Cuộc đua khắc nghiệt tại hạng mục phim điện ảnh Cánh diều 2024
Bên cạnh sự trở lại của Trấn Thành với Mai, đường đua đến danh hiệu Cánh diều vàng 2024 ở hạng mục Phim điện ảnh ngày càng căng thẳng với nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại lẫn đề tài, đến từ cả hai dò
Từng trượt mất Cánh diều vàng 2023 vào tay Tro tàn rực rỡ và đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, Trấn Thành nhiều khả năng sẽ lấy lại tất cả với Mai, phim ăn khách nhất của năm và phá kỷ lục phim có doanh thu đứng đầu mọi thời đại tại Việt Nam (cũng là một tác phẩm khác của Trấn Thành là Nhà bà Nữ). Nhờ vào cách thực hiện mới mẻ và sâu sắc hơn, Mai chinh phục khán giả trong nước lẫn quốc tế, tạo nên cơn sốt doanh thu “có-1-0-2″ bởi câu chuyện thú vị, giàu cảm xúc và sự phối hợp ăn ý không kẽ hở từ dàn diễn viên chính lẫn phụ. Nhiều người dự đoán, Mai là ứng viên số một cho giải Cánh diều vàng năm nay.
Tuy nhiên, sự ra mắt gần đây của Hai Muối và việc bất ngờ tham dự Cánh diều 2024 vào phút chót ít nhiều khiến vị trí của Mai bị lung lay. Phim là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Vũ Thành Vinh, xoay quanh nhân vật ông Hai (Quyền Linh thủ vai) làm nghề muối có cuộc sống khó khăn nhưng vẫn quyết tâm nuôi con gái ăn học. Dù chỉ mới ra mắt, Hai Muối đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả và truyền thông. Diễn biến dễ theo dõi, câu chuyện dễ cảm và đậm màu dân dã được dự đoán sẽ ghi điểm với ban giám khảo của Cánh diều vàng. Nếu tính về đề tài, có thể xem Hai Muối chiếm ưu thế hơn một chút so với đối thủ nặng ký là Mai.
Xét về yếu tố được khán giả dành nhiều sự ưu ái và thảo luận trên các nền tảng xã hội, bên cạnh Hai Muối và Mai thì điện ảnh nhà nước cũng không hề kém cạnh với một số tác phẩm đáng chú ý, trong đó có Đào, phở và piano do NSƯT Phi Tiến Sơn làm đạo diễn. Lần đầu tiên, một bộ phim chiến tranh trở thành hiện tượng phòng vé đầy bất ngờ tại khắp các hệ thống rạp trên toàn quốc. Tựa phim này “ nóng” đến nỗi trang bán vé của nhiều rạp phim bị nghẽn mạch với lượng đặt trước khổng lồ, điều chưa bao giờ xảy ra trước đây với các sản phẩm do nhà nước sản xuất. Một điều phải ghi nhận thêm là tác phẩm này còn thu hút được sự chú ý từ khán giả trẻ đối với dòng phim lịch sử, thể loại vốn được xem là khô khan và không mạnh về yếu tố giải trí.
Bên cạnh Đào, phở và piano, còn có 3 cái tên khác là Hồng Hà nữ sĩ (đạo diễn NSƯT Nguyễn Đức Việt), Sao xanh nơi biển sóng (đạo diễn NSƯT Bùi Tuấn Dũng) và Vầng trăng thơ ấu (đạo diễn NSƯT Hồ Ngọc Xum) cũng lấy đề tài lịch sử và quân đội nhân dân. Thế nhưng, sự tiếp cận của các phim này với đa phần khán giả phổ thông vẫn hạn chế nên tương đối bất lợi về việc cạnh tranh với các phim còn lại. Mặc dù vậy, đây là một tín hiệu vui khi các yếu tố liên quan đến lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam ngày càng được các nhà làm phim lẫn công chúng quan tâm.
Tiếp nối thành công của Đào, phở và piano, NSƯT Phi Tiến Sơn đã chấp bút kịch bản cho phim Bà già đi bụi dựa theo truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, do đạo diễn Trần Chí Thành thực hiện. Với thông điệp nhân văn cùng những cảnh đẹp đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, phim mang lại cảm xúc chân thực và một góc nhìn mới. Chưa được công chiếu rộng rãi nên Cánh diều vàng 2024 là nơi tác phẩm này lần đầu tiếp cận khán giả đại chúng.
Dòng phim độc lập cũng có những gương mặt gây nổi bật. Xuất sắc đánh bại 15 tác phẩm quốc tế khác để thắng giải Phim dài đầu tay xuất sắc nhất (GWFF Best First Feature) tại Liên hoan phim Berlin lần thứ 74 và thắng giải Phim châu Á hay nhất tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng (DANAFF II), Culi không bao giờ khóc (đạo diễn Phạm Ngọc Lân) là đại diện của Việt Nam chinh chiến tại nhiều giải thưởng điện ảnh quốc tế, vậy nên khả năng chiến thắng hạng mục cao nhất tại Cánh diều vàng hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu điều này trở thành hiện thực thì “lịch sử” sẽ lặp lại với Trấn Thành như năm ngoái, khi Nhà bà Nữ để vuột giải lớn nhất vào phim Tro tàn rực rỡ.
Video đang HOT
Cánh diều 2024 còn thu hút nhiều “món ăn lạ” hiếm khi xuất hiện tại giải thưởng truyền thống này. Mặc dù gây khá nhiều tranh cãi khi ra rạp, Móng vuốt do đạo diễn Lê Thanh Sơn thực hiện tiếp tục mang đến tầm nhìn độc đáo và trẻ trung như cách mà anh đã làm với Em chưa 18 cách đây 7 năm. Không hẹn mà gặp, đạo diễn trẻ Andy Nguyễn cũng lần đầu tham dự Cánh diều vàng cùng Fanti, đối đầu với LIVE – Phát trực tiếp của đạo diễn Khương Ngọc. Cả hai phim đều đề cập đến mặt tối của mạng xã hội cũng như màu phim giật gân khá tương đồng.
Phim thanh xuân Mùa hè đẹp nhất (đạo diễn Vũ Khắc Tuận), tác phẩm về đề tài cải lương Sáng Đèn (đạo diễn Hoàng Tuấn Cường) và Đóa hoa mong manh (đạo diễn Mai Thu Huyền) dù có nỗ lực quảng bá nhưng không quá nổi bật về thành tích trong năm, hi vọng với việc tham dự Cánh diều vàng có thể giúp cả 3 tác phẩm được khán giả biết đến nhiều hơn. Trong khi đó, Gặp lại chị bầu của đạo diễn Nhất Trung dù là một tác phẩm ăn khách nhưng đề tài không mới mẻ, lại không quá khác biệt về chất lượng so với các sản phẩm trước đây của anh nên khó có thể làm nên chuyện.
Sự đa dạng tại Cánh diều 2024 còn thể hiện qua tác phẩm Quỷ cẩu, được xem là hiện tượng bất ngờ nhất của điện ảnh Việt Nam năm ngoái. Không ai nghĩ bộ phim đầu tay của đạo diễn trẻ Lưu Thành Luân vượt mốc trăm tỷ tiền vé lẫn được đánh giá cao về mặt chuyên môn. Liệu đây có phải là chú ngựa ô tại giải Cánh diều vàng 2024? Cùng là phim đầu tay, Cái giá của hạnh phúc (đạo diễn Nguyễn Ngọc Lâm) tỏ ra khá lép vế so với Quỷ cẩu nhưng vẫn mang phong vị khác biệt. Xem ra, chưa bao giờ Cánh diều vàng lại có nhiều tác phẩm đầu tay như năm nay, bao gồm Hai Muối, Culi không bao giờ khóc, Fanti, Mùa hè đẹp nhất, Quỷ cẩu và Cái giá của hạnh phúc.
Có thể nói, 18 tác phẩm trong cuộc đua tranh giải Phim điện ảnh hay nhất tại Cánh diều 2024, ngoài việc mang đến sự phong phú trong thể loại và đề tài, còn thể hiện rõ nỗ lực không ngừng để thay đổi, làm mới và ngày càng nâng cấp sau hơn 20 năm giải thưởng ra đời của Hội điện ảnh Việt Nam. Những tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được vinh danh tại Lễ trao giải vào tối 10/9/2024 tại Quảng trường Nhà hát Đó thuộc Libera Nha Trang và được trực tiếp trên nhiều nền tảng trực tuyến.
ng phim thương mại và nghệ thuật.
'Hai Muối' đối đầu với 'Quỷ Cẩu' và 'Culi không bao giờ khóc' tại Cánh diều 2024
Không chỉ có những gương mặt quen thuộc và ăn khách như mọi năm, Cánh diều vàng 2024 đang trẻ hóa với những cái tên lần đầu xuất hiện cạnh tranh ở các hạng mục quan trọng.
Lưu Thành Luân với Quỷ Cẩu
Sau màn ra mắt đầy ấn tượng của Quỷ Cẩu, cái tên Lưu Thành Luân bất ngờ sáng lên giữa rừng những nhà làm phim trẻ. Trước khi có màn chào sân với bộ phim đầu tay về chủ đề chó ma báo thù, Lưu Thành Luân đã có thâm niên hoạt động trong nghề hơn 10 năm ở vị trí dựng phim tại công ty WePro, sau đó từng đảm nhận nhiều vai trò trong các dự án phim thành công của đạo diễn Võ Thanh Hòa như Chìa khóa trăm tỷ, Nghề siêu dễ, Siêu lừa gặp siêu lầy... Phim tài liệu ca nhạc ăn khách Tri âm của ca sĩ Mỹ Tâm cũng ghi dấu tên anh ở vai trò đạo diễn hậu kỳ.
Đạo diễn Lưu Thành Luân
Quỷ Cẩu chinh phục người xem bằng cốt truyện mới mẻ, cách kể gãy gọn và thông điệp rõ ràng. Thể loại phim kinh dị vốn ít tốn bối cảnh, dàn diễn viên cũng không quá đông và lại là những cái tên với bề dày diễn xuất đáng nể cũng là một phần không nhỏ đóng góp vào thành công của Lưu Thành Luân. Qua những chia sẻ, Lưu Thành Luân cũng cho biết trong lần đầu làm phim, anh cũng gặp nhiều khó khăn khi phải làm việc với "diễn viên 4 chân" và kỹ xảo phức tạp. Bên cạnh đó, lựa chọn chào sân bằng một phim kinh dị thay vì dòng phim rom-com cũng đã là một sự mạo hiểm đáng ghi nhận. Cuối cùng thì quyết định này đã được đền đáp khi phim mang về doanh thu hơn 108 tỷ đồng, trở thành phim kinh dị Việt ăn khách nhất mọi thời đại tính đến thời điểm này. Giới làm nghề nhận định, Quỷ Cẩu là một tác phẩm tốt về cả thương mại lẫn chuyên môn, hứa hẹn sẽ là một nhân tố gây bất ngờ tại Cánh diều vàng năm nay.
Phim Quỷ Cẩu
Phạm Ngọc Lân và Culi không bao giờ khóc
Rạng sáng 25/2/2024, điện ảnh Việt Nam đã tiếp tục ghi tên vào lịch sử điện ảnh thế giới với tác phẩm Culi không bao giờ khóc do đạo diễn trẻ Phạm Ngọc Lân thực hiện. Phim xuất sắc đánh bại 15 tác phẩm quốc tế khác để thắng giải Phim dài đầu tay xuất sắc nhất (GWFF Best First Feature) tại Liên hoan phim Berlin lần thứ 74. Không chỉ vậy, Culi không bao giờ khóc còn thắng giải quan trọng là Phim châu Á hay nhất tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng (DANAFF II) vào đầu tháng 7 vừa qua.
Chuyện phim xoay một phụ nữ lớn tuổi (Bà Nguyện - NSND Minh Châu) giữ chặt mối dây liên hệ với quá khứ và hai người trẻ tuổi (Vân - Hà Phương; Quang - Xuân An) đứng trước quyết định hôn nhân. Đời sống hiện tại và những dư âm phức tạp của lịch sử Việt Nam đan xen trong góc nhìn trầm mặc, chiêm nghiệm và thơ ca.
Phim Culi không bao giờ khóc
Đạo diễn Phạm Ngọc Lân cho biết ý tưởng làm phim Culi không bao giờ khóc bắt đầu từ những cảm giác rất gần gũi với gia đình. Ngày bé anh hay được nằm cạnh bà, được bà ru ngủ bằng bài Thiên thai của nhạc sĩ Văn Cao. Từ đó, anh luôn có cảm giác gần với một cơ thể lớn hơn khi được nghe tiếng hát vào buổi trưa, tiếng cây cối ngoài vườn...
Trước Culi không bao giờ khóc, Phạm Ngọc Lân là nhà làm phim độc lập kín tiếng, cũng như không chủ động truyền thông rộng rãi khi tác phẩm được giải. Cả 4 phim ngắn do anh thực hiện là Chuyện mọi nhà (2012), Thành phố khác (2016), Một khu đất tốt (2019) và Giòng sông không nhìn thấy (2020) đều tung hoành ở các Liên hoan phim lớn trên thế giới. Dù không được đông đảo khán giả biết đến nhưng những tựa phim này đã phần nào truyền động lực cho giới làm phim trẻ độc lập tại Việt Nam tiếp tục ước mơ điện ảnh.
Đạo diễn Phạm Ngọc Lân
Sự xuất hiện của đạo diễn Phạm Ngọc Lân và Giòng sông không nhìn thấy cho thấy Cánh diều vàng ngày càng cởi mở hơn, tôn vinh không chỉ các tác phẩm gây sốt trong năm mà còn với những bộ phim độc lập đậm màu sắc cá nhân khác biệt.
Vũ Thành Vinh cùng Hai Muối
Hai Muối là dự án điện ảnh đánh dấu sự trở lại của nghệ sĩ Quyền Linh trên màn ảnh rộng sau hơn 20 năm, đồng thời là lần đầu tiên chạm ngõ điện ảnh của đạo diễn Vũ Thành Vinh. Ngay khi công bố hình ảnh đầu tiên giới thiệu nhân vật ông Hai do nghệ sĩ Quyền Linh thủ vai với tạo hình nhuốm màu sương gió nơi làng muối, khán giả đã cảm nhận được đúng nghĩa hai chữ "mộc và mặn" mà Hai Muối muốn mang lại. Gương mặt khắc khổ thấm mùi đời cùng đôi mắt chứa đựng nhiều tâm sự, chỉ với một hình ảnh chúng ta cũng có thể thấy được cả một cuộc đời "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời".
Khi công bố Hai Muối, nhiều khán giả đánh giá đây chính là phiên bản điện ảnh của Vượt lên chính mình - chương trình mà nghệ sĩ Quyền Linh đã thực hiện nhiều năm qua nhằm giúp đỡ nhiều mảnh đời khó khăn có được cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, Quyền Linh không phải là tay mơ trong phim ảnh bởi anh sở hữu nhiều tác phẩm đáng nhớ trong sự nghiệp diễn xuất, từ phim đầu tay, từ Thời đại của đàn bà con gái (1993), Bông hoa rừng Sác (1995), Người Hà Nội (1996), Đồng tiền xương máu (1998), cho đến Trùng Quang tâm sử (2002), Lục Vân Tiên (2004) hay Những tay chơi ngoại hạng (2004)...
Ngược lại, NSƯT Vũ Thành Vinh - người được mệnh danh là "ông trùm Bolero" đồng thời là đầu não của Truyền thông Khang lần đầu tự thực hiện phim điện ảnh với màu sắc riêng biệt. Tốt nghiệp chuyên ngành Đạo diễn trường Sân khấu Điện ảnh năm 1999, Vũ Thành Vinh lại thành danh trong lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình. Dù vậy trong anh, điện ảnh luôn là "giấc mơ, thánh đường không dễ chạm tới". Cuộc hội ngộ của nghệ sĩ Quyền Linh và đạo diễn - NSƯT Vũ Thành Vinh với dự án Hai Muối khiến nhiều người tò mò, đồng thời kỳ vọng về những cảm xúc mà phim sẽ mang lại. Giới làm nghề hào hứng cho rằng, sự kết hợp của người trở lại và kẻ mới bắt đầu là một ẩn số khó đoán tại giải thưởng Cánh diều vàng 2024 sắp tới, biết đâu đây sẽ là lần đầu tiên nghệ sĩ Quyền Linh chạm tay vào Cánh diều danh giá.
Đạo diễn - NSƯT Vũ Thành Vinh
Tại buổi họp báo Giải thưởng Cánh diều vàng 2024 cách đây không lâu, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam - Đỗ Lệnh Hùng Tú khẳng định Cánh diều năm nay sẽ có những đổi mới về nội dung theo hướng vừa đảm bảo tính chuyên môn cao, vừa tương tác rộng với khán giả. Quả thật, Cánh diều 2024 đang có những đổi mới đáng trân trọng trong khâu tổ chức khi mở rộng cánh cửa cơ hội cho nhiều gương mặt triển vọng của điện ảnh Việt Nam.
Sự kiện trao giải Cánh diều 2024 sẽ được tổ chức tại Libera Nha Trang vào tối 10/9 tại Quảng trường Nhà hát Đó với nhiều hoạt động phong phú cùng sự tham gia của nhiều gương mặt hàng đầu trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình của Việt Nam, đồng thời còn có sự tham gia của những gương mặt quốc tế đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ...
Cánh diều vàng 2024: Hướng đến festival du lịch - điện ảnh tầm quốc gia Hội Điện ảnh VN vừa chốt số lượng 18 phim truyện điện ảnh tranh giải Cánh diều vàng 2024. Các phim dự thi năm nay cho thấy sự đa dạng về nội dung, có cả phim lịch sử, phim độc lập thuần về nghệ thuật, phim thương mại giải trí... được sản xuất từ các hãng phim nhà nước lẫn tư nhân. Ra...