Cuộc đời sóng gió và thị phi của nàng công chúa hoàng gia đẹp nhất thế kỷ 20
Margaret Rose được mệnh danh là “xinh đẹp nhất Hoàng gia Anh” và cũng là “gái hư” nổi tiếng, bất chấp nhiều quy tắc hà khắc trong cung điện.
Hoàng gia Anh là nơi hội tụ của những người phụ nữ có phong cách và thời trang đáng ngưỡng mộ. Người ta thường nhắc về những cái tên như Nữ hoàng Elizabeth II, Công chúa Margaret, Công nương Diana, Công nương Kate Middleton và gần đây là “nàng Lọ lem” Meghan Markle. So với những phụ nữ hoàng gia, công chúa Margaret Rose, em gái Nữ hoàng Anh, có tính cách và cuộc đời đặc biệt. Ngoài nhan sắc kiều diễm từng được bình chọn vào top 10 công chúa đẹp nhất thế kỷ 20, Margaret còn được biết đến bởi đời tư thị phi và tình trường phóng túng.
Nhan sắc đi vào huyền thoại
Vua George VI, nữ hoàng Elizabeth cùng hai công chúa Elizabeth – Margaret (phải). Ảnh chụp tháng 12/1936.
Công chúa Margaret Rose sinh ngày 21/8/1930, là con gái của vợ chồng Công tước xứ York (vua Georde VI sau này). Margaret được xếp ở vị trí thứ tư trong danh sách kế vị ngai vàng, sau chú của bà – David (vua Edward VIII), bố (vua George VI) và chị là Elizabeth (nữ hoàng Elizabeth II).
Tháng 01/1936, vua George V qua đời và chú của Margaret – David – trở thành người kế vị – vua Edward VIII. Tuy nhiên thời điểm đó, ông lại vướng vào chuyện tình với một người phụ nữ tên là Wallis Warfield-Simpson và mong muốn được kết hôn cùng bà. Chuyện tình này bị phản đối bởi Wallis là người phụ nữ đã hai lần ly hôn chồng. Đây được xem là điều cấm kỵ đối với hoàng gia bởi nó có thể khiến cả một chế độ quân chủ rơi vào khủng hoảng.
Cuối cùng, thay vì chấm dứt mối quan hệ với Wallis Simpson, nhà vua Edward VIII lại sẵn sàng thoái vị, từ bỏ mọi quyền lợi của bản thân để sống cùng người phụ nữ mình yêu. Ngai vàng khi ấy được trao lại cho em trai của ông – Albert, cha của công chúa Elizabeth và Margaret. Albert lên ngôi, trở thành vua George VI. Công chúa Margaret khi ấy được xếp vào vị trí thứ hai trong hàng ngũ kế vị, đứng sau chị mình, người sau này trở thành Nữ hoàng Elizabeth II quyền lực.
Margaret nổi tiếng với nhan sắc kiều diễm, người ta thường ca tụng nhan sắc bà xinh đẹp không khác gì minh tinh Hollywood. Khi còn nhỏ, bà vẫn thường xuất hiện cùng chị gái trong các sự kiện của Hoàng gia. Với khuôn mặt đẹp sắc sảo từ khi còn bé, Margaret chẳng kém phần nổi bật so với chị và rất ra dáng một nàng công chúa đầy kiêu kỳ, sang chảnh.
Bên cạnh sắc đẹp thừa hưởng từ gia đình thì Margaret còn sở hữu phong cách thời trang ấn tượng. Từ những năm 1950, Margaret trở thành nhân vật hoàng gia sành điệu bậc nhất được công chúng ngưỡng mộ. Bà cũng luôn được xếp vào hàng ngũ những biểu tượng thời trang ấn tượng của thế kỷ 20.
So với chị gái Elizabeth kín đáo, mực thước, những bộ cánh Margaret ăn diện lại vô cùng tự do, phóng khoáng mang hơi hướm minh tinh Hollywood, bất chấp những quy tắc nghiêm khắc của hoàng gia. Bà ưa chuộng những chiếc đầm có thiết kế hiện đại, cầu kỳ với những chi tiết nhấn nhá như cổ hạ sâu giúp khoe khéo khuôn ngực đầy đặn và làn da trắng ngần. Bên cạnh những NTK trong nước, Margaret cũng trở thành một trong những người đi đầu trong việc khai phá thương hiệu nước ngoài bằng mối giao hảo với Christian Dior.
Bộ cánh đi vào huyền thoại trong tủ đồ công chúa chính là chiếc váy xòe kiều diễm mà bà lựa chọn nhân dịp sinh nhật 21 tuổi. Được làm từ lụa organza và được tô điểm bằng họa tiết thêu, sequin và xà cừ, chiếc váy là một thiết kế phảng phất hình bóng bộ sưu tập kinh điển New Look từng được Christian Dior ra mắt năm 1947.
Mới đây, chiếc váy này đã được trưng bày tại một trung tâm triển lãm mới ở London, để tôn vinh Christian Dior. Bức ảnh chân dung Margaret do nhiếp ảnh gia Cecil Beaton chụp cũng trở thành trang bìa của tạp chí Harper’s Bazaar số tháng 2/2019. Bình luận về khoảnh khắc thời trang huyền thoại này, NTK Stephen Jones chia sẻ với People: “Margaret rất nổi bật, duyên dáng và xinh đẹp. Không giống như Nữ hoàng (lúc đó là công chúa Elizabeth), cô thực sự có được sự tự do”.
Gái hư nổi loạn của hoàng gia
Video đang HOT
Thời nhỏ, Margaret và gia đình nhà công tước York sống cùng nhau tại số 145 Piccadilly, London và dành phần lớn thời gian tại Royal Lodge, Windsor. Bà được dạy dỗ riêng bởi Marion Crawford thay vì học cùng người chị gái. Có lẽ vì những khác biệt trong quá trình giáo dục và tính cách bẩm sinh, bức tranh cuộc đời Margaret hoàn toàn trái ngược với Elizabeth. Nếu như Elizabeth là người lý trí, sống theo những quy tắc chuẩn mực thì Margaret lại là người bản năng, lãng mạn, tự do, ưa thích việc “phá rào” các luật lệ hoàng tộc.
Margaret không thích những hoạt động truyền thống như đi săn, nuôi chó cảnh, yến tiệc kiểu vua chúa. Ngay từ bé, bà đã tỏ rõ sự khó chịu, chán ghét với các quy tắc trong cung điện và thường xuyên vi phạm. Margaret từ chối tham dự những buổi họp mặt hoàng gia cứng nhắc, thậm chí từng trốn vào hầm rượu và uống trộm sâm banh.
Cũng vì không thích những thứ trong khuôn khổ, Margaret khao khát cuộc sống đời thường. Bà thường giao du với những người không thuộc giới quý tộc, kết thân với mọi tầng lớp trong xã hội. Những người yêu, người tình, thậm chí người chồng của bà cũng là thường dân. Đó là nguyên nhân chính khiến đường tình duyên của bà vô cùng lận đận. Margaret luôn muốn được là chính mình bất chấp thân phận của một nàng công chúa.
Công chúa Margaret và người tình Peter Townsend, ảnh chụp năm 1953.
Mối tình đầu của Margaret là diễn viên điện ảnh người Mỹ gốc Nga, Danny Kaye. Năm 18 tuổi, bà say mê trong những rung động đầu đời mà không hề biết rằng hắn là gã lừa tình. Danny Kaye đã có vợ ở Mỹ nhưng giấu biệt cuộc hôn nhân để thực hiện giấc mơ làm phò mã nước Anh. Tất nhiên, cuộc tình này không kéo dài được lâu khi hoàng gia điều tra ngọn ngành gốc gác bạn trai công chúa. Bộ mặt lừa đảo của Kaye bị vạch trần còn Margaret cũng nhận được bài học đau đớn đầu tiên.
Năm 1952, vua George VI qua đời sau thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư phổi. Công chúa Elizabeth trở thành người kế vị tiếp theo, đồng thời cũng chính là nữ hoàng Elizabeth II đương nhiệm. Vì quá đau buồn trước sự ra đi của cha, Margaret đã bầu bạn với Peter Townsend – người dạy cưỡi ngựa của điện Buckingham và cũng là một trong những nhân viên thân cận của vua George VI lúc còn sống. Hai người nảy sinh tình cảm và quyết định đi đến hôn nhân năm Margaret 22 tuổi.
Tuy nhiên, chuyện tình của công chúa tiếp tục bị cả hoàng gia phản đối. Việc Peter Townsend có hai đứa con với người vợ cũ đã trở thành lý do để Quốc hội, Nội các và phía Giáo hội kịch liệt phản đối. Nó khiến mọi người nhớ đến sự thoái vị của vua Edward VIII vào năm 1936. Theo ý kiến của hoàng gia, một công chúa “lá ngọc cành vàng” không thể kết hôn với người có thân phận thấp kém.
Với địa vị và quyền uy trong tay, Nữ hoàng Elizabeth II tuyên bố sẽ tước bỏ tất cả danh hiệu cũng như quyền lợi của em gái mình nếu cương quyết lấy người đàn ông ấy. Nữ hoàng thậm chí từng bàn với Anthony Eden (sau này là Thủ tướng Anh từ năm 1955-1957) về một văn bản chấp thuận cuộc hôn nhân trong đó có điều kiện công chúa và những đứa con của bà mất đi quyền kế vị.
Vì tình yêu, Margaret có thể bất chấp tất cả, nhưng việc làm đó của bà sẽ gây hại rất lớn cho gia đình, làm cho uy tín của hoàng gia cũng như Khối thịnh vượng chung bị giảm sút nghiêm trọng. Cuối cùng, Peter Townsend rút lui và công chúa cũng đành gạt nước mắt chia tay người yêu. Cuộc tình bị cấm đoán kết thúc năm 1955 và trong suốt cuộc đời còn lại, họ chỉ gặp lại nhau thêm hai lần nữa vào năm 1958 và 1992.
Cuộc hôn nhân đầy tai tiếng
Sau cuộc tình sâu đậm với Peter tan vỡ, ngày 6/5/1960, công chúa Margaret kết hôn với Antony Armstrong-Jones. Cũng giống như những người yêu trước, chồng bà không xuất thân từ dòng dõi quý tộc. Nhiếp ảnh gia Anthony Charles Armstrong-Jones trở thành thường dân đầu tiên sau 400 năm kết hôn với một thành viên hoàng tộc nước Anh.
Đám cưới của Margaret và Antony trở thành đám cưới hoàng gia đầu tiên được truyền hình trực tiếp, mở đường cho những sự kiện mang tầm vóc thế kỷ sau này như của công nương Diana và Hoàng tử Charles, Hoàng tử William và Kate Middleton, và gần đây là Hoàng tử Harry và Meghan Markle.
Nhiều tin đồn cho rằng Margaret kết hôn cùng Antony là để quên đi người yêu cũ Peter Townsend. Những câu chuyện đồn thổi kể lại, hai năm sau khi chia tay Townsend, Margaret quá đau khổ mà lao vào tiệc tùng, những cuộc chơi thâu đêm. Bà hút thuốc nhiều hơn và dần làm mất hình ảnh của mình trong gia đình Hoàng gia.
Christopher Warwick, tác giả cuốn sách Princess Margaret: A Life of Contrasts, kể lại: “Đó là những câu chuyện vô nghĩa. Tôi từng hỏi Margaret về điều này và bà ấy chỉ trả lời ngắn gọn: “Tôi đã kết hôn với Tony năm năm sau khi chia tay Peter Townsend, được chứ?”".
Nhà văn cho biết, Margaret bí mật hẹn hò cùng Antony một thời gian dài khi công khai mối quan hệ trước công chúng. Cùng là người yêu thích tự do và nghệ thuật nên hai tâm hồn đã nhanh chóng tìm được sự đồng điệu. Hai người thường hẹn hò tại một căn nhà kín đáo của người bạn mỗi dịp cuối tuần, tránh mọi cặp mắt thị phi.
Sau khi kết hôn, cặp đôi này đã có những tháng ngày hạnh phúc bên nhau và được nhiều người dân ủng hộ. Năm 1961, cả hai được phong làm Bá tước và Bá tước phu nhân của Snowdon. Một năm sau, con trai đầu tiên của họ ra đời – David và tiếp theo đó là cô con gái Sarah chào đời năm 1964.
Tưởng rằng từ đây, nàng công chúa nổi loạn của hoàng gia Anh sẽ có một cuộc đời bình yên bên người đàn ông mà bà lựa chọn, thì những thị phi vẫn vây quanh đời tư Margaret.
Mâu thuẫn giữa vợ chồng bá tước Snowdon xuất hiện khi Antony không muốn mang tiếng giàu có, thành đạt nhờ vợ. Ông dần xa lánh gia đình, thích ngao du thưởng ngoạn đó đây và thực hiện các chuyến công du nước ngoài. Trong khi đó, ngay từ khi bắt đầu cuộc hôn nhân với Antony, Margaret được cho là vẫn chưa quên được tình cũ Peter Townsend. Hôn nhân như một hình thức để bà làm tròn nghĩa vụ, “trả thù đời” và khiến mọi người trong gia đình hoàng gia yên lòng.
Trong suốt 18 năm chung sống cùng Margaret, Antony Armstrong-Jones từng vướng nhiều tin đồn không chung thủy. Chính công chúa cũng không tránh khỏi những cặp mắt soi mói về đời tư phóng túng của mình. Vụ bê bối lớn nhất của Margaret chính là khi bà cặp bồ với một tay chơi đáng tuổi con mình tên là Roddy Llewellyn. Chuyện tình lén lút này không chỉ khiến ông chồng mọc sừng mà ngay cả hoàng gia Anh cũng thấy khó chấp nhận. Thậm chí, công chúa bị cho là đã có những buổi ăn chơi hoang dại cùng người tình trẻ, tổ chức những cuộc thác loạn với cả nhóm bạn trai.
Năm 1976, điện Kensington đưa ra một thông báo: “Công chúa Margaret và Bá tước Snowdon đã ly thân. Công chúa sẽ thực hiện nghĩa vụ cộng đồng của mình mà không có Snowdon”. Hai năm sau đó, Margaret lại chính thức ly hôn và trở thành người đầu tiên trong lịch sử Hoàng gia Anh bỏ chồng kể từ thời Vua Henry VII vào những năm 1500.
Những thị phi ‘chấn động’
Giới tính của công chúa Margaret từng được nhắc tới trong cuốn tiểu sử Margaret: The Last Real Princess, bộ phim truyền hình Anh The Queen’s Sister và phim tài liệu Margaret: The Secret Princess. Theo đó, bà là người lưỡng tính, dành tình cảm cho cả phái nam lẫn phái nữ.
Noel Botham, tác giả Margaret: The Last Real Princess cho biết, em gái Nữ hoàng Anh từng có chuyện tình đặc biệt với Sharamn Doulass, con gái của Đại sứ Mỹ. Sharman Doulass (biệt danh là Sass) là một người sống động, hấp dẫn, đáng yêu và thanh lịch. Bà trở thành người bạn thân nhất của công chúa sau một thời gian ngắn khi cha của Sharman, Lewis, được bổ nhiệm vào Tòa án St. James năm 1947. Ban đầu, hai người chỉ là bạn thân, nhưng sau thời gian dài tiếp xúc, họ đã nhận ra tình cảm thật sự dành cho nhau. Họ đã duy trì quan hệ tình cảm một cách lén lút trong suốt hơn 1 năm, ở thời điểm vừa tròn 17 tuổi.
Trong bức thư bí mật của công chúa Margaret gửi đến người tình, bà viết: “Cầm trên tay bức thư này, hẳn cậu cũng đã nhận ra, mình không thể đến được. Tuy không nói ra, nhưng cả hai ta đều ngầm hiểu, việc mình không xuất hiện là điều vô cùng đúng đắn. Mối quan hệ này, thực sự chỉ khiến chúng ta tủi nhục, ô uế thanh danh, đặc biệt là mình, với thân phận của một công chúa. Chính vì vậy, mình hi vọng cậu sẽ hiểu cho mình. Mình cũng rất cảm kích nếu cậu không tiết lộ chuyện này cho bất cứ ai trong gia đình cậu”.
Sau này, trong cuộc hôn nhân với Antony, Margaret cũng nhiều lần bị đồn về các mối quan hệ đồng tính nhưng xu hướng tình dục của bà chưa bao giờ được xác nhận.
Năm 2013, nghi vấn con rơi của công chúa Margaret khiến cả hoàng gia “chấn động”. Robert Brown, một kế toán 55 tuổi sống tại Jersey, Mỹ đệ đơn trong trong cuộc chiến pháp lý nhằm xem ông có phải là con trai của Công chúa Margaret hay không. Brown cho rằng ông chính là đứa trẻ đã được Margaret bí mật sinh ra vào năm 1955. Vào thời điểm ông sinh ra vào ngày 5/1/1955, thông tin ghi lại cho thấy công chúa được báo “ốm, phải nghỉ tại giường bệnh”.
Dù Brown cố tìm kiếm bằng chứng nhưng điện Buckingham từ chối việc ông muốn thử nghiệm DNA. Người đàn ông này cũng đã nhiều lần tìm đến tòa án cấp cao để mong có được di chúc của Công chúa Margaret vào các năm 2006 và 2007 song vẫn không được chấp thuận vì cho rằng đây chỉ là những “tuyên bố vô căn cứ và tưởng tượng”.
Sự việc kết thúc lặng lẽ nhưng không thể phủ nhận, dư luận và hoàng gia Anh được phen “mất ăn mất ngủ”. Người ta lại một lần nữa phải lục lại những tư liệu về đời tư ồn ào đầy thị phi và sóng gió của Margaret. Có lẽ nếu như không sinh ra trong gia đình hoàng tộc, bà đã có một cuộc sống hạnh phúc hơn. Tính cách hiện đại, dám yêu dám sống hết mình của Margaret không phù hợp với những gánh nặng đặt trên vai một thành viên hoàng gia.
Sau khi ly hôn với Antony năm 1978, Margaret bị cho là có thêm vài cuộc dan díu nữa nhưng không có mối tình nào đủ để đi đến một cuộc tái giá. Càng về sau, công chúa càng rút lui vào lối sống cô độc. Bà gần như ẩn cư trong cung điện Kensington, ít tham gia các sinh hoạt của hoàng gia và tránh mặt trong những buổi tiệc.
Những năm cuối đời, sức khỏe em gái Nữ hoàng Elizabeth II ngày càng xuống dốc. Người ta nói rằng tâm trạng u uất kéo dài và việc uống rượu, hút thuốc quá nhiều đã dần giết chết chính bản thân bà. Margaret luôn tỏ ra tiếc nuối cuộc hôn nhân với Antony, nhưng tất cả đã quá muộn. Tuy nhiên, bà từng thừa nhận, những năm tháng sau này bà cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi không còn là đề tài đàm tiếu của dư luận.
Công chúa Margaret mất vào đầu năm 2002. Tang lễ được tổ chức vào kỉ niệm lần thứ 50 ngày mất vua George VI. Di hài của bà được hỏa táng và chôn cất cùng với mộ của cha mẹ tại Giáo đường St George, lâu đài Windsor.
Miss Casablanca
Theo ione
Sốc: Nicki Minaj bị thành viên hội đồng Grammy bắt nạt và buộc phải giữ im lặng suốt 7 năm
Và cô nàng đã lên tiếng và sẵn sàng chia sẻ tường tận câu chuyện.
Lễ trao giải Grammy 2019 đã kết thúc thế nhưng dư âm của nó thì vẫn còn. Những câu chuyện thị phi, những chiêu trò mánh khóe dường như chưa bao giờ ngưng nghỉ. Dường như nhà sản xuất Ken Erhlich "gây thù chuốc oán" không ít người thì phải. Lần này người "gọi hồn" ông không phải Ariana Grande mà là Nicki Minaj!
Ariana Grande vạch trần rồi, giờ tới lượt Nicki xuất chiêu!
Có bao giờ bạn tự hỏi điều gì đã khiến cho lần lượt những ngôi sao trẻ như Ariana Grande, Cardi B, Dua Lipa đều có giải thưởng Grammy nhưng một trong những "cây đại thụ" của làng rap như Nicki Minaj thì mãi vẫn chẳng cầm được một chiếc kèn nào? Là do cuộc đời Nicki đen đủi hay do cô đã vô tình "gây họa" với ai đó trong hội đồng chấm giải Grammy? Liệu có khúc mắc gì ẩn chứa đằng sau chăng?
Kẻ thù còn nhận được tận mấy chiếc kèn, ấy thế mà Nicki vẫn hoàn tay trắng!
Và có một fan trên Twitter cũng đã chia sẻ thắc mắc đó. Ngay lập tức, chị đại làng rap đã giải đáp thắc mắc mà muôn người đều rất muốn biết lí do: "Tôi đã lỡ khiến cho người đàn ông mà Ariana Grande đã nhắc đến trong những ngày qua bực mình - nhà sản xuất Ken. Tôi đã bị bắt nạt và buộc lòng giữ im lặng trong suốt tận 7 năm qua. Thế nhưng bây giờ tôi sẽ trả lời cho những người yêu mến tôi biết tất cả sự thật trong tập kế của #QueenRadio vì họ xứng đáng để biết điều đó. Dù sao cũng chúc mừng những ai đã nhận được giải thưởng đêm qua".
Nicki Minaj đã giải đáp thắc mắc cho chúng ta.
Thế là cũng đã rõ được lí do tại sao một nữ rapper nổi tiếng với nhiều bản hit như Nicki Minaj lại luôn đen đủi tại Grammy đến thế. Bản hit thì luôn có không ngừng nghỉ nhưng Grammy đến nay vẫn hoàn tay trắng. Đặc biệt, ở Grammy 2019, Nicki đã nộp đề cử tận 19 hạng mục nhưng vẫn bị trượt tất cả.
Đừng đùa với Nicki Minaj, Grammy nhé!
Vậy là hội "tẩy chay" Grammy nay đã có thêm thành viên mới. Và với những dòng tâm sự của Nicki Minaj trên Twitter, hàng loạt những câu chuyện thị phi và chiêu trò xảo trà của nhà sản xuất Ken Erhlich sẽ được nữ rapper Chun-Li vạch trần trong vài ngày tới. Vậy là cả thế giới sắp sửa lại được hóng chuyện thị phi của Grammy nữa rồi!
Theo sao star
Vạch lối 2019 giúp sao Hollywood: Nhân vật số 1 - Taylor Swift Bạn nghĩ Taylor Swift cần làm những gì trong năm 2019 này? Năm 2018, Taylor Swift có gì? Một MV Delicate không mấy rộn ràng, một SwiftLife ồn ào những thị phi, một Reputation Stadium Tour hoành tráng và một tình yêu thầm lặng nhưng bền lâu cùng Joe Alwyn. Dường như chuyến lưu diễn đó đã khiến cho nàng rắn chúa mất...