Cuộc đua gom cổ phần của tỷ phú Thái và gia tộc Scotland tại Vinamilk
Tại Vinamilk đang diễn ra cuộc đua tranh gia tăng tỷ lệ ảnh hưởng của 2 cổ đông ngoại lớn nhất là F&N của tỷ phú người Thái và Platinum Victory của gia tộc người Scotland.
Hiện tại, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang là cổ đông lớn nhất sở hữu 36,01% vốn Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk (VNM). Doanh nghiệp đứng đầu ngành sữa này cũng đang có sự hiện diện của 2 cổ đông lớn là quỹ ngoại F&N và Platinum Victory. Trong khi SCIC chưa có bất kỳ động thái nào cho thấy muốn giảm bớt lượng cổ phần sở hữu tại đây, cả F&N và Platinum Victory đang phải tranh giành mua gom từng phần nhỏ cổ phần Vinamilk trên thị trường để gia tăng tỷ lệ sở hữu.
Cuộc đua tranh của tỷ phú Thái và gia tộc tỷ phú Scotland
Mới đây nhất, F&N Dairy Investment cho biết đã không mua được 14,5 triệu cổ phiếu VNM như đăng ký trước đó, nguyên nhân vẫn là điều kiện thị trường không phù hợp. Ngay sau đó, quỹ ngoại này lập tức đăng ký mua đúng số lượng cổ phiếu VNM tương tự, nhằm nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên 18,31%. Thời gian thực hiện mua lần này từ 17/9 đến 16/10, thông qua các giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn.
Đây không phải lần đầu F&N Dairy đăng ký mua vào cổ phần VNM. Trước đó, cứ mỗi lần không đủ lượng đăng ký, quỹ ngoại này này lại đăng ký mua thêm lượng cổ phiếu mới.
F&N Dairy là quỹ ngoại thuộc sở hữu của Tập đoàn Fraser & Neave có trụ sở tại Singapore. Năm 2017, thông qua 2 quỹ đầu tư F&N Dairy và F&N BEV Manufacturing, tập đoàn này sở hữu hơn 16% vốn tại Vinamilk. Sau hơn một năm miệt mài thu gom cổ phần VNM trên thị trường, hiện Fraser & Neave đang sở hữu tổng cộng hơn 20% vốn tại Vinamilk, trong đó, riêng F&N Dairy nắm giữ là 17,31%.
Tuy nhiên, không chỉ tỷ phú Thái muốn “chiếm” Vinamilk, một cổ đông khác mà đứng sau cũng là những vị tỷ phú giàu có bậc nhất thế giới là Platinum Victory đang có động thái tương tự để gia tăng tỷ lệ sở hữu.
Hồi giữa tháng 8 vừa qua, sau khi không mua được đủ số cổ phần mong muốn, Platinum Victory đã một lần nữa đăng ký mua thêm hơn 14,5 triệu cổ phiếu VNM để gia tăng tỷ lệ sở hữu lên 11,62%. Trước đó, quỹ ngoại này đã kịp gom hơn 129.000 cổ phiếu VNM, gia tăng lượng sở hữu lên 10,62% vốn doanh nghiệp.
Giống F&N, đây cũng không phải lần đầu Platinum Victory đăng ký mua vào lượng cổ phiếu VNM như vậy. Trước đó, không dưới 3 lần quỹ ngoại này thể hiện mong muốn gia tăng tỷ lệ sở hữu tại đây.
Trong khi F&N đã tham gia vào Vinamilk từ năm 2005, thì Platinum Victory mới chỉ “nhóm ngó” doanh nghiệp này từ cuối năm 2017.
Video đang HOT
Tỷ phú Thái hay gia tộc Scotland giàu hơn?
Nhắc đến tiềm lực tài chính của 2 cổ đông ngoại tại Vinamilk, khó có thể chỉ ra ai giàu hơn ai. Trong khi F&N có sự hậu thuẫn của tỷ phú giàu thứ 2 Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi với khối tài sản ròng lên tới 14 tỷ USD, đứng sau Platinum Victory cũng là gia tộc giàu có bậc nhất Scotland.
Tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi là người sở hữu khối tài sản ròng gần 14 tỷ USD. Ảnh: Gettyimages.
Cụ thể, tỷ phú Thái Lan gắn nhiều với những thương hiệu nổi tiếng quốc tế như ThaiBev, Chang, rượu rum SangSom, F&N, và cả đội bóng ở giải ngoại hạng Anh Everton. Tài sản của ông đến chủ yếu đến từ những doanh nghiệp sở hữu các thương hiệu này
Thông qua công ty bất động sản tư nhân TCC Land và F&N, vị tỷ phú này đang sở hữu nhiều bất động sản có giá trị khổng lồ như khu Pantip Plaza ở Bangkok (Thái Lan), Khách sạn Plaza Athenee tại Manhattan (Mỹ), cùng hàng loạt chuỗi nhà hàng – khách sạn nổi tiếng khác ở Mỹ, Australia và các nước châu Á.
Tại Việt Nam, ngoài 5 tỷ USD chi ra để thâu tóm Sabeco và hàng trăm triệu USD tại Vinamilk, vị tỷ phú còn sở hữu hàng loạt khoản đầu tư trăm triệu USD tại Việt Nam.
Thông qua TTC Land, tỷ phú Charoen hiện nắm giữ 65% cổ phần tại khách sạn Melia Hà Nội; sở hữu gần như toàn bộ Khu cao ốc văn phòng Melinh Point Tower TP.HCM, cùng 70% cổ phần tại Khu nhà ở kết hợp thương mại, dịch vụ và văn phòng Thảo Điền, TP.HCM.
Tập đoàn của ông cũng đang sở hữu hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam sau khi mua lại với giá hơn 710 triệu USD, cùng với đó là Phú Thái Group…
Ông Alain Cany, đại diện Tập đoàn Jardine Cycle & Carriage (JC&C) tại Vinamilk. Ảnh: B.N.
Trong khi đó, quỹ Platinum Victory thuộc sở hữu của Tập đoàn Jardine Cycle & Carriage (JC&C), một tập đoàn đầu tư đa ngành có trụ sở tại Singapore. Tuy nhiên, JC&C chỉ là công ty con do Jardin Matheson Group (trụ sở tại Hong Kong) sở hữu 75% vốn. Đây là tập đoàn được thành lập từ năm 1832 bởi 2 đại gia người Scotland, là William Jardine và James Matheson.
Giám đốc điều hành của tập đoàn hiện nay là Ben Keswick, thuộc gia tộc tỷ phú Keswick có nguồn gốc Scotland.
Ngoài JC&C, tập đoàn này sở hữu hàng loạt doanh nghiệp tầm cỡ khác trong lĩnh vực công nghiệp, bất động sản… như Jardine Pacific, Jardine Motor, Dairy Farm, Hongkong Land…
Tại Việt Nam, tập đoàn này hiện cũng sở hữu vốn tại hàng loạt doanh nghiệp cớ lớn như 24,65% vốn tại Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE); 25,1% vốn tại Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải (THACO); 10,62% vốn tại Vinamilk hay lượng lớn cổ phần tại Ngân hàng Á Châu (ACB); KFC Việt Nam; Pizza Hut…
Trong năm 2016, JC&C có doanh thu lên tới 15,764 tỷ USD và lợi nhuận sau thuế là 1,498 tỷ USD.
Quang Thắng
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán "vào vận", đại gia "hốt tiền"
Với diễn biến của VIC trong những phiên gần đây, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đã không ngừng tăng. Riêng chỉ trong sáng nay, giá trị tài sản của vị tỷ phú này đã có thêm 2.611 tỷ đồng. Nhiều mã vốn hoá lớn khác cũng tăng giá và qua đó kéo VN-Index tăng thêm gần 7 điểm.
Giá trị tài sản cổ phiếu của các đại gia chứng khoán tăng lên nhanh chóng trong đợt phục hồi của thị trường
Tiếp nối đà tăng đã được thiết lập từ phiên hôm qua, hai chỉ số sáng nay diễn biến trong vùng giá xanh. Với số mã tăng áp đảo so với số mã giảm (151 mã tăng giá so với 116 mã giảm), VN-Index tăng tiếp 6,59 điểm tương ứng 0,67% lên 991,65 điểm.
HNX-Index tăng 0,39 điểm tương ứng 0,35% lên 111,82 điểm nhờ có 65 mã. Tuy vậy, trên sàn này, số mã giảm vẫn còn khá lớn, lên tới 61 mã.
Sự chững lại của chỉ số vào cuối phiên sáng dự báo một phiên chiều gay cấn. Tuy vậy, thanh khoản ở mức cao cho thấy, tâm lý nhà đầu tư khá lạc quan vào triển vọng của các cổ phiếu trên sàn. Có tới 100,13 triệu cổ phiếu được giao dịch trên HSX thu hút 2.128,95 tỷ đồng vào sàn này. Trên HNX, con số này là 28,42 triệu cổ phiếu tương ứng 371,38 tỷ đồng.
Cổ phiếu dầu khí mà dẫn đầu là GAS đang là điểm tựa của thị trường. GAS sáng nay tăng rất mạnh, góp vào cho VN-Index tới 2,77 điểm. Trong khi đó, VIC cũng góp vào 1,4 điểm, VNM góp 0,82 điểm. Ngoài ra, chỉ số VN-Index còn nhận được sự đồng thuận của MSN, PLX, VHM, STB, NVL...
Với diễn biến của VIC trong những phiên gần đây, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đã không ngừng tăng. Riêng chỉ trong sáng nay, giá trị tài sản của vị tỷ phú này đã có thêm 2.611 tỷ đồng.
MPC của Thuỷ sản Minh Phú sau chuỗi giảm liên tục vừa qua, sáng nay đã phục hồi mạnh 3.600 đồng mỗi cổ phiếu lên 38.900 đồng. Nhờ đó, vợ chồng ông Lê Văn Quang - bà Chu Thị Bình đã lấy lại gần 241 tỷ đồng trong tài khoản chứng khoán.
Ngoài ra, PNJ của Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận cũng tăng giá 2.000 đồng, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Mã này hiện đã đạt mức giá 101.700 đồng, dần lấy lại thất thoát trong phiên giao dịch tuần trước.
Dù vậy, không phải mã lớn nào cũng có diễn biến tích cực trong khi thị trường chung phục hồi. SAB, BVH, BID, VJC... sáng nay đồng loạt giảm giá và đã góp phần khiến mức tăng của VN-Index bị kìm hãm đáng kể.
VJC sau phiên tăng khá mạnh vào hôm qua thì sáng nay quay đầu giảm 900 đồng mỗi cổ phiếu lùi về mức giá 149.600 đồng/cổ phiếu. Do đó, chỉ trong vài giờ, tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air đã sụt giảm 125,6 tỷ đồng.
Công ty chứng khoán VCBS cho rằng, chỉ số nhìn chung sẽ có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Mặc dù vậy, các nhà phân tích đến từ công ty này vẫn lưu ý nhà đầu tư rằng: Việc ưu tiên tìm kiếm lợi nhuận trong giai đoạn này cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận mức rủi ro lớn hơn.
Vì vậy, theo khuyến nghị của VCBS, các cổ phiếu trong danh mục tại thời điểm này nên hướng tới mục tiêu đầu tư dài hạn, trong khi nhà đầu tư theo trường phái "lướt sóng" nên chú ý thêm đến khía cạnh quản trị rủi ro cũng như tránh lạm dụng đòn bẩy.
Trong khi đó, ông Nguyễn Duy Linh - Phó Giám đốc khối Môi giới khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán SSI lại nhận định, đợt giảm mạnh vừa rồi cho thấy những lo ngại về việc Fed tăng lãi suất hay là chiến tranh thương mại... gần như đã được phản ánh hết vào giá rồi.
Chính vì vậy, theo ông Linh, sau khi đã giảm về đáy rồi, thị trường nhiều khả năng sẽ tăng lên đến trên 1.000 điểm, và ngưỡng kháng cự tiếp theo đang theo dõi là 1.022 điểm.
Theo Dân trí
Hé lộ 10 CEO quyền lực nhất thế giới năm 2018 Trong danh sach nhưng ngươi quyên lưc nhât thê giơi cua Forbes công bô, co 10 CEO sơ hưu khôi tai san khung va công ty "ăn nên lam ra". Jeff Bezos - Tai san: 133 ty USD Đưng đâu trong top 10 CEO quyên lưc nhât thê giơi năm 2018 la Jeff Bezos. Amazon đa mua chuôi siêu thi Whole Foods hôi...