Cuộc đời thị phi của hoa hậu bị Donald Trump sỉ nhục
Tỷ phú Trump gọi Alicia Machado là “hoa hậu lợn” vì cô tăng cân không kiểm soát
Alicia Machado – Hoa hậu hoàn vũ năm 1996 – vừa quay trở lại tâm điểm của giới truyền thông sau khi được Hillary Clinton nhắc đến trên chiến dịch tranh cử của mình. Tuy nhiên, bên cạnh việc bị gọi là “Hoa hậu lợn” bởi Donald Trump, cuộc đời của cô còn gắn liền với rất nhiều thị phi và tin đồn không hồi kết.
Trong buổi tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa 2 ứng viên Tổng thống Mỹ vào ngày 27.9, Hillary Clinton đã nhắc lại sự việc Donald Trump từng gọi Alicia Machado – người đoạt vương miện Hoa hậu Hoàn vũ năm 1996 – là “hoa hậu lợn” (nguyên văn: “Miss Piggy”) vì tình trạng tăng cân không kiểm soát và cho rằng đó là một hành vi xúc phạm phụ nữ nặng nề. Thậm chí, trên trang Facebook cá nhân của mình, cựu Ngoại trưởng Mỹ còn đăng tải một bài phỏng vấn Alicia Machado mà theo đó Donald Trump đã nhiều lần miệt thị và bóc lột sức lao động của cựu Hoa hậu người Venezuela.
Donald Trump và Alicia Machado
Giới truyền thông lập tức hướng sự chú ý đến Alicia Machado nhưng cái họ tìm thấy không phải là một cô gái thân thiện, hiền lành mà là một mỹ nhân lắm thị phi, thậm chí cô từng đe dọa giết một vị thẩm phán ngay tại quê nhà.
Năm 2006, Alicia Machado trở thành Hoa hậu Hoàn vũ đầu tiên và duy nhất xuất hiện trên trang bìa tạp chí Playboy trong tư thế không một mảnh vải trên người. Năm 2008, cô hạ sinh một bé gái và đặt tên là Dinorah. Sau đó, tờ Univision đã đưa tin rằng cha của đứa bé chính là tên trùm ma túy kiêm sát thủ lừng danh Gerardo Álvarez-Vázquez – kẻ đang bị truy nã bởi chính quyền Mỹ với số tiền thưởng lên đến 2 triệu USD. Tờ Reforma của Mexico dẫn lời của cảnh sát rằng tại lễ rửa tội của Dinorah, 4 tên trùm ma túy khác cũng đã xuất hiện. Alicia Machado chưa bao giờ phủ nhận thông tin này.
Video đang HOT
Alicia và con gái tại lễ ra mắt bộ phim Finding Dory vào đầu năm nay
Không dừng lại ở đó, trong một chương trình truyền hình thực tế La Granja vào năm 2005, Alicia Machado còn công khai quan hệ tình dục với Fernando Acaso – một MC người Tây Ban Nha. Cặp đôi này rên rĩ với những từ ngữ khá thô tục trên màn ảnh nhỏ suốt gần 20 giây. Và điều đáng nói là khi ấy cựu Hoa hậu đang đính hôn với VĐV Bobby Abreu – người đã hủy bỏ đám cưới ngay sau đó.
VĐV Bobby Abreu
Năm 1998, trong một vụ án giết người liên quan đến bạn trai Juan Rodriguez Reggeti của Alicia Machado, thẩm phán người Venezuela Maximiliano Fuenmayor đã cáo buộc cựu Hoa hậu đã đe dọa giết chết ông vì dám tuyên án bạn trai cô có tội. Tuy nhiên, trong một đoạn phỏng vấn với kênh CNN vào ngày 27.9, Alicia Machado cho biết: “Ông ta cứ nói những gì mình muốn. Tôi không quan tâm. Giống với tất cả mọi người, tôi cũng có quá khứ. Tôi không phải là một cô gái trong trắng và ngây thơ. Nhưng đó không phải là vấn đề chính vào lúc này”.
Alicia Machado trả lời phỏng vấn trên kênh CNN
Ngoài ra, Alicia Machado còn bị nhiều lần dính phải những chỉ trích khác, ví dụ như việc cô không phân biệt được giữa Trung Quốc và Triều Tiên vào năm 2010. Cụ thể, cô đã đăng tải lên Twitter một dòng trạng thái bình luận về cuộc khủng hoảng tên lửa tại bán đảo Triều Tiên như sau: “Đêm nay, tôi muốn tất cả các bạn cùng cầu nguyện với tôi cho nền hòa bình thế giới. Cuộc chiến giữa các nước Trung Quốc không khiến cho tình hình của chúng ta trở nên tệ hơn”.
Có vẻ như kế hoạch hạ thấp Donald Trump của Hillary Clinton đang bị phản tác dụng khi những câu chuyện không hay này về Alicia Machado đang được báo chí đưa tin rộng rãi.
Theo Mai Thảo (Một Thế Giới)
Trump-Clinton quyết ngăn chặn tình trạng tội phạm gia tăng tại Mỹ
Trong khi tỷ phú Trump ủng hộ việc cảnh sát mạnh tay trấn áp tội phạm thì bà Clinton lại kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc sở hữu súng.
Tình trạng tội phạm bạo lực tại Mỹ năm 2015 được cho là sẽ tăng so với năm 2014 dù còn xa mới đạt mức đỉnh điểm trong những năm 90 của thế kỷ trước.
Dù có quan điểm khá khác biệt, ông Trump và bà Clinton đều thể hiện quan điểm chống lại tình trạng tội phạm bạo lực đến cùng. Ảnh: AP
Thông tin trên được các chuyên gia đưa ra ngày 26/9 trong bối cảnh FBI sắp công bố bản báo cáo về tình trạng tội phạm hàng năm tại các thành phố lớn ở Mỹ.
Theo Reuters, báo cáo của FBI được cho là sẽ đề cập nhiều đến các vụ giết người và tấn công bạo lực tại các thành phố lớn như Chicago, Baltimore và thủ đô Washington dựa trên những thống kê đã được công bố trước đó.
Nhà nghiên cứu Robert Smith tại Đại học Luật Harvard nhận định, việc báo cáo của FBI được công bố vào thời điểm diễn ra cuộc tranh luận lần đầu tiên giữa tỷ phú Trump và bà Hillary Clinton nhiều khả năng sẽ khiến bản báo cáo này "trở thành một mục tiêu chính trị" của hai ứng viên Tổng thống Mỹ.
Trước đó, hồi đầu tháng 1, FBI cũng đã công bố báo cáo sơ bộ về tình hình tội phạm bạo lực trong năm 2015 tại các thành phố lớn của Mỹ. Theo đó, tình trạng tội phạm bạo lực đã gia tăng so với năm 2014. Một báo cáo gần đây từ Bộ Tư pháp Mỹ cho thấy, số vụ giết người tại 56 thành phố lớn nhất của Mỹ trong năm 2015 đã tăng 16,8% so với năm 2014.
Trước tình hình tội phạm bạo lực diễn biến phức tạp, tỷ phú Mỹ
Donald Trump đã lên tiếng ủng hộ việc cảnh sát mạnh tay hơn trong việc trấn áp tội phạm, bao gồm cả việc áp dụng biện pháp "ngăn chặn và lục soát" các đối tượng khả nghi.
Từ nhiều tháng qua, tỷ phú Trump đã nhiều lần đề cập đến tình trạng bạo lực gia tăng tại Chicago và nhiều thành phố lớn khác và khẳng định, nước Mỹ đang gặp nguy hiểm và đảng Dân chủ đã khiến người da màu tại Mỹ cực kỳ thất vọng.
Tỷ phú Trump- người tự cho mình là "ứng viên luôn tuân thủ pháp luật"- cam kết trong bài phát biểu của ông hồi tháng 7 tại Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa rằng "tình trạng tội phạm đang tác động xấu đến nước Mỹ sẽ sớm chấm dứt".
Đến cuối tháng 8, ông Trump lại chia sẻ trên tài khoản Twitter của mình rằng: "Người Mỹ gốc Phi sẽ bầu cho Trump bởi họ hiểu rằng tôi sẽ ngăn chặn hoàn toàn các vụ giết người".
Trong khi đó, bà Clinton đã lên tiếng hối thúc giới chức Mỹ cần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng súng đạn để ngăn chặn tình trạng bạo lực. Bà Clinton cũng kêu gọi thiết lập một văn bản hướng dẫn chung trên toàn nước Mỹ về việc cảnh sát được phép sử dụng vũ lực trong trường hợp nào.
Hồi năm 2015, Giám đốc FBI James Comey từng cảnh báo tình trạng bạo lực tại Mỹ sẽ gia tăng trong bối cảnh cảnh sát Mỹ cảm thấy "lạnh sống lưng" khi bị giám sát quá chặt chẽ công việc của mình khiến họ chùn tay trong việc trấn áp tội phạm.
Trước bối cảnh tình hình tội phạm gia tăng tập trung chủ yếu tại các khu vực nghèo khó tại các thành phố lớn, các chuyên gia cho rằng, cách thức đối phó hữu hiệu nhất chính là thông qua việc cải thiện chính sách hỗ trợ cộng đồng dân cư tại đó và tìm ra những biện pháp trừng phạt khác thay vì bỏ tù những kẻ thực hiện hành vi phạm tội phi bạo lực.
"Chúng ta đang bắt đầu chứng kiến sự thay đổi trong tư tưởng của lực lượng thực thi pháp luật từ chỗ là chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm trở thành người bảo vệ cho người dân", ông Carter Stewart- cựu Công tố viên Quận miền Nam bang Ohio chia sẻ: "Tôi không muốn nước Mỹ tiếp tục thụt lùi lại phía sau".
Theo VOV
Nước Mỹ 'nóng' lên trước tranh luận tay đôi Clinton Trump Hơn 100 triệu người dự kiến sẽ xem truyền hình trực tiếp "trận đấu tay đôi" đầu tiên giữa 2 ứng viên tổng thống Mỹ, bà Hillary Clinton và ông Donald Trump. Đó là con số kỷ lục trong lịch sử bầu cử Mỹ. Bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đang ráo riết chuẩn bị trước "giờ G" đấu khẩu tay đôi...