Cuộc đua giành chức ‘chủ tịch phố’ của ứng viên chó mèo
Giữa cuộc chiến chính trị gay gắt đang diễn ra khắp đất nước, các chú chó mèo ở Oakland, California đang cạnh tranh chức chủ tịch một khu phố.
Tại khu phố số 55, các ứng viên cho chức chủ tịch từ cuối tháng 10 tập trung vào việc ngủ trưa, ôm ấp và chơi đùa hơn là chia phe tranh cãi.
Cuộc đua chức chủ tịch khu phố 55 ở Oakland, bang California. Video: Reuters
Ít ngày nữa, vinh hạnh trở thành chủ tịch con phố sẽ thuộc về một chú chó hay mèo xứng đáng nhất. Marry Owen, 57 tuổi, giám đốc dự án, chủ của Mimi, chú chó giống Shiba Inu 11 tuổi đang vận động tranh cử, gọi cuộc thi là sự cứu vãn khỏi thái độ thù địch đang hiện hữu ở thủ đô Washington.
“Mimi đang tranh cử chức chủ tịch phố 55. Khẩu hiệu tranh cử của nó là “Nàng sẽ sủa nếu có vấn đề”, Owen nói. “Tôi nghĩ là ai cũng cần thả lỏng một chút trong mùa bầu cử đầy căng thẳng này. Vì vậy, đây chỉ là một niềm vui thuần túy trong khu phố của chúng tôi, khi chỉ cần ra ngoài và trò chuyện với những người đi bầu, để mọi người nói rằng họ vui thế nào khi nhìn thấy những chú chó mèo đang vận động tranh cử. Thật là vui”.
Cuộc đua chủ tịch phố 55 bắt đầu từ việc Wally, con mèo chủ tịch đương nhiệm, không được ủng hộ. Một vài con chó và con mèo khác đã nhân cơ hội này cạnh tranh.
Kirstyn Russell, 48 tuổi, giáo viên dạy nhiếp ảnh, chủ của Tabby, 10 tuổi, con mèo đang ứng cử với khẩu hiệu “Thay đổi tiếng meo meo”.
“Chúng tôi nghe nói có một con mèo tên là Wally tự xưng là chủ tịch phố 55 và quyết định mèo Betty nhà mình thích hợp hơn và phố 55 cần thay đổi, vì thế chúng tôi quyết định tranh cử”, Russell nói.
Maeve, con gái 8 tuổi của Russell, sẽ bỏ phiếu cho Betty.
“Nó rất giỏi, muốn phá bỏ chế độ gia trưởng, vì thế cháu quyết định bỏ phiếu cho nó”, Maeve nói.
Owen cho hay đây là một cơ hội tuyệt vời để chia sẻ tầm quan trọng của việc để trẻ em hiểu biết và tham gia các hoạt động liên quan tới quyền công dân.
“Chúng ta đang bầu cử tổng thống mà cử tri phải đủ điều kiện mới được đi bỏ phiếu. Còn ở đây, chúng tôi làm lá phiếu in hình các con vật. Kelly, hàng xóm của chúng tôi là một chuyên gia đồ họa, đã thiết kế hòm phiếu. Chúng tôi chỉ muốn dạy cho bọn trẻ về dân chủ và công bằng, bình đẳng, công lý. Chúng tôi sẽ để trẻ con trong phố đưa ra lựa chọn, bỏ phiếu, nói một chút về nền dân chủ và đất nước Mỹ. Tất nhiên có kẹo vì đó là đêm Halloween”, Owen nói.
Rachel Kadne, 43 tuổi, thủ thư trường học, đưa chú chó ngao Macy 6 tuổi của mình ra tranh cử.
“Số lượng thú cưng tham dự thật đáng kinh ngạc. Đây là một cách để cả khu phố cùng vui vẻ”, Kadner nói.
Bỏ phiếu qua thư ảnh hưởng thế nào đến bầu cử Mỹ?
Trong suốt nhiều tháng vận động tranh cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn bảo vệ quan điểm cho rằng bỏ phiếu qua thư là hình thức bầu cử không đáng tin cậy, là "thảm họa" và gây ra tình trạng "hoàn toàn mất kiểm soát".
Ông Trump không hài lòng khi người chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ có thể không được xướng tên vào tối ngày 3.11.
Bầu cử qua thư trên thực tế không phải là hình thức mới. Hình thức bầu cử này đã xuất hiện từ lâu nhưng chỉ đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, hình thức này mới thực sự gây chú ý. Tính đến ngày 1.11, ước tính đã có 92 triệu người dân Mỹ đi bỏ phiếu sớm, bao gồm cả bỏ phiếu theo hình thức gửi qua đường bưu điện.
Trả lời họp báo ngày 23.9, Tổng thống Trump nói: "Chúng ta sẽ xem chuyện gì xảy ra". Ông Trump đưa ra tuyên bố trên khi được hỏi rằng liệu có chấp nhận chuyển giao quyền lực một cách hòa bình hay không. "Bỏ hình thức bầu cử qua thư đi và sẽ có cuộc chuyển giao hòa bình", ông Trump nói.
"Bầu cử qua thư là hình thức hỗn loạn, vượt ngoài tầm kiểm soát. Đảng Dân chủ biết điều này hơn bất kì ai khác", ông Trump nói thêm. Đến ngày hôm sau, ông Trump nói bỏ phiếu qua thư là "một trò lừa đảo lớn".
Hầu hết các chuyên gia không đồng tình với tuyên bố của ông Trump. "Tổng thống nói rằng bỏ phiếu qua thư sẽ có gian lận. Trên thực tế, không có bằng chứng nào về điều này. Không có bằng chứng nào cho thấy các bang bỏ phiếu qua thư có tỉ lệ gian lận phiếu bầu cao hơn. Trên thực tế, gian lận phiếu bầu là rất hiếm gặp", Rick Hasen, một học giả về luật bầu cử, nói.
Ông Trump không hề hứng thú với hình thức bỏ phiếu qua thư vì tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bầu cử.
Engin Kirda, giáo sư khoa học máy tính tại Northeastern, giám đốc điều hành của Viện Bảo mật và Quyền riêng tư trên mạng, nói trên lý thuyết, có thể có giả mạo khi bỏ phiếu qua thư.
"Nó giống như gian lận séc. Một ai đó có thể ký séc giả và rút được tiền mặt từ ngân hàng, từ đó kiếm được một số tiền. Nhưng có khả năng cao là sẽ bị phát hiện và bị bắt. Làm như vậy không đáng", Kirda nói. "Chúng ta chưa từng thấy gian lận séc quy mô lớn nên việc gian lận hàng triệu phiếu bầu qua thư là điều rất khó xảy ra".
Gần đây, ông Trump cũng phàn nàn về việc một số bang ở Mỹ được Tòa án Tối cao cho phép tiếp nhận phiếu bầu qua thư sau thời hạn bầu cử ngày 3.11, miễn là phiếu bầu được gửi đi trước thời hạn chót.
Ai chiến thắng trong cuộc bầu cử thường được công bố ngay trong tối ngày 3.11, "từ xưa đến nay vẫn vậy và bây giờ cũng nên như vậy", ông Trump phát biểu với các phóng viên trong cuộc vận động tranh cử tại bang North Carolina vào ngày 1.11.
Theo các chuyên gia, cuộc bầu cử năm nay sẽ chứng kiến lượng phiếu bầu qua thư lớn chưa từng thấy vì người dân Mỹ e ngại chuyện đến địa điểm bầu cử do đại dịch Covid-19. Do đó, có thể phải mất nhiều tuần, các bang ở Mỹ có thể công bố kết quả sơ bộ, rằng ai sẽ là người chiến thắng.
Việc gia tăng bỏ phiếu qua thư cũng có thể dẫn đến nhiều phiếu bầu tạm thời hơn, làm tăng số phiếu cần phải kiểm đếm. Ở nhiều bang, những cử tri chưa xác định được rằng có đủ tư cách tham gia bỏ phiếu hay không vẫn có thể bỏ phiếu tạm thời. Tuy nhiên, lá phiếu này được để riêng và chỉ được tính khi cử tri đó sau đó được xác nhận là đủ điều kiện.
Một vấn đề khác khiến ông Trump không thoải mái với hình thức bỏ phiếu qua thư là vì bỏ phiếu theo hình thức này có tỉ lệ phiếu bầu bị từ chối rất cao, rất dễ xảy ra thất lạc và có sai sót, theo Guardian. Trong khi đó, mỗi bang ở Mỹ lại có hình thức kiểm phiếu khác nhau, dẫn đến sự không thống nhất và có thể làm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.
Bỏ phiếu qua thư là hình thức bầu cử có tỉ lệ phiếu bầu bị từ chối cao đáng kể ở Mỹ.
Phóng viên Thomas Edsall của tờ New York Times viện dẫn trường hợp của bang chiến địa Pennsylvania. Tòa án bang hồi tháng trước đã ra phán quyết yêu cầu các đơn vị bầu cử loại bỏ các phiếu bầu qua thư được gửi đến theo hình thức "phiếu bầu trần".
"Phiếu bầu trần" là phiếu bầu qua thư hợp lệ, nhưng lại được bỏ thẳng vào phong bì lớn mà không cho vào một phong bì bảo mật màu trắng nhỏ hơn có in dòng chữ "Phiếu bầu chính thức".
Tòa án tối cao bang Pennsylvania đã ra phán quyết rằng những phiếu bầu không được bỏ vào phong bì bảo mật khi gửi qua đường bưu điện sẽ không được tính và sẽ bị các đơn vị bầu cử từ chối.
Ít nhất 15 bang khác ở Mỹ áp dụng hình thức phong bì mật, bao gồm cả bang chiến địa như Florida hay Ohio. Nhưng đơn vị bầu cử ở các bang này lại chấp nhận cả "phiếu bầu trần", chứ không loại thẳng tay như Pennsylvania.
Cuối cùng, tờ New York Times đưa ra thống kê vào năm 2012, cho thấy phiếu bầu qua thư có tỉ lệ bị loại cao gấp đôi so với hình thức trực tiếp đi bầu cử và luôn tiềm ẩn sai sót.
Louis DeJoy, giám đốc cơ quan Dịch vụ Bưu chính Mỹ (USPS) cũng thừa nhận, một lượng lớn lá phiếu gửi qua đường bưu điện đặt ra thách thức lớn đối với cơ quan này. Không loại trừ khả năng USPS sẽ không kịp chuyển phiếu bầu của cử tri tới điểm bầu cử trước thời hạn chót hoặc có sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển, ông DeJoy cho biết, theo Guardian.
Biden kết thúc đêm vận động cuối, kêu gọi 'đòi lại' nền dân chủ Ứng viên Dân chủ Biden kết thúc cuộc vận động tranh cử lớn cuối cùng và liên tục kêu gọi cử tri "đòi lại" nền dân chủ Mỹ từ Trump. "Đã đến lúc vùng lên và đòi lại nền dân chủ của chúng ta. Chúng ta có thể làm được điều này", ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden nói khi...