Cuộc đua công nghệ tàu ngầm chiến lược: Các nước chiếu dưới
Anh có thể phải nhờ Mỹ, trong khi Pháp vẫn chưa có ý định đóng tàu ngầm chiến lược mới.
Tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa đạn đạo là thành tố chủ chốt trong lực lượng hạt nhân chiến lược của cả Anh và Pháp. Anh đã thải loại những tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân cuối cùng của không quân từ giữa những năm 1990. Pháp cũng làm điều tương tự với lực lượng hạt nhân mặt đất.
Dù rất coi trọng PLARB song hai cường quốc hạt nhân này chỉ được xếp vào hàng “chiếu dưới” so với Nga và Mỹ trong cuộc đua tàu ngầm chiến lược.
Anh
Năm 1993, Hải quân Hoàng gia Anh đã nhận được chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc Dự án Vanguard. Sau đó, thêm 3 chiếc nữa đã được hoàn thiện và chuyển giao.
Những chiếc PLARB Vanguard được chế tạo nhằm thay thế những chiếc Resolution đã lạc hậu nhưng trên thực tế cũng chỉ là phiên bản phát triển trên cơ sở của loại tàu bị thay thế. Về tiêu chí kích cỡ và lượng dãn nước, tàu ngầm nguyên tử Vanguard của Anh thua kém các mẫu cùng loại của nước ngoài. Tàu dài 150 m và có lượng dãn nước 15.900 tấn. Tuy nhiên, số lượng tên lửa đạn đạo mỗi tàu có thể mang cũng lên tới 16 quả và cũng là loại Trident II D5 như tàu ngầm Ohio của Mỹ.
Tàu ngầm lớp Vanguard của Anh
Để hiểu được tầm quan trọng của PLARB đối với Anh, cần biết một số đặc điểm của lực lượng hạt nhân chiến lược quốc đảo “sương mù” này. Vào giữa những năm 1990, Anh loại bỏ tên lửa đạn đạo cuối cùng cũng như đầu đạn hạt nhân cuối cùng của không quân. Chính vì thế, nhiệm vụ kiềm chế hạt nhân đã được chuyển giao toàn bộ cho hải quân.
Ban đầu, Anh dự định đóng 6-7 chiếc Vanguard nhưng đến cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh lại quyết định cắt giảm xuống còn 4 chiếc để tiết kiệm. Về lý thuyết, hải quân Anh có khả năng triển khai tối đa 64 tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, Anh chỉ đặt hàng mua của Mỹ 58 quả tên lửa Trident. Không những thế, tên lửa sản xuất cho Anh chỉ có thể mang tối đa 3 đầu đạn thay vì 6 đầu đạn.
Như vậy, trên mỗi tàu ngầm Vanguard chỉ được trang bị tối đa 48 đầu đạn hạt nhân, thay vì 96 đầu đạn theo tiêu chuẩn. Khi đó, Anh cũng dự định chỉ duy trì trực chiến thường xuyên một chiếc duy nhất trong số 4 chiếc Vanguard.
Video đang HOT
Đến cuối những năm 1990, Anh đã soạn thảo các chương trình khác nhau nhằm đảm bảo an ninh chiến lược, trong đó có lực lượng hạt nhân. Rất nhiều ý tưởng được đề xuất, song cho đến nay phần lớn vẫn chưa được thực hiện. Có một điểm chung là người Anh dành sự quan tâm rất lớn đối với PLARB được trang bị tên lửa do Mỹ sản xuất. Nhiều chuyên gia đã đề xuất cần phải thay thế, hoặc ít nhất là hiện đại hóa.
Tình hình càng trở nên cấp thiết hơn khi chiếc Vanguard đầu tiên dự kiến chỉ có thể phục vụ tới cuối thập kỷ này, sau đó buộc phải thải loại và thay thế bằng tàu ngầm khác.
Cuối năm 2006, Bộ Quốc phòng Anh đã lập kế hoạch sơ bộ hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến lược. Gần 25 tỷ bảng đã được dự kiến chi, trong đó có các gói cho tái thiết hạ tầng hải quân, phát triển đầu đạn hạt nhân và một phần chi cho dự án chung giữa Anh và Mỹ hợp tác hiện đại hóa tên lửa Trident II D5. Phần lớn số tiền (11-14 tỷ bảng) được dự kiến chi cho việc đóng các tàu ngầm nguyên tử mới.
Khi đó, cũng có ý kiến cho rằng chỉ cần hiện đại hóa các PLARB hiện có với công nghệ và trang thiết bị hiện đại hơn. Cách làm này được cho là sẽ kéo dài “tuổi thọ” của Vanguard thêm tối thiểu 5 năm.
Mùa xuân năm 2011, Chính phủ Anh đã thông qua phương án trị giá 25 tỷ bảng. Một vài yêu cầu chính đối với PLARB tương lai cũng đã được đề xuất. Mật danh của PLARB tương lai được gọi là Trident và dự kiến vẫn trang bị tên lửa đạn đạo Trident II D5 mà các tàu Vanguard hiện đang sử dụng. Người Anh cũng dự kiến sẽ trang bị cho Trident lò phản ứng loại mới, còn trang thiết bị cho tàu sẽ lấy của dự án tàu ngầm nguyên tử đa năng Astute.
Hình ảnh đồ họa tàu ngầm Trident tương lai của Anh
Mặc dù đã được lên kế hoạch, dự án Trident hiện vẫn chưa bắt đầu. Quyết định cuối cùng dự kiến chỉ được đưa ra vào năm 2016. Nếu Anh quyết tâm đóng PLARB mới theo công nghệ trong nước thì chiếc tàu đầu tiên sẽ được chuyển giao cho hải quân vào khoảng năm 2028.
Số phận của Trident, hay bất kỳ chương trình hiện đại hóa PLARB nào khác của Anh, hiện vẫn chưa rõ ràng. Bộ Quốc phòng Anh vẫn đang lưỡng lự, trong khi quốc hội nước này tiếp tục thảo luận về vấn đề hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến lược cũng như việc duy trì lực lượng này một cách hợp lý trong tương lai.
Nếu được thực hiện, một dự án chế tạo PLARB mới sẽ rất đắt đỏ. Giới chuyên gia thậm chí còn hoài nghi năng lực thực sự của Anh trong việc chế tạo mẫu tàu ngầm mới. Chính vì vậy đã có đề xuất Anh nên từ bỏ tham vọng tự sản xuất PLARB mà tham gia vào chương trình Tàu ngầm Thay thế Ohio (Ohio Replacement Submarine) của Mỹ.
Pháp
Từ năm 1997 đến 2010, hải quân Pháp đã được chuyển giao 4 chiếc PLARB Triomphant. Những tàu này được sản xuất để thay thế các tàu ngầm đã lạc hậu thuộc dự án Redoutable. Sau khi từ bỏ hoàn toàn các tên lửa đạn đạo bố trí trên mặt đất, các tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa đạn đạo đã trở thành thành tố chủ lực của lực lượng hạt nhân chiến lược Pháp.
Các tàu ngầm Triomphant của Pháp thậm chí còn nhỏ hơn các tàu Vanguard của Anh khi chỉ dài 138 m và có lượng dãn nước 14.300 tấn. Mỗi tàu có 16 hầm phóng tên lửa đạn đạo do Pháp sản xuất. Ngoài ra, tàu cũng được trang bị vũ khí ngư lôi.
Tàu ngầm nguyên tử Vigilant lớp Triomphant của Pháp
Ba chiếc Triomphant đầu tiên được trang bị tên lửa đạn đạo M45 do hãng Aerospatiale sản xuất. Tên lửa này có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách tối đa 6.000 km. Với khối lượng phóng 35 tấn, tên lửa M45 có thể mang theo 6 đầu đạn hạt nhân TN 75 với sức công phá 110 kt. Thực tế thì M45 cũng chỉ là bản cải tiến của tên lửa M4 vốn được trang bị trên tàu ngầm Reboutable từ giữa những năm 1980.
Sự khác biệt cơ bản giữa M4 và M45 là tầm bắn khi M45 có thể bay xa hơn mẫu cũ 20%. Hỗi giữa những năm 1990, quân đội Pháp đã đặt mua 48 tên lửa M45. Số lượng này đủ để trang bị cho toàn bộ 4 chiếc Triomphant và qua đó đảm bảo cho Pháp có thể cùng lúc duy trì trực chiến thường xuyên 2 chiếc trong số đó.
Tên lửa M51 của Pháp
Chiếc Triomphant đầu tiên của Pháp đã phục vụ hơn 20 năm, trong khi chiếc thứ tư mới hoạt động gần 5 năm. Những chiếc tàu này hiện vẫn chưa cần phải đại tu hoặc thay thế. Tuy vậy, ngay từ trước khi hoàn tất dự án đóng 4 chiếc Triomphant, Pháp đã lên kế hoạch hiện đại chúng.
Theo đó, chiếc tàu thứ tư được đóng theo seri Terrible. Sự khác biệt cơ bản nằm ở hệ thống vũ khí với tên lửa M51. Tên lửa mới cũng được trang bị đầu đạn tương tự M45 nhưng nặng hơn và có khả năng bay xa người “anh em”. M51 có khối lượng phóng 52 tấn và có tầm bắn 8.000-10.000 km. Hiện nay, Pháp đang tiến hành phát triển đầu đạn mới có sức công phá lớn hơn.
Mặc dù gặp phải một số trục trặc trong quá trình thử nghiệm, M51 vẫn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quân đội Pháp. Theo kế hoạch, toàn bộ tàu ngầm Triomphant sẽ được trang bị tên lửa mới này. Trong các đợt sửa chữa theo kế hoạch, 3 chiếc Triomphant đầu tiên sẽ được lắp đặt các thiết bị mới để tích hợp M51. Chiếc tàu thứ hai thuộc lớp này là Vigilant sẽ là tàu đầu tiên trong số 3 chiếc được trang bị M51, sau đó mới đến lượt “anh cả” Triomphant và chiếc thứ ba là Temeraire. Kế hoạch này dự kiến sẽ được hoàn tất vào năm 2020.
Khác với Nga, Mỹ và Anh, người Pháp hiện vẫn chưa lên chương trình đóng PLARB mới. Để tăng cường tiềm lực của lực lượng hạt nhân chiến lược, người Pháp tập trung chế tạo và đưa vào sử dụng các loại tên lửa mới có tính năng tốt hơn. Phương án này cho phép người Pháp duy trì khả năng chiến đấu cần thiết trong một thời gian dài nhưng vẫn có thể tiết kiệm.
Theo Khám Phá
Trung Quốc đã vượt Mỹ về số lượng tàu ngầm
Trung Quốc hiện có nhiều tàu ngầm thông thường và tầu ngầm nguyên tử hơn Mỹ, và đang tiếp tục đóng thêm nhiều tàu mới.
Tàu ngầm và chiến hạm Trung Quốc tham gia cuộc thao diễn hải quân quốc tế ngày 24/04/2009 ngoài khơi Thanh Đảo, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc - REUTERS.
Trung Quốc hiện có nhiều tàu ngầm thông thường và tầu ngầm nguyên tử hơn Mỹ, và đang tiếp tục đóng thêm nhiều tàu mới. Hải quân Hoa Kỳ ngày 25/2/2015 đã lên tiếng báo động về tình hình trên nhân một cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ, RFI đưa tin.
Trước Tiểu ban Hải quân, thuộc Ủy ban Quân sự Hạ viện, Phó Đô đốc Joseph Mulloy, một Phó Tư lệnh chuyên trách năng lực và tiềm lực của Hải quân Mỹ đã cho rằng, về chất lượng thì tàu ngầm Trung Quốc vẫn thua kém nhiều so với tàu ngầm Mỹ.
Số lượng cụ thể của tàu ngầm Trung Quốc không được rõ, nhưng bản báo vào năm ngoái 2014 của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi đến Quốc hội, đã ước tính rằng Trung Quốc có đến 77 chiến hạm chính, hơn 60 chiếc tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ cỡ lớn và cỡ trung bình, cùng với 85 tàu nhỏ có trang bị tên lửa dẫn đường.
Điều đáng lo ngại hơn, theo Phó Đô đốc Mulloy, là Bắc Kinh đang ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động của hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, với thời gian hoạt động được kéo dài thêm.
Một cách cụ thể, Trung Quốc đã cho tiến hành ba vụ triển khai tại Ấn Độ Dương, và thời gian hoạt động ngoài khơi của loại tàu ngầm chiến lược trang bị tên lửa đạn đạo đã được kéo dài lên thành 95 ngày.
Từ nhiều tháng nay, giới chức lãnh đạo quân đội Mỹ thường xuyên lên tiếng cảnh báo về tình trạng Trung Quốc đang chạy đua vũ trang, và nhấn mạnh sự cần thiết đối với Hoa Kỳ là phải duy trì thế mạnh công nghệ quân sự của mình đối với các nước như Trung Quốc hay Nga.
Về phần mình, Washington cũng phê phán Bắc Kinh về việc dùng sức mạnh quân sự để thúc ép các nước láng giềng trong các vụ tranh chấp chủ quyền.
Theo NTD/Bizlive
Trung Quốc muốn chế tạo tàu ngầm có thể tới bờ biển Mỹ trong chưa tới 2 giờ Đi từ Thượng Hải tới San Francisco trong chưa đầy 2 giờ nghe có vẻ không tưởng, nhưng Trung Quốc tin rằng nước này sẽ thiết kế thành công một phương tiện dưới nước có thể biến ý tưởng đó thành hiện thực. Trung Quốc muốn phát triển tàu ngầm siêu thanh. Trung Quốc đã tiến gần hơn một bước nhằm chế tạo...