Cuộc đua khốc liệt của thị trường trái cây Việt Nam
Xuất khẩu trái cây không phải là điều khó, nhưng “vượt rào” và vững chân ở những thị trường khó tính của thế giới lại là điều không đơn giản. Từ câu chuyện của quả chanh leo, có thể thấy, chúng ta hoàn toàn có thể đưa bất cứ nông sản nào… đi Tây nếu chuẩn bị kỹ lưỡng.
Chuẩn bị cho chuyến xuất ngoại đầu tiên
Tháng 11.2017, những trái chanh leo đầu tiên xuất ngoại sang châu Âu – một thị trường khó tính với những quy định khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm. Nafoods Tây Bắc (Công ty con của Tập đoàn Nafoods) tiến hành đóng gói 2 tấn chanh leo quả tươi đầu tiên để chuyển xuất khẩu sang bán tại Pháp bằng đường hàng không.
Kiểm tra chất lượng chanh leo trước khi xuất khẩu. Ảnh: I.T
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Nafoods nhớ lại: “Nafoods đã lên và có thỏa thuận với Chủ tịch UBND tỉnh nhân dịp Tây Bắc tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư. Nafoods đã tiến hành thành lập Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc. Điều rất đặc biệt là sau khi trồng tại Mộc Châu cho thấy chanh leo rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở Tây Bắc”.
Chuỗi liên kết 4 nhà được hình thành trên cơ sở vững chắc. Chính quyền địa phương cam kết với sự phối hợp của doanh nghiệp để phát triển kinh tế địa phương. Để có chanh leo sạch, nông dân thị trấn Nông trường Mộc Châu trồng theo hướng chuyên canh tập trung và sản xuất an toàn.
Vườn chanh được tưới đều đặn hàng ngày bằng hệ thống vòi phun. Nhờ điều kiện thích hợp, cây chanh leo nhanh chóng bén rễ và phát triển xanh tốt trên đất đồi cao nguyên. Chỉ nhờ nước tưới và phân hữu cơ, sau khoảng 4 tháng trồng có thể cho ra vụ đầu tiên.
Tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) cây chanh leo cũng trở thành cây xóa đói giảm nghèo và đang được xác định là cây trồng chủ lực của địa phương. Hiện, người dân xã Tri Lễ đang thu hoạch mẻ chanh leo đầu tiên của năm mới 2019.
Video đang HOT
Trong vòng 8 năm, diện tích trồng chanh leo của xã đã tăng từ 3ha lên 210ha. Chắc rằng không ít người sẽ ngạc nhiên khi được biết những quả chanh leo của bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao xa xôi nhất của tỉnh Nghệ An, giáp Lào này đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính nhất trên thế giới như: Pháp, Canada…
Mỗi năm, hơn 60.000 tấn chanh leo được chở tới Công ty cổ phần Nafoods Group để chế biến. 9.000 tấn thành phẩm được xuất đi từ nhà máy này, góp phần không nhỏ giúp Việt Nam chỉ trong vòng hơn 10 năm qua vươn lên trở thành một trong những cường quốc về chanh leo, chiếm 10% sản lượng trên toàn thế giới.
Cuộc đua khốc liệt
Câu chuyện về quả chanh leo phần nào minh chứng cho quá trình tăng trưởng của ngành xuất khẩu trái cây. Chất lượng sản phẩm rất cao, đồng nghĩa với việc sản xuất nông nghiệp đã đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốc. Song song đó là tính hiệu quả về xúc tiến thương mại, tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu cho trái cây Việt Nam cũng như sự kết nối, liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp xuất khẩu và với chuỗi tiêu thụ của các nước.
Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng thực hiện được như Nafood. Theo ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), để vào được các thị trường khó tính, Việt Nam phải giải quyết các vấn đề gồm kiểm dịch, an toàn (không được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) trái cây.
Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp được gần 6.000 mã số vùng trồng đối với thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, vải, và đang phối hợp với các địa phương cấp thêm mã số cho những vùng nguyên liệu trái cây phục vụ xuất khẩu.
Là một đơn vị xuất khẩu gần 1.000 container/năm thanh long, nhãn, chôm chôm vào thị trường Mỹ, ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc Công ty T&T Vina cho biết, thông thường, trong 10 tấn sản phẩm thì chỉ lựa được vài ba tấn hàng đáp ứng thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, đây chỉ một phần trong các điều kiện cần, doanh nghiệp còn phải xây dựng quy trình thu hoạch, đóng gói, vận chuyển, đặc biệt là sở hữu được công nghệ bảo quản mới giữ được chất lượng trái cây tốt cho đến khi đến tay người tiêu dùng.
Theo ông Tùng, mặc dù Mỹ kiểm soát chặt chẽ trái cây tươi nhập khẩu về dư lượng thuốc trừ sâu, các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn nhưng nếu doanh nghiệp tuân thủ tốt các quy định thì sẽ được thông quan hàng hóa rất nhanh.
Nhưng chỉ cần một lần sản phẩm bị phát hiện có chứa chất bảo quản không cho phép, nhiễm nấm bệnh, sẽ bị kiểm tra toàn bộ đơn hàng khiến cho thời gian tồn giữ trái cây bị kéo dài, mất cơ hội tiêu thụ, và thậm chí có nguy cơ mất luôn thị trường.
Theo Danviet
"Cách mạng 4.0 không diễn ra tuần tự, đòi hỏi tư duy đột phá và hành động"
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra, tương lai không nằm trên đường thẳng, không giống truyền thống, không diễn ra tuần tự. Do đó, đòi hỏi quan trọng hiện nay là tư duy đột phá và hành động.
Phát biểu tại phiên tổng thể và đối thoại chính sách cấp cao với chủ đề "Kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019 - Củng cố nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững", ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết hiện tại quá trình sản xuất đang diễn ra mạnh mẽ hơn trong không gian mạng, với sự xuất hiện của cuộc cách mạng 4.0 thế giới đang ở điểm gãy của quá trình chuyển đổi số. Đây là cơ hội cho Việt Nam thực hiện khát vọng "Việt Nam hùng cường".
Nói đến kinh tế số, ông Hùng cho rằng, kinh tế số là quá trình tiến hóa lâu dài, quá trình chuyển đổi số trên bình diện quốc gia. Ở những góc độ khác nhau, mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp mọi cá nhân đều có thể sử dụng công nghệ số phục vụ công việc của mình. Thậm chí đột phá để thay đổi về chất công việc.
"Kinh tế số giúp tăng trưởng, tăng năng suất lao động. Đồng thời cũng giúp tăng trưởng bền vững, tăng trưởng bao trùm. Trong khi đó, chi phí tham gia kinh tế số thấp hơn nên tạo ra nhiều cơ hội hơn cho tất cả mọi người. Kinh tế số là không biên giới nên sẽ làm khoảng cách giàu - nghèo. Công nghệ số cũng cho chúng ta những giải pháp giải quyết những vấn đề nan giải của loài người bấy lâu nay như ô nhiễm môi trường, giảm khoảng cách giữa thành thị - nông thôn, đo lường sự tham gia của chính sách..."
Ở Việt Nam, kinh tế số xuất hiện khi có máy tính, mãnh mẽ hơn khi có máy tính cá nhân vào cuối những năm 80 và vô cùng mạnh mẽ khi xuất hiện internet và phổ cập vào cuối những năm 2000 khi có điện thoại thông minh. Đồng thời, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ sử dụng cao trên thế giới và có khả năng thích ứng nhanh. Đây là cơ hội cho Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Hùng, để tận dụng được cơ hội này thì cần phải có sự dẫn dắt của Chính phủ và phải có chiến lược quốc gia về kinh tế số và chuyển đổi số.
"Cách nhanh nhất để đẩy mạnh công nghệ số là đẩy mạnh kinh tế số, thay đổi cách chúng ta đang sản xuất, đang làm việc. Dùng camera giảm bảo vệ; Tự động tưới cây khi đất khô hay dùng văn bản điện tử thay vì giấy tờ - đó chính là kinh tế số. Công nghệ sinh ra để giải quyết vấn đề, ở đâu có vấn đề ở đó có công nghệ, có giải pháp. Phổ cập công nghệ số sẽ giúp Việt nam số hóa nền kinh tế rất nhanh", ông Hùng nhấn mạnh
Lý giải cho việc, vì sao cần phải có sự dẫn dắt của Chính phủ và phải có chiến lược quốc gia về kinh tế số và chuyển đổi số, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phân tích, công nghệ số sinh ra mô hình kinh doanh mới thách thức mô hình kinh doanh truyền thống như Uber thách thức taxi, fintech thách thức ngân hàng truyền thống. Ngoài ra, việc cho phép mạng viễn thông di động thanh toán hàng hóa giá trị nhỏ sẽ giải quyết bài toán thanh toán không dùng tiền mặt đến 100% người dân nhưng lại thách thức ngân hàng.
"Vấn đề là Chính phủ có dám chấp nhận mô hình kinh doanh mới này hay không, nếu dám chấp nhận nhưng lại là người sau cùng chấp nhận thì cũng sẽ không có giá trị nhiều", ông Hùng đặt câu hỏi
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Ông Hùng nhấn mạnh "Chúng ta chấp nhận cái mới thì công nghệ mới của thế giới sẽ về, người tài trên toàn cầu sẽ về, nền công nghiệp mới sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, phải là sự chấp nhận sớm hơn người khác, đi trước người khác, nếu sau người khác hoặc đi cùng người khác sẽ không có cơ hội thay đổi thứ hạng hiện nay. Nếu chúng ta chấp nhận cái mới chúng ta sẽ được 1 số thứ nhưng chúng ta không có quá nhiều thứ để mất. Đó là cơ hội của Việt Nam"
Theo vị lãnh đạo này, việc chuyển đổi công nghệ số có thể gặp rào cản trong cách tiếp cận chính sách. Trong Asean thì Việt Nam đang là nước chậm nhất về kinh tế số, Thái Lan đã chuyển đổi thành công cách đây 3 năm.
"Cách tiếp cận chính sách hiện nay là cách tiếp cận truyền thống. Quản được thì mở, quản được đến đâu thì mở đến đó, không quản được thì đóng. Cách tiếp cận mới thì cái gì không biết quản thế nào thì cho tự phát triển nhưng trong một không gian và thời gian nhất định để các vấn đề được bộ lộ một cách rõ ràng. Sau đó mới hình thành chính sách, hình thành quy định để quản lý
Đây chính là một trong những cách tiếp cận chính sách phù hợp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cách tiếp cận này sẽ phù hợp để đón nhận những thay đổi mới, đón nhận những sáng tạo mới để phá hủy những cái cũ", ông Hùng phân tích.
Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh khi Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra, tương lai không nằm trên đường thẳng, không giống truyền thống, không diễn ra tuần tự. Do đó, đòi hỏi quan trọng hiện nay là tư duy đột phá và hành động.
Theo Danviet
Vụ phát hiện xác bé sơ sinh trong bụi tre: Tình tiết sốc Anh Tr. và chị H. quen nhau qua facebook. Sau 1 thời gian trò chuyện, cả 2 yêu nhau rồi về ở với nhau chứ không đăng kí kết hôn. Trước khi đến với anh Tr., H. đã có thai 4 tháng. Cháu bé đó không phải là con của anh Tr. Như Dân Việt đã đưa tin, ngày 27.12, người dân tại...