Cuộc đời sao nam Vbiz phải gọi bố mẹ bằng anh chị: U70 không vợ con nhà cửa, tự chuẩn bị sẵn hậu sự cho mình
Còn em trai nhưng sao nam này lại không muốn trở thành gánh nặng cho ai cả.
Nghệ sĩ cô độc ở tuổi xế chiều thì nhiều nhưng NS Bạch Long là một trường hợp đặc biệt khi anh chọn được cô độc, cả đời chấp niệm rằng bản thân có lẽ đã được định sẵn “là người không có ngôi gia”.
Tuổi thơ sống xa gia đình, phải gọi bố mẹ là anh chị
Bạch Long là con trai thứ hai của NSND Thành Tôn và nghệ sĩ Huỳnh Mai. Người anh lớn mất từ lúc mới chào đời nên khi sinh Bạch Long, bố mẹ anh đã rất lo lắng. Bạch Long lại bệnh tật triền miên nên để giữ an toàn cho con, bố mẹ anh đã phải đem anh gửi cho người cô ruột nuôi. Còn Bạch Long phải gọi bố mẹ bằng anh chị. Bạch Long còn có một người em trai tên Thành Long nhưng cũng bị bố mẹ gửi cho chính bà đỡ nuôi. Sau này, bà đỡ đó sang Pháp định cư nên gia đình anh cũng mất liên lạc.
Chỉ có NSƯT Thành Lộc là may mắn được ở với bố mẹ nhưng phải để tóc dài, mặc quần áo con gái và lấy một cái tên khác là Thành Tâm, cốt tránh điều xui rủi. Dù vậy, Thành Lộc ngày nhỏ vẫn bị bệnh tật triền miên trong khi đó, tuổi thơ của Bạch Long là những ngày tháng tủi thân, liên tục tự hỏi bản thân tại sao mình có anh em, cha mẹ mà không được sống chung.
Hai anh em NS Bạch Long – Thành Lộc ngày trẻ
Mãi đến năm 17 tuổi, bố mới xin được đưa anh về nhà, dù đã mong ước điều này từ lâu nhưng anh đã xin phép được ở lại để chăm sóc người mẹ nuôi đơn độc. Khi mẹ nuôi mất, anh trở thành người vô gia cư nhưng cũng không muốn về đoàn tụ với gia đình.
Nam diễn viên từng chia sẻ “tử vi của tôi cho thấy tôi là người không có ngôi gia, nghĩa là kiếp sống trên đời sẽ không có lấy một cái nóc nhà riêng cho mình. Điều đó cũng gián tiếp nói rằng, tôi không có một gia đình đúng nghĩa. Số trời đã định vậy rồi, tôi không oán trách gì cả”.
Video đang HOT
Cả đời chật vật mưu sinh, sống cô đơn còm cõi một mình
Sống trong gia đình có truyền thống cải lương, dễ hiểu khi ngay từ nhỏ, NS Bạch Long đã bén duyên với nghề. Năm 10 tuổi, NS Minh Tơ cũng là anh ruột của mẹ NS Bạch Long, có gọi anh kêu diễn một vai trên sân khấu. Do run quá nên anh đọc nhầm thoại, khiến khán giả không thể nhịn cười. Mọi người nhớ tới NS Bạch Long từ đó và anh cũng được cho ra diễn nhiều hơn, nhưng chủ yếu là vai hài.
Kể từ ngày ấy, NS Bạch Long bắt đầu học hát bằng cách thọ giáo các nghệ sĩ đi trước, mỗi người học một chút và tích lũy dần các kiểu vai. Từ năm 1983, nam nghệ sĩ bắt đầu đi hát cải lương chuyên nghiệp nhưng nhược điểm là thấp quá, nên hát với đào hơi kén vì thế nên anh chuyển sang các vai hề. Tới năm 1993, NS Bạch Long gây tiếng vang trong lòng khán giả với vai Tề Thiên Đại Thánh.
Năm 1990, NS Bạch Long bắt tay vào viết những vở cải lương trẻ em song song với đó là bán các video hài. Đáng tiếc, tới năm 1996, đoàn cải lương đồng ấu tan rã, cuộc sống của anh đã khó khăn lại càng túng thiếu hơn.
Có thời điểm nam nghệ sĩ hết tiền, phải đưa đồng hồ của mình cho học trò để cầm cố. Đồng hồ cũ quá nên người ta không nhận thế nhưng người học trò này vẫn đưa cho thầy 300 ngàn, hóa ra là lương đi làm bảo vệ.
Cả một đời cống hiến cho nghệ thuật, những năm tháng tuổi xế chiều, anh lại phải sống tạm bợ bằng cách vay tiền học trò, lúc này NS Bạch Long đã nghĩ đến việc nếu không được đi diễn nữa thì sẽ tự vẫn. Năm 2000, sau 4 năm thất bại, NS Bạch Long có cơ hội chuyển qua kịch nói. Ngay cả thời điểm khó khăn nhất trong đời, anh cũng không nhờ vả ai cả.
Về cuộc sống cá nhân, cuộc đời NS Bạch Long trải qua bốn mối tình sâu đậm và để lại nhiều vết thương lòng, đến độ tuổi ngoài 60, anh vẫn sống cô độc một mình trong căn phòng trọ chỉ vẻn vẹn 30 mét vuông.
Ngày trẻ dồn hết tiền đi làm nghệ thuật, ở tuổi xế chiều, nam nghệ sĩ cũng chỉ mong còn được làm nghề, mong bản thân không là gánh nặng của ai cả. Thậm chí ngay cả cái chết của mình, anh cũng mong “số phải đi thì trời cứ đợi con ngủ rồi rước con đi chứ đừng bệnh tật”. Anh cũng nói, nếu lỡ mình có chuyện gì thì bạn bè, học trò, con nuôi sẽ lo hậu sự cho mình.
Nghệ sĩ Bạch Long: "Tôi ngưng hoạt động và trắng tay"
"Tôi nổi tiếng tới mức ở Trung Quốc có Lục Tiểu Linh Đồng thì ở Việt Nam người ta biết tới tôi" - nghệ sĩ Bạch Long nói.
Bạch Long được biết đến là anh trai Thành Lộc và là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Tại chương trình Khoảnh khắc rực rỡ, nghệ sĩ Bạch Long đã chia sẻ về sự nghiệp của anh.
Mới 10 tuổi tôi đã đi hát
Mới 10 tuổi tôi đã đi hát, bước ra sân khấu. Lúc đó, tôi được cố nghệ sĩ Minh Tơ, cha của NSND Thanh Tòng chỉ dạy. Ông là người đã khai quang điểm nhãn cho tôi, đưa tôi lên sân khấu khi mới 10 tuổi.
Bạch Long trong vai Tôn Ngộ Không
Tôi được khẳng định tên tuổi trong lòng khán giả vào năm 1982, khi tham gia vở diễn cải lương Phù Đổng Thiên Vương, với vai Thánh Gióng. Từ đó, tôi để lại dấu ấn trong lòng khán giả.
Vở diễn này giúp tôi đoạt Huy chương vàng Liên hoan sân khấu thiếu nhi. Mỗi lần tôi múa côn là khán giả thích lắm, trẻ con xem xong vỗ tay ầm ầm.
Sau đó, tới năm 1983, 1984, tôi nổi tiếng với vai Trần Quốc Toản, rồi vai Phạm Cự Chích, một vị tướng lớn trong lịch sử.
Tới năm 1992, tôi nổi tiếng với vai Quách Hải Thọ, một cậu bé bán cải nuôi mẹ mù. Sau đó, tôi thành công với vai Tôn Ngộ Không trong vở 7 yêu nhền nhện. Tôi nổi tiếng tới mức ở Trung Quốc có Lục Tiểu Linh Đồng thì ở Việt Nam người ta biết tới tôi.
Tôi có một cuốn sách cũ gọi là bí kíp võ công. Tuổi thọ của nó hàng vài chục năm trời. Cả cuộc đời nghệ thuật của tôi nằm gọn trong cuốn sách đó. Tôi ghi hết lại vào đó những vai diễn ghi dấu ấn trong lòng khán giả, được báo chí khen ngợi.
Tự tay tôi cắt các bài báo ra để dán vào cuốn sách này, làm thành cuốn sách ghi lại chặng đường nghệ thuật của tôi.
Tôi ngưng hoạt động và trắng tay
Năm 1986, cải lương đi xuống, không còn được như trước nên tôi ngưng hoạt động và trắng tay.
Đang không có tiền bạc, nghề nghiệp thì vô tình hôm đó bên sân khấu kịch Idecaf diễn vở Ba chàng lính ngự lâm bị thiếu diễn viên nên họ mời tôi. Tôi đồng ý tham gia luôn.
Từ đó, tôi rẽ hướng sang kịch nói. Tới năm 2000, tôi được sân khấu kịch Idecaf giữ lại làm diễn viên nòng cốt.
Thời gian tham gia kịch nói, tôi thường diễn các vở kịch dành cho thiếu nhi. Trong đó, gây dấu ấn là vai Vua bọ cạp, khiến trẻ con rất thích thú.
Sau đó, tôi chuyển sang sân khấu kịch 5B Võ Văn Tần diễn vai thần chết trong vở Giấc mơ. Tôi áp dụng nghệ thuật tuồng cổ nên người nước ngoài coi thích lắm.
Người nước ngoài vốn không hiểu tiếng Việt, chỉ coi cách diễn xuất của nghệ sĩ. Vì thế nên tôi lấy những lối diễn đặc trưng của tuồng cổ như cơ mặt, vũ đạo để gây ấn tượng với họ.
Ví dụ, khi diễn cảnh giận giữ, tôi trợn mắt, giật cơ mặt nhìn rất độc đáo, khiến khán giả thích thú. Đó là chiêu thức của hát bội mà kịch nói vốn không có.
Tôi còn dựng cả vũ đạo áp dụng từ tuồng cổ sang, gọi là ngôn ngữ hình thể. Khán giả nhìn thấy thích lắm.
Trong sự nghiệp của mình, người tôi mang ơn nhất là cố nghệ sĩ Minh Tơ và cố nghệ sĩ nhân dân Thanh Tòng. Hai ông thầy này đã cho tôi rất nhiều kiến thức để giờ tôi có vốn liếng dạy lại cho giới trẻ.
Bạch Long tuổi 63 không vợ con, ở thuê không phiền em trai Thành Lộc "Tôi thấy mình đang sống rất an lành và hạnh phúc. Mọi người hay mặc định số tôi vất vả truân chuyên, còn tôi không thấy thế...", nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ. Tôi và Thành Lộc không nói nhiều, chỉ cần hiểu nhau! - Khi lĩnh vực giải trí được phép mở cửa trở lại, cuộc sống và công việc của anh...