Cuộc đời tôi hồi sinh từ khi dám bỏ chồng
Để đổi lấy tự do, chị Mai chấp nhận bước ra khỏi nhà chồng “tù ngục” chỉ với hai bộ quần áo và tạm thời để con gái ở lại đó.
Ảnh minh hoạ: Internet
Bài viết dưới đây là chia sẻ của chị Mai, bà mẹ một con 33 tuổi, ở Hà Nội, về bài học từ cuộc hôn nhân vội vàng của mình cũng như những thay đổi trong cuộc sống sau quyết định ly hôn.
Tôi đang sống những năm tháng có thể nói là tươi đẹp nhất trong đời: Được làm công việc mình yêu thích, có một ngôi nhà của riêng mình, ngày ngày rộn ràng bên người bạn thân nhất, người tôi yêu nhất – con gái tôi… Tôi không mong gì hơn thế. Nhớ lại 7 năm trước, khi dằn dứ trước quyết định ly hôn, tôi thực sự khủng hoảng không biết khi bước ra khỏi nhà chồng, mình sẽ đi đâu, về đâu và một mình chống chọi với mọi thứ thế nào. Có lẽ tôi phải cảm ơn chồng cũ về độ tồi tệ của anh, nếu không, chắc tôi không đủ động lực và can đảm để cắt đứt mối quan hệ ấy và làm lại cuộc đời.
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em ở Ninh Bình. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, tôi không ôn thi như bạn bè cùng trang lứa mà được người quen giới thiệu đi làm giúp việc cho một gia đình ở Tây Hồ, Hà Nội. Yêu trẻ con và là người chăm chỉ, tôi được gia đình chủ khá quý mến. Tuy nhiên, luôn yêu thích nghề trang điểm, làm tóc, sau hơn một năm làm việc tại đó, tôi xin nghỉ và đến làm tại một tiệm trang điểm, chủ yếu là để học nghề. Cũng thời điểm này, tôi đã gặp anh. Anh là con trai của chủ nhà nơi tôi thuê trọ. Tôi không có chút cảm tình nào với người đàn ông có vẻ ngoài thô kệch và cách nói năng bỗ bã ấy. Nhưng người chị họ đang trọ cùng tôi thì ra sức vun vào. “Mày nghĩ xem, làm sao mà kiếm được một người nào có điều kiện tốt hơn? Mình ở tỉnh lẻ, không nghề ngỗng tử tế gì. Họ thì có sẵn nhà cửa, gia đình cũng cơ bản, mà quan trọng nhất là anh ta chết mê chết mệt mày”, chị nói đi nói lại với tôi.
Người chị họ cũng kể lại cho bố mẹ tôi ở quê chuyện này. Cả nhà tôi ra nghị quyết “Hoặc chấp nhận mối đó đi hoặc về quê lấy chồng, chứ đã 20 tuổi, không nhanh chân là ế”. Đến bây giờ, tôi cũng không hiểu sao mình lại quyết định nhận lời yêu anh. Thời gian yêu nhau, tôi thực sự không có cảm xúc gì. Anh khá chiều chuộng tôi. Cũng đưa đi ăn uống, mua sắm đồ tặng. Rồi hai nhà gặp gỡ và đám cưới diễn ra nhanh chóng mấy tháng sau.
Cuộc sống sau kết hôn thực sự là một cái tát với tôi. Chồng tôi lêu lổng không chịu chú tâm làm ăn gì. Các công việc bố mẹ chồng xin cho, anh chỉ làm dăm bữa nửa tháng thì nghỉ. Tất cả thời gian, anh ta dành chơi game. Cưới xong, tôi có bầu ngay và không được tiếp tục đi làm nữa. Tôi trở thành “osin” thực thụ, làm đủ thứ việc ở nhà chồng, cần mua gì thì xin mẹ chồng. Tôi nhớ rõ ngày đi đẻ. Lúc đau bụng, tôi đi gọi chồng ở quán internet gần nhà, thì anh đáp gọn lỏn: “Về đi, chơi xong trận này đã”. Tôi đã sinh con mà không hề có chồng ở bên.
Vì sự vô tâm và mải chơi của chồng, tôi đã khóc không biết bao nhiêu nước mắt những ngày tháng sau sinh. Nghỉ vài tháng ở nhà, tôi xin được đi làm lại thì chồng không cho. Tôi không thể chịu nổi cuộc sống như tù giam lỏng của mình. Cuối cùng, khi con đầy năm, tôi gửi bé ở một nhà trông trẻ cùng xóm và bắt đầu đi làm lại. Cũng bắt đầu từ đây, chồng tôi thể hiện tính côn đồ, ghen tuông đáng sợ. Anh ta ngày ngày tra khảo tôi “đi với thằng nào”, “làm sao phải mặc đẹp”, “trang điểm cho thằng nào ngắm”… rồi không ngại cho tôi ăn đòn. Sinh hoạt vợ chồng thực sự như những màn tra tấn với tôi… Tất cả những điều đó, tôi chỉ biết nén chặt trong lòng, không thể nói cho ai biết. Thời điểm ấy, tôi quả thật không nghĩ tới chuyện ly hôn. Tôi chỉ cố gắng để chồng không ghen, không đánh. Nhưng vô ích, dù tôi có làm gì, cũng không thể vừa lòng anh ta.
Video đang HOT
Giọt nước tràn ly khi một lần chồng tôi sau khi đánh vợ còn lấy kéo cắt hết cả quần áo của tôi, ném đồ đạc tôi hay dùng ra ngoài. Khi thấy tôi khóc, con gái tôi, lúc đó mới 4 tuổi, chạy tới ôm mẹ, “mắng bố” cũng bị giáng đòn đau. Lúc đó, lần đầu tiên, như một con thú hoang, tôi vùng dậy chống trả quyết liệt. Tôi cũng đau đớn nhìn ánh mắt con sợ hãi tột độ. Và đó là lần đầu tiên tôi nghĩ đến chuyện ly hôn. Nhưng lần này, tôi lại bị mọi người gàn. Tôi sẽ sống sao khi bước ra khỏi ngôi nhà này, không tiền, không chỗ che mưa nắng. Lúc đó, nuôi mình còn không nổi, tôi nuôi con thế nào. Tôi cũng không thể để con ở lại đây. Nhưng tôi không còn con đường nào khác. Thực sự phải mất tới hơn 2 năm tôi mới thoát khỏi được chồng cũ. Tôi không muốn kể tới những khổ sở, những lần bị anh ta đe dọa, thậm chí đòi giết. Tất cả đã qua rồi.
Để níu tôi lại, anh ta thậm chí còn dùng chiêu không cho tôi đưa con đi. Tôi đồng ý. Bước ra khỏi nhà chồng, tôi chỉ có hai bộ đồ mang theo. Tôi xin đi làm ở một tiệm áo cưới lớn và xin ngủ lại qua đêm tại đó luôn để khỏi tốn tiền thuê nhà. Suốt một năm liền, ngày nào tôi cũng làm việc như không có ngày mai và tranh thủ học mọi lúc mọi nơi. Một năm rưỡi sau, tôi ra ngoài thuê một căn phòng nhỏ và đón con gái về ở cùng. Chồng tôi chuẩn bị lấy vợ mới nên anh ta và nhà chồng cũng chẳng tha thiết giữ con.
Từ đi làm thợ, tôi đã tự mở được một tiệm trang điểm làm tóc và bán thêm mỹ phẩm, cứ thế gây dựng dần dần. Tôi đã mua được một căn hộ chung cư cho hai mẹ con. Con gái tôi giờ đã vào lớp 7.
Cũng đã có không ít người đàn ông đến với tôi nhưng tôi thực sự không muốn đánh đổi tự do hiện tại lấy bất cứ điều gì khác. Những mối quan hệ nam nữ chỉ là một trò vui thoáng qua. Tôi tin trên đời còn nhiều người đàn ông tốt nhưng tôi không muốn thay đổi gì trong cuộc sống hiện tại của mình. Cuộc đời có nhiều niềm vui mà không cần phải gắn với một người người đàn ông mới có thể tận hưởng được. Và tôi cũng muốn nói với những cô gái trẻ một điều, đừng bao giờ bước vào cuộc sống gia đình khi bạn chưa làm chủ được cuộc sống của mình. Đừng bao giờ kết hôn với người ngay từ lúc quen, khi yêu bạn đã không cảm nhận được sự bình yên khi ở bên họ.
Theo Tienphong
Thắt lòng tâm sự của bố chồng và con dâu trước lúc lâm chung
Khi mở ra tôi giật mình khi thấy có tới hơn 20 bìa tiết kiệm với trị giá tổng cộng lên tới hơn 1 tỉ đồng mà ông tích cóp suốt cả một cuộc đời. Kèm đó là một tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng hơn 200m..
Cho đến ngày hôm nay, bố chồng tôi đã ra đi về thế giới bên kia được nửa tháng. Nửa tháng trôi qua mà sao tôi vẫn ngỡ như ngày hôm qua, từng câu nói, từng cử chỉ, ánh mắt của bố chồng giờ vẫn in đậm trong tôi. Mọi lời bố nói, những bí mật, những câu chuyện thực quá bất ngờ với tôi...
Tôi lấy chồng mới được hơn 1 năm. Mẹ chồng tôi mất sớm nên mọi quyết định trong nhà hầu hết đều do bố chồng tôi quyết định. Thú thực từ ngày yêu chồng tôi cho đến ngày về nhà anh làm dâu, tôi không mấy thiện cảm với bố.
Mắt tôi nhòa đi theo từng lời thều thào, khó nhọc của bố chồng trước giờ phút lâm chung. Trời ơi, thế mà lâu nay tôi vẫn hiểu sai về bố. Ảnh minh họa.
Dù tôi chẳng có điều gì khiến bố chồng chê trách và tôi luôn cởi mở, thân mật, sẻ chia mọi việc trong nhà nhưng không hiểu sao bố chồng tôi chẳng bao giờ coi tôi là con cái trong nhà. Mỗi ngày có bữa cơm tối chung, ông chỉ đáp mỗi lời tôi mời cơm, còn lại cả bữa ông chẳng nói câu nói. Khi tôi hỏi ý kiến về chuyện này hay chuyện khác ông cũng chỉ đáp lại hoặc là có hoặc là không, chứ không thêm một lời nào. Nhiều lúc cố tình gợi chuyện với bố nhưng tôi có cảm giác như ông tiếc lời khi trò chuyện với tôi
Và cũng không chỉ với tôi, với chồng tôi ông gần như cũng chẳng mấy khi trò chuyện. Ông chẳng bao giờ hỏi ý kiến chồng tôi lấy một lời trong tất cả mọi việc. Nhiều khi chồng tôi tha thiết đề nghị chuyện này chuyện khác thì ông cũng chỉ một câu: "Thôi khỏi nói nhiều".
Thêm nữa, tôi cũng cảm thấy lạ trước sự sòng phẳng quá mức của ông. Ông bảo giờ vợ chồng tôi làm chủ gia đình nên phải tự lo mọi việc, tự chủ mọi chi tiêu, hàng tháng ông chỉ đóng góp đúng tiền ăn là 300 nghìn. Còn lại bất kể khoản tiền sinh hoạt nào có nhờ ông cũng không đóng giúp. Nhà tôi từng có tháng bị cắt điện chỉ vì vợ chồng đi làm về muộn, quá giờ người thu tiền điện đến. Bố chồng tôi ở nhà nhưng ông tuyệt nhiên không đóng giúp vì theo quan điểm của ông là "việc ai người đấy lo".
Có hôm nửa đêm đưa chồng tôi đi viện, trong tay chỉ có hơn triệu đồng, tôi hỏi vay bố chồng nhưng đáp lại chỉ là câu: "Tôi không có" dù lúc chiều tôi vừa thấy ông đi lĩnh lương về.
Tôi chỉ ước giá như trước đây, tôi sớm nhận ra đằng sau sự độc đoán, kỳ quặc của bố chồng là lòng tốt, luôn nghĩ về tương lai con cháu. Ảnh minh họa.
Mọi việc cứ trôi đi như vậy. Tôi luôn nghĩ người già khó tính hơn nữa tôi nghĩ dẫu gì bố chồng cũng không phải người dứt ruột sinh ra nên đôi lúc tôi thông cảm với cái sự dửng dưng của ông. Tôi chấp nhận sự ghẻ lạnh của ông như một sự đương nhiên và cố gắng làm tròn phận của một con dâu.
Ấy vậy nên ngày ông lâm bệnh ung thư, vào đêm lâm chung khi nghe ông nói muốn nói chuyện riêng với tôi, tôi đã hết sức bất ngờ. Thậm chí khi ông nắm chặt tay tôi và hai dòng nước chảy dài trên má, tôi đã nghĩ ông lẩn thẩn và không còn minh mẫn nữa mới vậy.
Nhưng hóa ra tôi đã nhầm. Đêm đó tôi đã khóc, ướt đẫm chiếc gối tựa khi quỳ bên giường bố chồng. Ông bảo ông chỉ có một người con trai duy nhất là chồng tôi và chỉ có một người con dâu duy nhất là tôi. Nhưng ông thực sự chỉ tin cậy được vào tôi, ông tin tôi sẽ là người mang lại phúc đức cho gia đình nhà chồng.
Tôi bất ngờ hơn nữa, khi ông còn trao cho tôi một kẹp hồ sơ chất đống giấy tờ. Khi mở ra tôi giật mình khi thấy có tới hơn 20 bìa tiết kiệm với trị giá tổng cộng lên tới hơn 1 tỉ đồng mà ông tích cóp suốt cả một cuộc đời. Kèm đó là một tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ngôi nhà rộng 200m vuông chúng tôi đang ở.
Đặc biệt, tôi không tin vào mắt mình khi thấy chỉ có riêng tên tôi trong tờ giấy bố chồng viết trao tặng lại toàn bộ quyền sử dụng đất và sổ tiết kiệm. Ông bảo ông không muốn đưa tên chồng tôi vào danh sách người được tặng sổ tiết kiệm và sổ đỏ vì ông không muốn làm khó tôi.
Qua câu chuyện của ông tôi còn bất ngờ hơn nữa khi biết rằng hóa ra trước đây chồng tôi từng phá gia chi tử, từng chơi bời, nợ nần đến mức ông phải bán cả một mảnh đất để trả nợ cho. Thời sinh viên chồng tôi từng khiến ông đau lòng khi nhiều lần phải muối mặt đi vay tiền trả nợ cho thú đỏ đen của con trai. Đây chính là lý do ông không đưa tên chồng tôi vào giấy trao tặng tiền tiết kiệm và sổ đỏ.
Ông cũng bảo sở dĩ lâu nay ông luôn tỏ ra lạnh lùng và khắt khe với tôi vì ông muốn thử lòng tôi. Ông cũng cảm ơn tôi vì đã luôn có thái độ lễ phép, cư xử đúng mức trước những hành động kỳ cục, khó chịu của ông.
Mắt tôi nhòa đi theo từng lời thều thào, khó nhọc của bố chồng trước giờ phút lâm chung. Trời ơi, thế mà lâu nay tôi vẫn hiểu sai về bố. Tôi chỉ ước giá như trước đây, tôi sớm nhận ra đằng sau sự độc đoán, kỳ quặc của bố chồng là lòng tốt, luôn nghĩ về tương lai con cháu.
Nhưng những lời căn dặn của bố chồng cũng như sự ưu ái của ông dành cho tôi lại khiến tôi khó nghĩ. Tôi nên xử lý sao với món tiền và sổ đỏ mà bố chồng thừa kế lại đây? Tôi nên làm gì để không mất lòng chồng?
Theo Phạm Hải Sơn/Nguoiduatin
Mách chị em tuyệt chiêu làm nũng để "đòi gì được nấy" Phụ nữ không phải lúc nào cũng cần đấu tranh. Đôi khi cứ mềm đi, làm nũng đi lại hiệu quả gấp bội... Làm nũng là cách để cho phái mạnh cảm thấy họ thực sự mạnh hoặc khiến họ tưởng rằng mình mạnh. Dù có hơi "diễn" một chút, nhưng có sao đâu, miễn là để cả hai được hạnh phúc, để...