Cuộc đua ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông
Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua nước rút để tìm kiếm đồng minh trong vấn đề Biển Đông, đón đầu phán quyết sắp tới của Tòa trọng tài thường trực(PCA) trong vụ Philippines kiện hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Daniel Russel tại Hà Nội ngày 10.5TRƯỜNG SƠN
Bàn cờ hóc búa
Dự kiến PCA sắp đưa ra phán quyết cuối cùng trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Cho tới nay, hầu hết các chuyên gia quốc tế đều nhận định rằng phán quyết của PCA sẽ bất lợi cho Trung Quốc – nước đã liên tục chiếm đóng, bồi đắp, xây dựng phi pháp trên các thực thể ở vùng Biển Đông tấp nập tàu bè thương mại đi qua.
Hãng tin Bloomberg hôm 12.5 dẫn lời ông Malcolm Davis, phân tích gia cao cấp của Viện chính sách chiến lược Úc nhận xét: “Nếu anh liên tưởng đến một bàn cờ, anh sẽ thấy sẽ cả hai bên đang đoán những bước đi tiếp theo của nhau trên Biển Đông sau phán quyết của PCA mà di chuyển quân cờ”.
Và ngoại giao là một trong những nước cờ quan trọng mà cả Mỹ và Trung Quốc đều đang”đi”, cố gắng lôi kéo được càng nhiều đồng minh càng tốt trước phán quyết của PCA.
Có thể thấy rõ thời gian qua Trung Quốc đã tăng tốc vận động các nước ủng hộ mình trong vấn đề Biển Đông, dùng nhiều chiêu bài, đổi chác khác nhau để có được sự ủng hộ đó.
Một diễn biến rất đáng chú ý là Nga, nước đang bị phương Tây tăng cường cô lập sau sự kiện sáp nhập lãnh thổ Crimea của Ukraine vào Nga, nay đã quay sang ủng hộ Trung Quốc.
Cũng có thể thấy rõ mục tiêu của Trung Quốc là tìm được càng nhiều sự ủng hộ càng tốt, bất kể đó là nước lớn, nước bé, có vị trí địa lý cách xa nhau như thế nào. Nhờ thế mà Trung Quốc đã lôi kéo được Gambia ở châu Phi và Fiji ở nam Thái Bình Dương hùa theo tiếng nói của mình.
Trong khi đó, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tham gia một chuyến bay tuần tra trên Biển Đông. Mỹ cũng đã đạt được thỏa thuận với Philippines để binh sĩ Mỹ có thể luân phiên tới các căn cứ quân sự nước này.
Video đang HOT
Chiến đấu cơ A-10 Thunderbolt của Mỹ cất cánh từ căn cứ Clark, Philippines trong một chuyến tuần tra gần bãi cạn Scarborough trong tháng 4.2016 KHÔNG QUÂN MỸ
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ USS William P. Lawrence cũng vừa đi xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập vào ngày 10.5 – hành động thể hiện rõ ràng việc Mỹ không công nhận chủ quyền phi pháp của Trung Quốc.
ASEAN: Quan trọng
Một phần quan trọng trong cuộc chạy đua ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc là nhắm tới ASEAN, tiếng nói chung quan trọng nhất của nhiều nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông, bao gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia.
Cho tới nay, ASEAN vẫn không chỉ trích đích danh Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông trong bối cảnh trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN vượt quá con số 360 tỉ USD/năm (số liệu năm 2014), còn cao hơn với Mỹ. Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách chia rẽ ASEAN, lặp đi lặp lại luận điệu là không nên “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, rằng các tranh chấp chỉ nên được giải quyết ở cấp song phương.
Trong khi đó, Mỹ chủ trương hoàn toàn ngược lại: nhấn mạnh cần một phản ứng mạnh mẽ và thống nhất từ phía ASEAN sau phán quyết của PCA.
Thế nên thời gian qua Mỹ và Trung Quốc tăng cường các hoạt động ngoại giao trong khu vực, chồng chéo lên nhau. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tăng cường “chạy đua” đến gặp các lãnh đạo Brunei, Campuchia và Lào. Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng vừa thăm Malaysia và Indonesia.
Về phía Mỹ, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á Daniel Russel vừa kết thúc chuyến thăm Lào, Việt Nam và Malaysia. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng sắp đến thăm Việt Nam.
Trực thăng Philippines chuẩn bị cất cánh trong một cuộc tập trận chung với Mỹ REUTERS
Trung Quốc sẽ đi nước cờ nào?
Nếu như mọi chuyện đi theo đúng dự đoán của các chuyên gia quốc tế: phán quyết của PCA sẽ bất lợi cho Trung Quốc, việc nước này tuyên bố không chấp nhận nó là điều thấy trước. Mà hẳn Trung Quốc cũng đã tự nhận thấy hành động phi pháp và đơn phương của mình trên Biển Đông sẽ không bao giờ được quốc tế công nhận nên ngay từ đầu đã tuyên bố tẩy chay vụ kiện tại PCA.
Nhưng hành động của Trung Quốc sẽ ra sao sau phán quyết của PCA là điều còn chưa rõ. Có 2 thái cực được Bloomberg đề cập tới. Ở bên này thái cực, Trung Quốc có thể sẽ tạm thời làm giảm căng thẳng bằng cách tạm ngưng các hoạt động xây dựng trên các vùng lãnh thổ chiếm đóng trên Biển Đông.
Trung Quốc đã xây dựng nhiều cơ sở quân sự tại các bãi đá chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông, bao gồm cả đường băng trên Đá Chữ Thập. AFP/DIGITALGLOBE
Ở bên kia thái cực, Trung Quốc có thể phản đối bằng cách bắt đầu xây dựng đảo nhân tạo trên bãi cạn Scarborough mà nước này “hớt tay trên” từ Philippines vào năm 2012.
Đó là một bãi cạn nằm hoàn toàn tách biệt và cách thủ đô Manala của Philippines có vài trăm km, sẽ là một vị trí chiến lược mà quân đội Trung Quốc thèm muốn. Radar, máy bay và tên lửa của Trung Quốc mà cắm ở Scarborough thì có thể dễ dàng đặt Manila và cả các căn cứ quân sự mà Mỹ đang đóng ở Philippines trong tầm ngắm.
Thêm vào đó, Scarborough – dù bé xíu cũng sẽ là một điểm thứ 3 quan trọng mà Trung Quốc mong muốn để cùng với các lãnh thổ chiếm đóng phi pháp ở Hoàng Sa và Trường Sa tạo thành một tam giác chiến lược nối liền các cơ sở quân sự có thể giúp Trung Quốc kiểm soát một vùng hải phận và không phận rộng lớn trên Biển Đông.
Chuyên gia Zack Cooper của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Mỹ nhận xét rằng động thái kể trên của Trung Quốc ở Scarborough nếu xảy ra sẽ là “cây đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài” đối với các nỗ lực kiềm chế căng thẳng Biển Đông từ cộng đồng ASEAN.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Trung Quốc đổi giọng sau khi tung máy bay, tàu chiến 'đuổi' tàu Mỹ ở Biển Đông
Trung Quốc nói muốn quân đội Mỹ và Trung Quốc cùng kiềm chế hành động của mình và tránh gây bất lợi cho quan hệ giữa hai nước chỉ vì vấn đề ở Biển Đông.
Tướng Phòng Phong Huy đổi giọng với Mỹ sau vụ tàu chiến Mỹ tuần tra bên trong đá Chữ Thập ngày 10.5.2016AFP
Sau vụ tàu khu trục William P. Lawrence của Mỹ tuần tra đi vào khu vực 12 hải lý quanh đá Chữ Thập hôm 10.5 khiến Trung Quốc tung máy bay, tàu chiến ra nghênh cản, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Phòng Phong Huy đã có cuộc nói chuyện trực tuyến trên "tinh thần xây dựng" với Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford, Tân Hoa xã cho hay ngày 13.5.
Trong cuộc nói chuyện, tướng Phòng nói với ông Dunford rằng "hai bên cần kiềm chế hành động của mình, tránh gây tổn hại cho quan hệ giữa 2 nước và 2 quân đội" trước những bất đồng liên quan đến Biển Đông.
Khu trục hạm William P. Lawrence (DDG 110) của Hải quân Mỹ di chuyển trên Biển Philippines (phía bắc Biển Đông) ngày 30.3.2016. HẢI QUÂN MỸ
Phát biểu của tướng Trung Quốc được đưa ra sau khi Bắc Kinh xua 3 tàu chiến và 2 máy bay ra "đuổi" khu trục hạm William P. Lawrence của Mỹ khi tàu này tuần tra thực thi "quyền tự do hàng hải" ở đá Chữ Thập - bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng.
Trong cuộc đối thoại trực tuyến, viên tướng thuộc Quân ủy trung ương (CMC) Trung Quốc còn nói rằng Bắc Kinh "tôn trọng quyền tự do hàng hải, hòa bình và ổn định ở Biển Đông nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới" (?).
Tướng Trung Quốc còn xuống giọng với tướng Mỹ khi nói: "Trung Quốc không đổ lỗi cho Mỹ gây căng thẳng ở Biển Đông (?), thay vào đó thúc giục 2 bên kiên nhẫn, chịu đựng trước tình hình, cố gắng kiểm soát sự khác biệt trên tinh thần xây dựng", Reuters dẫn lại từ Tân Hoa xã.
Tướng Joseph Dunford. REUTERS
Trong khi trong bản tin tiếng Anh, Tân Hoa xã dẫn phát biểu của tướng Phòng chỉ nói "Trung Quốc không phải là bên gây căng thẳng ở Biển Đông".
Giới chức cấp cao của Trung Quốc thường cáo buộc tình hình Biển Đông căng thẳng là do sự can thiệp của Mỹ, chỉ trích Washington đưa máy bay, tàu chiến vào vùng biển này và tổ chức các cuộc tập trận với các nước châu Á. Ngược lại, các nước có tranh chấp với Trung Quốc và nhiều nước không có liên quan đều khẳng định căng thẳng ở Biển Đông là do hoạt động quân sự hóa của Bắc Kinh.
Trong khi đó, Tân Hoa xã trích phát biểu của tướng Dunford nói rằng ông cũng kêu gọi "kiềm chế" như tướng Phòng và cho biết Washington sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh để thiết lập "một cơ chế hiệu quả nhằm kiểm soát rủi ro cũng như duy trì ổn định ở Biển Đông với những hoạt động vì mục đích hòa bình".
Đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng ở Biển Đông, điều mà Bắc Kinh không thích trong khi Washington muốn can thiệp để kiềm chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc điều máy bay ném bom H-6K ra Trường Sa? Truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát sóng cảnh máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K bay qua đá Chữ Thập - nơi Bắc Kinh xây đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K của Trung Quốc. QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC Loạt phóng sự trong chương...