phong độ, Tấn Trường nhỉnh hơn đàn em đôi chút khi ra sân thường xuyên ở V.League và đã bắt 3 trận gần nhất cho tuyển Việt Nam. Ban huấn luyện cũng dễ dàng nắm bắt tình hình của Tấn Trường qua những đợt tập trung ở trong nước. Văn Lâm ít được thi đấu ở Nhật Bản, nhưng cũng mới được Cerezo Osaka trao cơ hội 1 trận ở AFC Champions League và 1 trận ở Cúp Hoàng đế.
Theo ông Tú, HLV Park Hang-seo cùng các cộng sự phải dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau để chọn thủ môn bắt chính.
"Tôi nghĩ cơ hội của hai người là 50-50. Các HLV sẽ phải theo dõi kỹ trong quá trình tập luyện và thi đấu của thủ môn, rằng anh ta có ổn định không, có chơi chắc chắn hoặc mắc sai lầm gì không. Chọn thủ môn cũng phải tùy tình hình đối thủ, và dự đoán thế trận xem họ có tấn công dồn dập không, sút nhiều không, trận nào cần sự hưng phấn, thăng hoa, trận nào cần sự điềm tĩnh, ổn định", chuyên gia Phan Anh Tú nói.
"Một thủ môn sung sức sẽ cần thiết trong một thế trận đối thủ tấn công dồn dập với cường độ cao. Anh ta sẽ phải linh hoạt trong ra vào, chuyển đổi tư thế và vị trí thật nhanh. Nó có những yếu tố liên quan đến cái hồn, cái chất mà chỉ có HLV mới nhìn ra được", ông Tú tiếp tục.
Trước khi Tấn Trường trở lại đội tuyển, Văn Lâm là thủ môn số một của HLV Park ở AFF Cup 2018, Asian Cup 2019 và phần lớn chiến dịch vòng loại thứ hai World Cup 2022. Ảnh: Minh Chiến.
Việc có đến 2 thủ môn ngang tài, ngang sức, cùng xứng đáng bắt chính từng xuất hiện ở tuyển Việt Nam trước đây dưới thời HLV Alfred Riedl.
"Năm xưa HLV Alfred Riedl có trong tay 2 thủ môn Trần Tiến Anh và Nguyễn Văn Phụng. Tiến Anh có sức trẻ, đang nổi lên khi thi đấu tốt tại CLB Thể Công. Trong khi đó, Minh Phụng là thủ môn kỳ cựu, đã kinh qua 3 đời HLV tuyển Việt Nam. Trước ngày thi đấu, ông Riedl nói chuyện với HLV thủ môn đội tuyển, theo đó ông và vị HLV này cùng viết lên mảnh giấy sẽ chọn ai bắt chính.
Nếu trùng hợp, đó chính là thủ môn được chọn. Còn khi quan điểm trái ngược nhau, ông Riedl và HLV thủ môn sẽ phân tích, bàn bạc kỹ để xem ai xứng đáng bắt chính. Đến nước này, đôi khi quyết định chọn người ra sân nằm ở yếu tố tâm lý. HLV tin tưởng ai, người đó bắt chính", chuyên gia Phan Anh Tú kể lại.
Về cơ bản, HLV Park cũng sẽ phải bàn bạc cùng HLV thủ môn tuyển Việt Nam. Họ sẽ cùng phân tích phong độ của các thủ môn thế nào, kiểm tra sự sẵn sàng cho trận đấu. Tùy từng đối thủ, lối chơi bóng dài, bóng ngắn, triển khai thế trận, HLV Park sẽ chọn ra người phù hợp nhất.
CLB chủ quản Cerezo Osaka của Văn Lâm đang trong giai đoạn thi đấu liên tục. Đội bóng Nhật Bản không có thành tích tốt ở giải quốc nội, nên họ cần các cầu thủ tập trung tối đa cho giai đoạn khó khăn. Dự kiến sau trận đấu với Gamba Osaka vào ngày 28/8, Cerezo Osaka mới cho Văn Lâm và các tuyển thủ khác trở về đội tuyển.
Văn Lâm sẽ di chuyển từ Nhật Bản sang Saudi Arabia để hội quân cùng đội tuyển vào ngày 29/8. Anh sẽ có 3 ngày để thể hiện trước khi HLV Park Hang-seo chốt danh sách 23 cầu thủ cho trận gặp Saudi Arabia vào ngày 2/9.
Văn Lâm trở lại, Tấn Trường sẽ tiếp tục được thầy Park tin tưởng? Người gác đền của đội tuyển Việt Nam ở trận đấu đầu tiên vòng loại thứ 3 World Cup 2022 vẫn là một ẩn số. HLV Park Hang-seo nổi danh là người "dụng nhân như dụng mộc", luôn khiến người ta phải kính nể. Cũng chính ông Park là người đã phát hiện ra tài năng của Phan Văn Đức ở U23 châu...