Cuộc đua mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Việc Việt Nam là thành viên của AEC đã tạo đà cho một cuộc đua mới trong hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A).
Không chỉ xác lập kỷ lục về giá trị trong các thương vụ Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) với quy mô tỷ USD, việc đàm phán thành công TPP và hình thành Khu vực kinh tế chung ASEAN (AEC) của Việt Nam đã tạo ra một không gian kinh tế mở. Một cuộc đua mới thực sự đã bắt đầu của M&A tại Việt Nam.
Cộng động kinh tế ASEAN tạo cơ hội cho cuộc đua mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Ảnh minh họa)
Xác lập mốc kỷ lục mới
Theo Nhóm nghiên cứu MAF (bao gồm những chuyên gia nghiên cứu độc lập đến từ IMAA, Diễn đàn M&A Việt Nam, VNU và một số tổ chức tư vấn M&A tại Việt Nam), số lượng các giao dịch và giá trị thương vụ M&A được ghi nhận trên toàn thế giới đạt mức kỷ lục trong năm 2015. Khối lượng các thương vụ M&A trên toàn thế giới đã tăng 4%, từ con số 31.963 trong năm 2014 tăng lên 33.365 thương vụ vào năm 2015.
Video đang HOT
Tại Việt Nam, hoạt động M&A năm 2015 đã trở lại mốc kỷ lục 5,2 tỷ USD được thiết lập từ năm 2012. Đặc biệt, chỉ tính riêng đầu năm 2016, giá trị các thương vụ M&A ước tính đã vượt mốc 3 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2015 và dự báo một năm sôi động cho các giao dịch M&A tại Việt Nam. Với đà tăng tốc của M&A, nhiều chuyên gia dự báo trong năm 2016, giá trị M&A và có tính chất M&A tại Việt Nam có thể đạt mốc 6 tỷ USD đồng thời xác lập một mốc mới.
Đạt được những con số ấn tượng trên, ngoài ảnh hưởng của xu hướng M&A thế giới và khu vực, các yếu tố chính thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam trong năm qua là làn sóng tiếp cận thị trường của các nước trong khu vực mà nổi bật là Thái Lan, Singapore và Nhật Bản. Bên cạnh đó, sự phục hồi của thị trường bất động sản và việc kỳ vọng Việt Nam gia nhập TPP và thành viên của AEC cũng là một yếu tố quan trọng. Đặc biệt, cuối năm 2015 và đầu 2016 là khởi đầu của một nhiệm kỳ mới cùng với những động thái mạnh mẽ của Chính phủ về quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩy kinh tế tư nhân, cải cách một số luật lệ liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư, môi trường vĩ mô ổn định đã tố thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước mạnh dạn hơn trong hoạt động M&A.
Hình thành 6 xu hướng
Từ những bứt phá trong M&A, MAF nhận định thị trường M&A đã xuất hiện 6 xu hướng chính. Cụ thể, ở lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng xuất hiện những thương vụ tiếp cận thị trường hơn 90 triệu dân như thương vụ Central Group mua lại BigC Việt Nam với giá 1,140 tỷ USD; Vingroup mua lại hệ thống siêu thị Maximark tuy không được tiết lộ giá trị nhưng theo giới chuyên môn, đây cũng là một thương vụ có giá trị lớn. Bên cạnh đó, thương vụ tỷ đô khác đó là Singha trở thành đối tác chiến lược của Masan với giá trị 1,1 tỷ USD thông qua việc nắm giữ 25% cổ phần của Masan Consumer Holding và 33% cổ phần Masan Brewery… Các khối ngoại chiếm ưu thế trên thị trường với các nhà đầu tư Thái Lan, Singapore và Nhật Bản, trong đó đáng chú ý là xu hướng các tập đoàn quốc tế mua lại các khoản đầu tư từ các quỹ đầu tư.
Với xu hướng này, các quỹ đầu tư và các tổ chức trung gian đang đóng vai trò là xúc tác cho các thương vụ. Điển hình như thương vụ mua lại của Domesco năm 2014 và mới đây, công bố thương vụ Công ty Taisho của Nhật Bản mua lại các khoản đầu tư để chiếm 24% cổ phần của Dược Hậu Giang. Các công ty mà nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao có thể là những đối tượng cho các thương vụ M&A lớn trong tương lai như Dược Hậu Giang, Vinamilk, Traphaco…
Đặc biệt, xu hướng khởi nghiệp được xác định là tiềm năng cho các thương vụ M&A. Bởi lẽ, chưa năm nào hai từ “Khởi nghiệp” và “Start-Up” được nhắc đến nhiều như năm 2015 và nửa đầu năm 2016 tại Việt Nam. Thống kê của Topica Founder Institute cho thấy, số lượng các doanh nghiệp Start-up được đầu tư cũng tăng 2,4 lần, từ 28 doanh nghiệp năm 2014 lên đến 67 doanh nghiệp năm 2015. Bên cạnh đó, các thương vụ liên quan đến tài chính ngân hàng, cổ phần hóa, bất động sản đang là xu hướng hứa hẹn những thương vụ M&A lớn tại Việt Nam.
Bên cạnh những xu hướng mới, việc Việt Nam hoàn tất đàm phán TPP và là thành viên của AEC đã tạo ra một không gian kinh tế mở, tạo đà cho một cuộc đua mới thực sự đã bắt đầu của hoạt động M&A. Theo đó, các thương vụ M&A tiếp tục tập trung nhiều vào lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng và bất động sản. Ngoài ra, các lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hạ tầng bao gồm hạ tầng cảng biển và hàng không, vật liệu có thể sẽ xuất hiện những thương vụ lớn, đóng góp giá trị đáng kể cho hoạt động M&A tại Việt Nam trong giai đoạn tới.
Những thương vụ lớn sẽ tiếp tục lộ diện dần trong những năm tới, không chỉ ở bất động sản, sản xuất hàng tiêu dùng mà mở rộng ra viễn thông, cơ sở hạ tầng – năng lượng và công nghiệp – vật liệu. Thị trường có thể trông đợi các thương vụ phát hành riêng lẻ để chọn đối tác chiến lược của các doanh nghiệp nhà nước lớn cổ phần hóa và sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, những thương vụ chuyển nhượng liên quan đến các dự án đầu tư nước ngoài có thể sẽ đóng góp nhiều hơn vào bức tranh M&A tại Việt Nam./.
Bùi Cư
Theo_VOV
Siết chặt tiêu chí liên quan môi trường
Có lẽ chưa bao giờ vấn đề môi trường, nhất là hậu quả do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi - gây ra, lại được đề cập và phân tích nhiều như hiện tại. Thực tế cho thấy, đã đến lúc siết chặt các tiêu chí, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình đăng ký, hoạt động của doanh nghiệp (DN) khu vực này.
Công ty Vedan từng là thủ phạm "bức tử" sông Thị Vải, làm ảnh hưởng đến sinh kế của hàng trăm nghìn hộ dân.
Đến nay, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) của nước ta đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng mặt trái của quá trình này, đặc biệt là nạn ô nhiễm môi trường - mà trong đó có một phần do các DN ĐTNN được hưởng nhiều ưu đãi gây ra cũng không nhỏ. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cả nước hiện có khoảng 5% DN ĐTNN áp dụng công nghệ hiện đại, 80% sử dụng dây chuyền sản xuất có công nghệ trung bình, còn lại là mức độ thấp, lạc hậu. Dư luận, các cấp có thẩm quyền hẳn chưa quên bài học đau đớn từ vụ Công ty Vedan đầu độc sông Thị Vải, gần đây lại là trường hợp "khủng" của Formosa và hiện đang quan tâm đến một số dự án sản xuất khác.
Thực tế, nhiều năm qua, các cơ quan hữu quan vẫn chủ động tuyên truyền, quảng bá khi xúc tiến đầu tư bằng hình ảnh đất nước Việt Nam giàu tài nguyên mà chưa khai thác nhiều, chủ trương ưu đãi nhà đầu tư cũng như nhấn mạnh lợi thế của nguồn nhân công dồi dào, nhưng giá rẻ. Các yếu tố, đặc điểm trên trở thành điều kiện thuận lợi để "gọi" ĐTNN cho Việt Nam so với các quốc gia khác. Đây là cách tiếp cận rất chủ quan, sơ hở và tạo cơ hội cho nhà ĐTNN có tâm lý "thích tận dụng" những điều kiện sẵn có để đạt được lợi nhuận cao nhất. Cũng vì vậy, họ luôn có khuynh hướng ứng dụng những công nghệ trung bình, mức độ tự động hóa thấp để sử dụng nhiều lao động. Và hậu quả là môi trường sinh thái bị ô nhiễm...
Theo TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN ĐTNN, qua thực tiễn và xuất phát từ yêu cầu bảo vệ, tiến tới nâng cao chất lượng môi trường, Việt Nam cần tỏ rõ quan điểm với các nhà ĐTNN về vấn đề này để chủ động thực hiện "quyền lựa chọn" của mình một cách triệt để. Đặc biệt, cần có suy tính cẩn thận, trách nhiệm để phòng ngừa nguy cơ từ một số lĩnh vực dễ gây ô nhiễm như thép, xi măng, lọc dầu - hóa chất, giấy, dệt nhuộm... Cụ thể, cần kiên quyết yêu cầu chủ đầu tư cam kết và thực hiện đầu tư đầy đủ, thỏa đáng cho dây chuyền, hệ thống thiết bị xử lý nước, chất thải; sau đó là công tác kiểm tra, đánh giá của cơ quan chức năng để bảo vệ lợi ích con người và xã hội.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, nguyên nhân... để DN ĐTNN gây ô nhiễm môi trường có nhiều, đan xen và cần xem xét kỹ từ nhiều phía. Trong đó, có nguyên nhân chủ quan do hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng nhất, chồng chéo nên khó đi vào cuộc sống. Mặt khác, không loại trừ khả năng cơ quan chức năng của Việt Nam chưa làm tốt công tác hậu kiểm, nên nhiều trường hợp chỉ biết và thực hiện thanh tra, rồi can thiệp hoặc áp dụng chế tài khi hậu quả đã nhãn tiền. Hơn nữa, các địa phương cũng có lúc "nặng" về mục tiêu tăng trưởng, kể cả tâm lý muốn tạo dấu ấn qua tư duy nhiệm kỳ nên khó tránh sự nôn nóng trong thu hút vốn ĐTNN. Ở đây có vấn đề liên quan đến trách nhiệm của lãnh đạo địa phương, đặc biệt là cá nhân người có trọng trách. Một khi chưa thống nhất, chưa quy trách nhiệm của người đứng đầu hoặc cá nhân ra quyết định chấp thuận dự án thì vẫn khó giải quyết được vấn đề.
Mới đây nhất, đại diện UBND tỉnh Hậu Giang vừa xác nhận, mặc dù là một tỉnh nghèo, rất cần thu hút vốn ĐTNN, nhưng vẫn nhất quán chủ trương, định hướng là không vì thế mà nhân nhượng, đánh đổi môi trường lấy kinh tế. Vì vậy, cần có sự kết hợp, thẩm định nghiêm túc, chính xác về khả năng bảo vệ môi trường của các dự án trước khi cấp phép; nhất là tập trung đánh giá đầy đủ về kết quả "đánh giá tác động môi trường" của chủ dự án với sự kiểm định của cơ quan chuyên môn cũng như sự giám sát của người dân.
Thiết nghĩ, môi trường là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho phát triển KT-XH, nhất là đối với đời sống con người và từ đó trở thành yếu tố quyết định chất lượng phát triển của mỗi quốc gia. Chỉ có tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường mới là mục tiêu đích thực, là phát triển bền vững và nhân văn. Riêng với nhà ĐTNN, cần nhập tâm câu "nhập gia tùy tục" để thể hiện sự thiện chí của mình khi đầu tư các dự án ở nước sở tại.
Theo_Hà Nội Mới
Liên kết là giải pháp nâng cao sức cạnh tranh Sáng 1-6, Tập đoàn Vingroup và gần 240 doanh nghiệp (DN) đã ký kết hợp tác (đợt 1) tham gia chương trình "Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa". Trước sự cạnh tranh của DN nước ngoài, việc liên kết các DN nội là giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho sản xuất trong nước. Các DN ký...