Cuộc đua chế tạo tiêm kích huấn luyện mới cho không quân Mỹ
Boeing đang đối đầu với Lockheed Martin để giành hợp đồng sản xuất thế hệ máy bay phản lực huấn luyện tiếp theo cho không quân Mỹ.
Hãng Lockheed Martin và Boeing đang ganh đua quyết liệt trong dự án cung cấp mẫu tiêm kích phản lực huấn luyện mới cho không quân Mỹ thay thế các phiên bản T-38 Talon đã sử dụng suốt 50 năm qua, theo National Interest.
Cuối năm ngoái, Boeing cho bay thử nghiệm mẫu máy bay kỹ thuật số thế hệ mới trong dự án T-X, trong khi mẫu T-50A của đối thủ Lockheed mới thực hiện chuyến bay đầu tiên hồi tháng 4.
Boeing tỏ ra tự tin với sản phẩm của mình khi cho biết T-X sẽ là giải pháp tiết kiệm cho không quân Mỹ bởi nó có mức giá rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh như T-50A hay Leonardo T-100. Đây cũng được coi là mẫu tiêm kích huấn luyện được tối ưu cho quá trình sản xuất và hỗ trợ trong tương lai.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Dave Majumdar cho rằng dự án T-X của Boeing vẫn có nhiều điểm yếu. Việc thiết kế hoàn toàn mới sẽ đòi hỏi nhiều chi phí nghiên cứu chế tạo. Khách hàng cũng có thể đặt câu hỏi về tính năng thật sự của Boeing T-X, khi nó chưa từng được chứng minh trong thực tế. Đây là điểm mà mẫu T-50A của Lockheed Martin chiếm lợi thế.
Phiên bản T-50A được phát triển từ tiêm kích hạng nhẹ FA-50, một phiên bản của máy bay huấn luyện siêu âm KAI T-50 Golden Eagle do Hàn Quốc chế tạo. Mẫu phi cơ này đã trải qua 15 năm vận hành ở nhiều quốc gia khác nhau, khác với dự án T-X do Boeing đề xuất.
Video đang HOT
Tiêm kích T-50A bay thử chuyến đầu tiên. Ảnh: CNBC.
Bên cạnh đó, dự án tiêm kích huấn luyện thế hệ mới của Mỹ nhằm mục đích tìm kiếm máy bay giúp phi công làm quen với hệ thống trên tiêm kích tàng hình F-22 và F-35. Đây đều là những sản phẩm của Lockheed Martin, cho phép họ nắm rõ các đặc điểm cần có trên T-50A.
Vẫn cần thêm nhiều cuộc thử nghiệm khác trước khi không quân Mỹ lựa chọn dòng tiêm kích để thay thế mẫu T-38 Talon. Hiện tại, Boeing vẫn đang nắm lợi thế dẫn trước, nhưng điều này không bảo đảm họ có thể giành hợp đồng, chuyên gia Majumdar kết luận.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Căn cứ Mỹ ngừng bay tiêm kích F-35 vì nhiều phi công ngạt thở
Không lực Mỹ quyết định dừng các chuyến bay của F-35 ở căn cứ thuộc bang California sau hàng loạt sự cố thiếu oxy của phi công.
Các phi công trên F-35 gặp hiện tượng bị thiếu oxy. Ảnh minh họa: Azcentral
Đại uý Mark Graff, phát ngôn viên Không lực Mỹ, hôm 10/6 cho biết các tiêm kích F-35 tại Căn cứ Không quân Luke, thành phố Glendale, bang California đã bị ngừng hoạt động sau khi xảy ra 5 trường hợp phi công bị thiếu dưỡng khí khi bay kể từ ngày 2/5, Azcentral đưa tin.
Theo đó, các phi công báo cáo họ có triệu chứng giảm oxy trong máu, hay còn gọi là hiện tượng mất oxy trong khi bay. Họ phải sử dụng hệ thống cung cấp oxy dự phòng trên máy bay để hạ cánh an toàn.
Ông Graff cho biết quyết định dừng hoạt động chỉ áp dụng với các siêu tiêm kích F-35 tại căn cứ Luke để điều tra. Các máy bay F-35 hoạt động ở 5 căn cứ khác không bị ảnh hưởng.
Trong nỗ lực tìm ra nguyên nhân sự cố, không quân Mỹ đã lập đội hành động gồm các kỹ sư, chuyên gia bảo dưỡng và chuyên gia y tế trên không để xem xét các sự cố ở Luke.
Thiếu tướng Brook Leonard, Chỉ huy trưởng phi đội 56 tại Luke, cho biết không quân đang xem xét các vụ việc này một cách nghiêm túc, quan tâm đến sự an toàn và sức khoẻ của các phi công.
"Chúng tôi đang thực hiện các bước đi cần thiết để tìm ra nguyên nhân của các sự cố", ông nói.
Rebecca Heyse, người phụ trách truyền thông tại căn cứ Luke, cho biết 5 phi công than phiền về giảm oxy huyết là những người bay trên các máy bay F-35 khác nhau. Họ gặp phải nhiều triệu chứng, từ chóng mặt, mất phương hướng đến tê chân tay.
Căn cứ Luke cam kết sẽ đào tạo lại cho các phi công về việc làm sao phát hiện và xử lý với tình trạng bị thiếu oxy khi đang bay, nhằm bảo đảm họ vẫn hạ cánh an toàn nếu gặp tình huống này.
Không lực Mỹ từng gặp tình huống tương tự hồi 2011, khi các phi công tiêm kích F-22 Raptor phàn nàn về triệu chứng giống như bị thiếu oxy trong các chuyến bay. Sau đó F-22 bị tạm ngừng trong 5 tháng cho đến khi nhà chức trách phát hiện nguyên nhân gây trục trặc cho việc cung cấp oxy nằm trong áo gile của phi công.
Khánh Lynh
Theo VNE
Trung Quốc tuyên bố đang theo dõi Mỹ trên Biển Đông Trung Quốc hôm nay 9/6 lớn tiếng tuyên bố nước này vẫn đang theo dõi mọi động thái quân sự của Mỹ trên Biển Đông sau khi Không quân Mỹ điều hai máy bay ném bom diễn tập cùng một tàu khu trục tại vùng biển này. Tàu tấn công đổ bộ USS Boxer của Mỹ (Ảnh: Reuters) Theo Reuters, Bộ Quốc phòng...