Cuộc đời vui ít, buồn nhiều của nghệ sĩ hài đất Bắc
Mang tiếng cười giòn giã tới cho khán giả song phía sau ánh đèn sân khấu, nghệ sĩ Minh Vượng lại có chuyện đời đầy xót xa khi cô đơn tuổi già với nhiều căn bệnh trong người.
Cố nghệ sĩ Văn Hiệp
Cố nghệ sĩ Văn Hiệp tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1942, quê gốc ở xã Lạc Trung, Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khóa đầu tiên Đại học Sân khấu Điện ảnh, ông được nhận về công tác tại Nhà hát kịch Việt Nam. Từ 1963 đến 1990, ông công tác tại Nhà hát Kịch Trung ương và năm 1990, chuyển công tác sang Cục Văn hoá Thông tin.
Tháng 4/2013, gương mặt kỳ cựu của màn ảnh Việt đã ra đi mãi mãi sau khi chống chọi với cơn bạo bệnh để lại niềm thương tiếc cho gia đình, người thân, bạn bè và khán giả. Những câu chuyện đời thường nhiều vất vả và xót xa sau ánh đèn sân khấu của ông lúc này mới dần được hé lộ.
Trong những năm cuối đời, nghệ sĩ Văn Hiệp đối mặt với tình trạng ốm đau bệnh tật liên miên và tài chính sống không mấy dư dả. Ông bị đại tràng, suy thận, tràn dịch màng phổi. Theo chia sẻ của con trai, cố nghệ sĩ biết mình bị bệnh nhưng nhất định không chịu vào viện và “kỳ cạch đi đóng phim” cho tới ngày đổ bệnh hẳn.
Nghệ sĩ Văn Hiệp.
Không chỉ đối mặt với tử thần, chống chọi với bệnh tật trong những năm cuối đời, nghệ sĩ Văn Hiệp còn cô đơn tuổi già khi “xa vợ” hơn 20 năm. Ông tâm sự, hồi xưa cuộc sống khốn khó, vợ ông đi xuất khẩu lao động sang Đức rồi không về. Mặc dù ông cũng đã khuyên can, thậm chí cảnh cáo bà nếu không về là mất chồng đấy nhưng vẫn không xoay chuyển được tình thế. Hơn 2 thế kỷ, ông vừa lặn lội đi đóng phim, vừa tần tảo đóng vai trò của cả bố và mẹ trong gia đình.
Lúc còn sinh thời, dù sức khỏe đã yếu, song cứ có lời mời hợp lý là ông lại nhận “sô” ở các tỉnh và phóng xe máy đi diễn, một phần là để kiếm thêm thu nhập nhưng một phần là để ông quên đi nhiều căn bệnh mãn tính giày vò cơ thể, quên đi cả nỗi cô đơn trong cuộc sống thường ngày.
Cố nghệ sĩ Văn Hiệp gắn liền với hình ảnh ông trưởng thôn, lão nông dân thật thà, tốt bụng và hài hước với thân hình gầy gò, khuôn mặt khắc khổ, phong cách xuề xòa trong các tiểu phẩm hài. Dù chuyện đời không ít những xót xa, bế tắc song cố nghệ sĩ Văn Hiệp luôn giấu nỗi niềm của riêng mình và chỉ mang tới cho khán giả những vai diễn hài hước mà thâm thúy.
Cống hiến hết mình cho nghệ thuật với không ít vai diễn lớn nhỏ song trước khi nhắm mắt xuôi tay, khi đã ở cái tuổi gần thất thập cổ lai hy, Văn Hiệp vẫn chưa có một danh hiệu nào. Vào ngày 11/4, trong lễ viếng và truy điệu nghệ sĩ Văn Hiệp, các nghệ sĩ Hà Nội chuyền tay nhau ký vào tờ đơn do đạo diễn, NSND Khải Hưng soạn thảo xin truy tặng danh hiệu NSƯT cho ông. Tới ngày 10/10/2013, nửa năm sau ngày mất, Văn Hiệp đã được truy tặng danh hiệu NSƯT.
Cố nghệ sĩ Tuấn Dương
Là nghệ sĩ, diễn viên kỳ cựu của Đoàn kịch Công an nhân dân song cố nghệ sĩ Tuấn Dương bén duyên với phim truyền hình và ghi dấu ấn trong lòng những khán giả màn ảnh nhỏ qua các phim: Đất và người, Làng ven đô, Chuyện đã qua, Lều chõng… Cố nghệ sĩ Tuấn Dương “chết vai” với hình ảnh một người nông dân, một trưởng thôn, một ông chồng, một tay buôn… sợ vợ và luôn mang lại tiếng cười cho mọi người qua những vai hài dí dỏm nhưng sâu sắc.
Nghệ sĩ Tuấn Dương kết hôn muộn vào năm 2009. Vợ ông đã trải qua một lần đò và có con riêng. Tuấn Dương rất muốn có một đứa con nhưng tâm nguyện này chưa thể hoàn thành trước lúc ông nhắm mắt xuôi tay. Ông từng nói: “Nhìn lại, vèo một cái đã chạm đến tuổi già mà mình vẫn chưa có một gia sản gì đáng giá trong tay. Có lúc tôi cũng chạnh lòng thương cho chính mình, nhưng biết sao được, đó là số phận rồi. Cũng không vì thế mà tiếng cười của mình bớt đi sự thoải mái”.
Nghệ sĩ Tuấn Dương.
Tháng 11/2013, khán giả yêu mến “Xuân tóc đỏ” bàng hoàng trước thông tin người nghệ sĩ ra đi mãi mãi do căn bệnh ung thư thực quản. Theo chia sẻ của vợ nghệ sĩ, trước đó, ông cảm thấy khó nuốt, gặp vấn đề trong ăn uống nên đã đi vào bệnh viện khám và kiểm tra một mình. Lúc biết mình bị ung thư ông giấu tất cả mọi người, không cho ai biết một thời gian. Thậm chí, thời gian đầu, do vẫn còn nhiều hợp đồng đóng phim, nên cố nghệ sĩ Tuấn Dương nhất quyết không chịu điều trị hóa chất mà chỉ chữa bằng đông y để giảm những cơn đau.
Video đang HOT
Vợ của cố nghệ sĩ Tuấn Dương từng chia sẻ, ông đi diễn, dù vai chính hay vai phụ đều không quan trọng, cốt là được cười, được mang niềm vui tới cho mọi người. Có khi, ông chẳng để ý cát-xê là bao nhiêu đã nhận lời tham gia phim hoặc lồng tiếng. Ông bảo, sống đừng đè năng quá nhiều về tiền mới thanh thản được. Có lẽ cũng chính vì suy nghĩ đó mà căn nhà nhỏ nơi nghệ sĩ sống những ngày cuối đời khá đơn sơ, không có quá nhiều đồ đạc giá trị, có chăng là chiếc tivi, tủ lạnh và cái máy giặt cũ kĩ. Xung quanh nhà cũng có dấu hiệu thời gian với những vết mốc, sơn bong ra…
NSƯT Phạm Bằng
Khởi nghiệp từ sân khấu kịch nhưng nghệ sĩ Phạm Bằng được đông đảo khán giả biết đến và yêu mến sau khi gắn bó với truyền hình. Đóng rất đạt những vai chính diện nhưng ông lại ghi dấu ấn trong lòng người ở những vai diễn hài cười đến chảy nước mắt khi vào vai sếp Bằng hói, về nhà sợ vợ, ở cơ quan sợ các cô thư ký mặt hoa da phấn vì thói “ăn vụng”.
NSƯT Phạm Bằng.
Tiếng là vui vẻ, hài hước vậy, nhưng trong đời sống thực, ít ai biết, thường trực bên Phạm Bằng là một nỗi cô đơn xâm chiếm mỗi lần trở về nhà sau những vai diễn hài mua vui cho thiên hạ. Bố ông mất sớm, để lại người vợ góa trẻ 24 tuổi và 3 người con. Mẹ ông ở vậy nuôi chị em ông khôn lớn, một tay cụ chèo lái con thuyền gia đình. Chính điều đó khiến cụ thành một người gia trưởng, độc đoán và khắc nghiệt. Phạm Bằng ít khi cảm nhận được tình yêu thương của mẹ mình ngay từ hồi còn là một đứa trẻ. Cụ từng muốn con trai mình sẽ làm nghề thầy giáo như người cha quá cố, nên khi Phạm Bằng rẽ sang hướng khác, cụ đã luôn mỉa mai cái nghiệp diễn Phạm Bằng theo đuổi với những câu nói chua chát: “Nó là con hát mua vui cho thiên hạ”, “Nó là loại xướng ca vô loài”, “Thằng hề”…
Nghệ sĩ Phạm Bằng từng chia sẻ, dù là diễn viên hài, nhưng trong đời sống thường nhật, ông ít khi thể hiện ra ngoài cái sự hài hước của mình, một phần cũng là do dấu ấn của mẹ để lại. Sự nghiêm ngặt của bà khiến ông sợ và vô hình ăn vào tâm thức. Sau khi người vợ kém ông 8 tuổi mất năm 2003, cuộc sống của nghệ sĩ Phạm bằng càng thêm buồn, ông sống lặng lẽ hơn.
Trong một bài phỏng vấn cách đây nhiều năm, Phạm Bằng chia sẻ, ông mở thêm quán bánh trôi vì miếng cơm manh áo. Cách đây nhiều năm, lương nghệ sĩ không đủ sống nên ông cùng gia đình bán thêm đủ thứ, từ bia đến nước giải khát, sau mới đến món này.
“Sáng dậy từ 5-6h, tùy mùa. Đi xay bột rồi về nặn bánh, nấu đậu, làm nhuyễn… Số lượng nhiều nên làm lâu lắm. Chỉ có một tiếng ăn cơm, nghỉ trưa, còn từ lúc dậy đến 3h chiều mới tạm xong phần chế biến. Tôi chỉ đạo cho 6 người làm, trong đó có cả con gái” – người nghệ sĩ từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn.
Người nghệ sĩ hài gạo cội của miền Bắc tổng kết, cuộc đời người nghệ sĩ hài là vậy, chẳng khác gì Kép Tư Bền. Ai sống chẳng có niềm vui nỗi buồn, nhưng phàm đã là nghệ sĩ hài, lên sân khấu là phải làm cho khán giả cười. Cũng chính vì lẽ đó, khán giả khó có thể biết tới những nỗi niềm đầy xót xa của người nghệ sĩ.
Nghệ sĩ Minh Vượng
Nhắc tới Minh Vượng, người hâm mộ nghĩ ngay đến một danh hài sở hữu thân hình ngoại cỡ, luôn mang tới tiếng cười cho khán giả ở mọi độ tuổi, đặc biệt là các bạn nhỏ với cách xưng hô “tớ, bạn”. Thế nhưng, ít ai biết, cuộc sống phía sau ánh đèn sân khấu của người nghệ sĩ này lại nhiều truân chuyên, vất vả.
Gần bước sang tuổi lục tuần song danh hài nổi tiếng vẫn lẻ bóng một mình sau hai lần cưới hụt. Bà xác định cuộc sống cô đơn một mình từ năm 30 tuổi vì suy nghĩ, căn bệnh tim và khớp quái ác sẽ khiến mình không thể đến trọn vẹn với ai được. Minh Vượng từng chia sẻ, số thuốc bà uống vào người còn nhiều hơn số cân nặng của cơ thể. Như thế là đủ hiểu bệnh tình của người nghệ sĩ luôn mang đến tiếng cười này.
Dù cuộc sống có nhiều nỗi buồn song nghệ sĩ Minh Vượng luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời.
Dẫu vậy, nói về được mất, nghệ sĩ Minh Vượng từng trải lòng, người nghệ sĩ luôn phải chịu thiệt thòi, mất mát. Song, không nên lấy đó làm buồn, hãy cứ sống hết mình, làm hết mình. Bà thấy thanh thản, bằng lòng với con đường đã chọn dù có gập ghềnh và chông gai. Nếu có kiếp sau, Minh Vượng vẫn muốn chọn nghề mang lại nụ cười cho người khác.
Mang trong người nhiều căn bệnh nhưng tình yêu dành cho sân khấu trong Minh Vượng chưa bao giờ giảm nhiệt. Bà vẫn sống, cống hiến hết mình vì khán giả. Mỗi dịp Tết, hè, đặc biệt là Quốc tế Thiếu nhi hay Rằm trung thu, Minh Vượng vẫn đều đặn xuất hiện trong các vở diễn đầy ắp tiếng cười dành cho trẻ thơ. Vài năm trở lại đây, NSƯT Minh Vượng ít diễn hài mà chuyên tâm đi làm sân khấu học đường cho khán giả nhí.
Nghệ sĩ Quốc Anh
Nhắc tới Quốc Anh, khán giả sẽ nghĩ ngay tới cái vẻ tí ta tí tởn, đểu đểu và “đĩ” mà anh thể hiện trong các tiểu phẩm hài. Mang lại tiếng cười sảng khoái cho người xem song cuộc đời Quốc Anh có nhiều nỗi cay đắng. Quốc Anh thường nói, nếu nói về cuộc đời bão tố, có lẽ khó ai nhiều bão tố như anh.
Nghệ sĩ Quốc Anh.
Khi còn trẻ, cuộc sống đang ủ đầy những ước mơ, những khát vọng, nghệ sĩ Quốc Anh gặp cú sốc quá lớn trong đời là bị đuổi khỏi Nhà hát Chèo Việt Nam. Lý do chỉ bởi vì sự nóng nảy, nông nổi lúc tức giận của Quốc Anh. Ngày đó do không được đi nước ngoài cùng Thúy Hường, Thu Hiền theo lời mời bên Nhà hát Tuổi trẻ, Quốc Anh bực tức, uống rượu và đập mạnh tay cái quạt diễn làm hỏng quạt, người ta quy ra anh phá hoại tài sản công. Sự bực tức vì dồn nén, Quốc Anh từng cầm dao và doạ ông trưởng phòng tổ chức hát. Lúc đó, Quốc Anh nóng giận, tuổi trẻ nông nổi, bồng bột mới có hành động liều lĩnh thế chứ chính anh cũng biết mình hiền lành, nào dám động vào ai.
Khi sự cố xảy ra, anh đã gắn bó với nhà hát hơn 2 thập kỷ, đã có 6 huy chương Vàng, bị đuổi vừa là những tiếc nuối, vừa là những đau đớn và xót xa. Khi bị đuổi khỏi nhà hát Chèo Việt Nam, anh em bạn bè thương Quốc Anh gọi về Nhà hát chèo Hà Nội song những oan ức vẫn khiến anh đau đớn.
Không chỉ sự nghiệp gặp biến cố lớn, cuộc sống sau cánh gà của người nghệ sĩ này cũng lắm truân chuyên. Nhiều người tiếc cho nghệ sĩ Quốc Anh vì anh không thể có con. Sự cố lớn trong đời cũng là nỗi đau hằn rõ trên khuôn mặt buồn của người nghệ sĩ. Trải qua hai đời vợ, đều tên là Thu và đều từng qua một lần đò, có những đứa con riêng, nghệ sĩ Quốc Anh chỉ ngậm ngùi dành sự quan tâm cho những đứa con riêng của vợ. Còn “hậu duệ” của anh chính là con trai của người em ruột. Anh thấy cậu bé rất có duyên với chèo nên cũng muốn được truyền những ngón nghề của mình cho bé, hy vọng sẽ có người “nối dõi” nghiệp chèo của mình.
Theo Zing
Những cố nghệ sĩ gắn liền với hình ảnh người nông dân Việt
Họ đu đi vào lòng công chúng với những vai diễn mang hình ảnh người nông dân hiền lành, chân chất của làng quê Việt Nam.
NSND Trịnh Thịnh: Lão nông xuất thân từ phố thị
Là một nhân viên ngân hàng, hầu như không được đào tạo bài bản về diễn xuất, thế nhưng Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thịnh dường như sinh ra để dành cho nghiệp diễn. Trong gia tài ông để lại, nổi bật nhất là những vai diễn nông dân, hoặc các nhân vật mang đậm dấu ấn của làng quê Việt Nam.
Cố Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thịnh vai ông nội thằng Bờm.
Đó là hình ảnh một lão thuyền chài cả đời u uất, rồi kết liễu bằng cái chết (Lời nguyền một dòng sông), một ông nội thằng Bờm ngây ngô, hài hước khiến khán giả cười ra nước mắt (Thằng Bờm), hay ông Củng - người có đến 8 đứa con trai và luôn mong chờ vợ đẻ con gái (trong Vợ chồng anh Lực).
Nói về lý do chọn những vai diễn nông dân, cố diễn viên từng chia sẻ: "Trong thâm tâm tôi, hình ảnh người nông dân bao giờ cũng đẹp, cũng trong sáng, chân tình". Ông luôn cố gắng tái hiện đúng cái hồn của nhân vật bởi "nghề diễn viên không phải nghề bắt chước, không phải nghề diễn cho đúng với nhân vật mà phải hóa thân vào nhân vật bằng cả tâm hồn, tình cảm chân thực nhất của mình. Không được giả dối với cả chính nhân vật mình đang đóng. Theo tôi, đó là bản lĩnh đầu tiên cần có ở một người diễn viên".
NSƯT Văn Hiệp: Ông trưởng thôn vui tính
Tốt nghiệp khóa đầu tiên Đại học Sân khấu Điện ảnh, cố nghệ sĩ Văn Hiệp được biết tới bởi một loạt vai diễn trong các bộ phim, chương trình truyền hình, tác phẩm kịch nói...
Cố nghệ sĩ Văn Hiệp với hình ảnh bác trưởng thôn hài hước.
Với nụ cười hồn hậu, đôi mắt biết cười, ông thường được các đạo diễn "đóng khung" trong những vai nông dân chất phác, tốt bụng và hài hước. Vai diễn đánh dấu sự khởi nguồn với hài kịch của Văn Hiệp chính là Ốc trong vở Nghêu, Sò, Ốc, Hến của đạo diễn Dương Ngọc Đức. Sau đó, series kịch bản về "Trưởng thôn Văn Hiệp" cùng hai danh hài Quang Tèo và Giang Còi đã khiến ông trở thành người nghệ sĩ sống mãi trong lòng khán giả.
Nghệ sĩ Văn Hiệp nghỉ hưu từ năm 2002. Đến tháng 4/2013, ông tìm đến cõi vĩnh hằng sau những tháng ngày sống trong cô đơn và bệnh tật. Ông chỉ được nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú sau khi đã qua đời, với lá đơn đề nghị từ những nghệ sĩ đàn em luôn kính trọng và yêu mến ông.
NSƯT Thu An: Bà lão nông dân đáng kính
Nghệ sĩ Thu An sinh năm 1925, lớn lên ở phố Hàng Muối - Hà Nội. Trước khi đến với điện ảnh bà đã từng đi bộ đội, là văn công của đại đoàn 308. Bà bén duyên với nghiệp diễn ngay từ bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam - Chung một dòng sông - với vai Cạn, cô lái đò ở Quảng Bình.
Sau vai diễn đó, nghệ sĩ Thu An thành công với những vai phụ nữ nông thôn khác trong Sao tháng Tám, Mẹ chồng tôi (vai mẹ chồng), Tướng về hưu(vai vợ ông tướng Thuấn), Vợ chồng anh Lực (người vợ nông dân đẻ tới 9 thằng con trai)... Bà tâm sự: "Có lần diễn vai nông dân đi cấy, tôi phải đi thực tế nhiều ngày, học cày, học cấy, đỉa bám đầy chân, sợ mà vẫn phải cố".
Cuối đời, nghệ sĩ Thu An mở một quán trà nhỏ kiêm công việc bán cây cảnh trên phố Hoàng Hoa Thám. Bà cũng nhiệt tình tham gia vào công tác từ thiện trước khi trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 89, trong niềm tiếc thương của nhiều khán giả.
Nghệ sĩ Tuấn Dương: Người nông dân hài hước và tinh quái
Tuấn Dương sinh tại xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Ông học tại Khoa Văn hóa Quần chúng (Đại học Văn hóa Hà Nội). Trước đó ông làm việc tại Cục Quân y.
Duyên đưa ông tới với nghề là khi đoàn kịch Hà Nội đang tìm nhân vật cho vai Xuân tóc đỏ (trong tác phẩm Số đỏ). Đang là giáo viên dạy nhảy, ông liền vào thử vai và không ngờ mình diễn hợp. Đây cũng là vai diễn để đời, đặt dấu mốc vững chắc giúp ông bước vào nghiệp diễn.
Tuấn Dương tham gia hàng chục bộ phim, tạo dấu ấn đặc biệt với các vai nông dân, trưởng thôn, hoặc gã chồng sợ vợ. Đó là anh trưởng công an xã trong phim Đất và người, anh cán bộ đầy mưu mẹo trong Làng ven đô, người cha nông dân của nhân vật chính Vũ Vũ trong Lập trình cho trái tim...Bên cạnh đó ông đảm nhận nhiều vai diễn trong Gặp nhau cuối tuần, Gala cười, Chém chuối cuối tuần và những bộ phim hài Tết.
Nghệ sĩ Tuấn Dương qua đời năm 2013, ở tuổi 61 bởi căn bệnh ung thư vòm họng.
Theo Tri thức
Danh hài Minh Nhí giễu 'ca sĩ Lệ Rơi' Trong chương trình "Tài, Tiếu, Tuyết" tuần này, nghệ sĩ hài có vóc dáng nhỏ nhắn trở thành "danh ca mạng" Lệ Tuôn cùng câu chuyện cười ra nước mắt. Minh Nhí mở màn tiết mục Thót với hình ảnh Lệ Tuôn để minh họa cho chủ đề Nổi tiếng sau một đêm. Cuộc gặp gỡ, trao đổi diễn ra thẳng thắn khi...