Cuộc đời đớn đau của cựu chiến binh “tối đâu là nhà, ngả đâu là giường”
Từng là lính công binh trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông trở về quê hương trong cảnh cô đơn không người thân thích.
Ám ảnh bởi chiến tranh, cuộc sống gặp nhiều bất hạnh, ông bị phát bệnh mất trí nhớ, không có khả năng lao động. Giờ đây, tuổi cao sức yếu, căn bệnh ngày càng trở nặng, ông đang sống trong cảnh “tối đâu là nhà, ngả đâu là giường” nay đây mai đó, bữa ăn hàng ngày phải nhờ vào sự chia sớt của xóm giềng.
Chính quyền địa phương, bạn bè, bà con lối xóm cũng chỉ giúp đỡ cựu chiến binh Trương Văn Mát bằng bữa ăn, nước uống
Hăng hái theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc
Ông Trương Văn Mát, sinh năm 1947, ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, sớm gặp cuộc sống bất hạnh, phải ở cùng chị gái khi mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Cũng như bao thanh niên khác trong thời chiến, tháng 1/1972, ông lên đường nhập ngũ tham gia kháng chiến chống Mỹ. Cùng đi với ông Mát, là 7 thanh niên khác cùng xã.
Sau thời gian huấn luyện, ông Mát và 7 người bạn được biên chế vào Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 219 (C6, D2, E 219) trực thuộc Bộ Tư lệnh Công Binh. Đơn vị này có nhiệm vụ chủ yếu là mở đường, sửa đường, áp giải tù binh trên chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa năm xưa. Rồi họ tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tiếp quản bảo vệ miền Nam. Tháng 4/1976, họ phục viên trở về địa phương.
Cựu chiến binh Dương Minh Quyền (bên trái) đã không cầm được nước mắt khi nhắc đến người đồng đội của mình
Trở về sau chiến tranh, trong khi những người đồng đội cùng xã của ông Mát như ông Trạm, ông Quyền… tuy gia cảnh có khó khăn nhưng vẫn hạnh phúc khi được đoàn tụ bên gia đình. Còn với cựu chiến binh Trương Văn Mát thì rơi vào cảnh cô độc khi người chị gái duy nhất đã lập gia đình.
Do ám ảnh bởi chiến tranh, bất hạnh trong cuộc sống, ông Mát xuất hiện dấu hiệu mắc bệnh thần kinh nhẹ như ít nói, hay đi một mình lang thang. Tuy vậy, ông vẫn biết đi làm thuê và chủ yếu sống nương tựa vào sự che chở của bà con lối xóm.
Nói đến đồng đội của mình, ông Nguyễn Văn Trạm, 65 tuổi, cựu chiến binh xã Nghĩa Lâm vẫn nhớ như in những ngày tham gia quân ngũ: “Ngày đó, tui với ông Mát, cùng nhiều thanh niên khác trong xã đều lên đường nhập ngũ. Cùng được biên chế trong một đơn vị, chúng tôi làm nhiệm chủ yếu ở địa bàn từ Quảng Bình đến Quảng Trị. Những năm đó, chiến tranh gay go ác liệt lắm, dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, chúng tôi liên tục mở đường để chi viện cho chiến trường chuẩn bị giải phóng miền Nam. Tôi với Mát cùng Tiểu đội nên gần như lúc nào cũng ở bên nhau. Hồi đó có lần anh ấy bị sức ép của bom làm cho ngất đi. Đáng lo nhất là thời gian Mát bị lạc đơn vị mất gần 3 tháng mới tìm về được. Rồi ngày đất nước thống nhất, chúng tôi cùng trở về địa phương với nhau. Câu chuyện chúng tôi đi bộ đội thì cả xã này ai cũng biết. Nhưng giờ thấy thương nó quá, cứ đi lang thang nay đây, mai đó”.
Video đang HOT
“Tối đâu là nhà, ngả đâu là giường”
Những năm gần đây, khi tuổi đã cao, sức khỏe giảm sút, căn bệnh của cựu chiến binh Trương Văn Mát trở nên nặng hơn. Ông không thể lao động, không còn ở cố định một chỗ mà cứ đi lang thang khắp xã, tối đâu là ngủ ở đó với màn trời chiếu đất. Thấy cảnh khốn cùng của cựu binh Mát, chính quyền địa phương, bạn bè, bà con lối xóm muốn giúp đỡ ông cũng đành bất lực vì ông cứ đi lang thang chỉ giúp được ông bữa ăn, chén nước.
Đem những thông tin về cựu binh Mát đến gặp ông Nguyễn Xuân Tình – Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Nghĩa Lâm để xác minh liệu ông Mát có phải là một cựu chiến binh tại địa phương hay không? Từng là người lính xuất ngũ, ông Tình cũng mang tâm trạng xót xa với người đồng đội của mình và ông đã khóc cho cảnh ông Mát từng ngày lang bạt khắp nơi…
Bản sao quyết định được hưởng tiền trợ cấp người có công trong kháng chiến chống Mỹ của cựu chiến binh Trương Văn Mát
“Trước hết, tôi xin khẳng định ông Mát đúng là cựu chiến binh của địa phương đã từng tham gia trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chúng tôi đã làm thủ tục để ông Mát được hưởng trợ cấp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đã được công nhận. Nhưng hoàn cảnh của cựu chiến binh Trương Văn Mát khiến chúng tôi trăn trở, xót xa nhất hiện nay là ông ấy bị bệnh, không còn ngươi thân thích.
Thời gian trước, khi bệnh tình ông ấy còn nhẹ, chúng tôi cũng vận động bà con, đặc biệt là bạn bè quân nhân cũ là giúp đỡ ông bằng nhiều cách như cưu mang, cho ông ở trong nhà một thời gian dài và mọi người rất ủng hộ. Tuy nhiên thời gian gần đây, khi ông bị bệnh nặng thì mọi người không thể giữ ông ở yên một chỗ. Ông cứ lang thang nơi này sang nơi khác khiến chúng tôi đau lòng lắm. Cũng nhiều lần, chính quyền địa phương đề nghị lên cấp trên với mong muốn đưa ông ấy đến một trung tâm lao động xã hội hoặc trung tâm điều dưỡng nào đó nhưng vẫn không nhận được phản hồi”.
Nói đoạn ông Tình dẫn chúng tôi đi tìm cựu binh Mát đang lang thang khắp xóm. Điểm đầu tiên là nhà của những cựu binh cùng nhập ngũ với ông Mát tại xóm Nghĩa Chính. Đến gia đình ông Dương Minh Quyền (ở xóm Nghĩa Chính, xã Nghĩa Lâm) khi nhắc đến đồng đội của mình thì ông đã không cầm được nước mắt: “Hôm qua trời mưa to, tôi thấy nó ở đường đầu xóm rồi dẫn về nhà trú mưa, lấy cơm cho ăn. Khi tôi vừa vào nhà cất cái bát, lấy cái áo ra thay để thay thì ra chẳng thấy hắn đâu nữa. Giờ thì chịu, chẳng biết ở đâu mà tìm”. Ông Quyền cũng cho biết, trước đây đã từng đưa đồng đội mình về nhà chăm sóc nhưng được thời gian ngắn ông lại bỏ đi mất.
Những bữa ăn của cựu chiến binh Mát được anh em một thời chiến đấu chăm sóc như thế này, vì ông cũng hay đi lang thang vì căn bệnh…
Nói đoạn, ông Quyền lại cùng chúng tôi đi tìm đồng đội. Hỏi khắp xóm Nghĩa Chính, có người nói lúc sáng thấy ông đi bộ theo đường Hồ Chí Minh lên phía Làng Sâm. Đi khắp ngôi làng này thì chúng tôi lại nghe bà con nói, vừa thấy ông đi vào địa phận Làng Da. Cuối cùng chúng tôi cũng tìm được cựu chiến binh Trương Văn Mát khi đang được gia đình bà Hồ Thị Liên, xóm Làng Da đang cho ăn bữa cơm chiều. Nhưng khi đang mải mê câu chuyện ở trong nhà trở ra thì ông Mát lại bỏ đi đâu mất. Theo bà Liên cho biết thì ông ấy rất sợ khi thấy đông người xuất hiện.
Chính quyền xã Nghĩa Lâm, bạn bè, bà con lối xóm ai cũng đều rất thương và đã làm mọi cách để đùm bọc cựu chiến binh Trương Văn Mát. Nhưng với bệnh tình đặc biệt của người cựu chiến binh từng tham gia kháng chiến chống Mỹ thì họ cũng đành bất lực. Gặp ai dù cán bộ xã cho đến người dân họ đều tâm sự với chúng tôi như một lời khẩn cầu: “Tìm cách giúp đỡ ông ấy với, chứ để thế này khổ ông ấy lắm!”.
Giờ đây, những người anh em, bạn bè đồng chí, ai cũng mong muốn ông Mát sẽ được nhận vào trại điều dưỡng thương binh xã hội, để người cựu chiến binh bấy lâu nay đã quen dầm mưa dãi nắng với cuộc sống khó nhọc để an hưởng tuổi già thanh nhàn và thoải mái.
Theo Dantri
Đi tìm sự thật về phi công Việt huyền thoại, nỗi khiếp sợ của máy bay Mỹ
Mỗi lần bay ra miền Bắc, đối đầu với các phi công chiến đấu Việt Nam luôn là nỗi ám ảnh với phi công Mỹ.
Chiếc Mig mang ký hiệu 3426, nỗi khiếp đảm của phi công Mỹ
Một trong số đó, được giới phi công Mỹ truyền tai nhau là phi công huyền thoại "đại tá Toon" - một phi công đạt đẳng cấp Ace (diệt từ 5 máy bay trở lên).
Huyền thoại ra đời
Trong thời gian diễn ra những cuộc đối đầu giữa Không quân Nhân dân Việt Nam và các phi công của Hải quân Hoa Kỳ, các phi công Mỹ thường xuyên ghi nhận hình ảnh chiếc máy bay MiG-17 mang số hiệu 3020, cũng như chiếc MiG-21 mang số hiệu 4326, với ký hiệu 13 ngôi sao đỏ trên mũi, biểu hiện cho việc đã bắn hạ 13 máy bay của đối phương.
Các phi công Mỹ cho rằng những chiếc máy bay đó do một phi công của Không quân Nhân dân Việt Nam điều khiển. Trong những lần bắt được tín hiệu liên lạc trao đổi giữa mặt đất hoặc giữa các phi công với nhau, họ thường xuyên nghe thấy từ "Toon" hoặc "Tomb" thường xuyên được lặp đi lặp lại. Họ cho rằng đấy là tên của người phi công huyền thoại. Từ đó huyền thoại về người phi công siêu cấp có biệt danh là "Toon" ra đời.
Sự ám ảnh của các phi công Mỹ đối với "Toon" suốt từ năm 1967 đến 1972. Trong những cuộc trao đổi với nhau, họ liên tục thêm thắt vào cái tên huyền thoại này. "Toon" được "phong" cấp bậc "đại tá", thậm chí gán cho cái họ "Nguyen" rất đặc thù Việt Nam. Một số tài liệu còn ghi rõ tên Việt của ông là "Nguyễn Tuân". Những lời đồn đại này đã ảnh hưởng không ít đến tâm lý của các phi công Mỹ, dẫn đến việc vội vã ném bom khi chưa đến mục tiêu, hoặc lảng tránh không chiến khi thấy MiG xuất hiện.
Mãi đến ngày 10/5/1972, chiếc MiG-17 mang số hiệu 3020 đã bị chiếc F-4 Phantom II của Hải quân Hoa Kỳ do Đại úy Randy "Duke" Cunningham (phi công) và Trung úy William "Irish" Driscoll (hoa tiêu) bắn hạ. Từ đó, huyền thoại về "Đại tá Toon" trong các phi công Hải quân Mỹ mới kết thúc.
Một số người cho rằng đây là phi công Đinh Tôn hoặc Phạm Tuân, là những phi công có tên gọi gần âm với "Toon". Tuy nhiên, đây lại là những phi công được huấn luyện chuyên cho tập kích B-52 chứ không thiên về không chiến, do đó số máy bay bắn hạ được của họ cũng chưa đủ để xếp vào nhóm "Át".
Thông thường, các phi công Mỹ chỉ điều khiển riêng một máy bay, trừ trường hợp máy bay bị bắn hạ hoặc bị hỏng thì họ mới chuyển sang điều khiển máy bay khác. Ngược lại, do số lượng máy bay rất ít, các phi công Việt Nam thường thay phiên nhau sử dụng chung máy bay để chiến đấu. Hầu hết các máy bay có số lần bắn hạ đối phương cao đều là chiến công của nhiều phi công khác nhau điều khiển nó. Điều này dẫn đến sự ngộ nhận của phi công Hải quân Mỹ để hình thành nên "Đại tá Toon".
Số lượng phi công đạt danh hiệu Ace Việt Nam cao hơn Mỹ
Theo một số nhà nghiên cứu, cái tên "Toon" hoặc "Tomb" không hẳn là một cái tên Việt Nam. Họ cho rằng đấy có thể chỉ là một tín hiệu nhiễu vô tuyến thường xuyên xuất hiện, do được lặp đi lặp lại nhiều lần nên các phi công Mỹ bị nhầm lẫn đấy là tên của người phi công. Trên thực tế, trong trao đổi liên lạc giữa mặt đất và các phi công Việt Nam không bao giờ sử dụng tên thật mà chỉ sử dụng các bí danh để chỉ phi đội hoặc các vị trí máy bay.
Mãi sau chiến tranh, một số thông tin được phía Việt Nam công bố. Theo đó, chiếc máy bay MiG-17F mang số hiệu 3020, là thuộc trung đoàn 923 Yên Thế. Chiếc máy bay này có màu sơn xanh loang lổ, được các phi công Mỹ thường gọi là Green Snake theo màu sơn của những chiếc máy bay cùng loại. Chiếc máy bay này được nhiều phi công đã thay phiên nhau điều khiển nó và họ đã bắn hạ ít nhất 8 máy bay đối phương bằng chính chiếc máy bay này.
Hai trong số các phi công đó được xác định là Nguyễn Văn Bảy (có biệt danh là Bảy A) và Lê Hải. Cả hai đều là phi công xếp hạng Ace: Nguyễn Văn Bảy được xác nhận bắn hạ 7 máy bay đối phương, Lê Hải bắn hạ 6. Cả hai người về sau đều được phong Anh hùng, đều còn sống đến sau chiến tranh và đều được phong cấp Đại tá. Còn người phi công đã bị Randy "Duke" Cunningham và William "Irish" Driscoll bắn hạ thì không có thông tin nào được công bố.
Riêng về chiếc MiG-21PF mang số hiệu 4326, hiện được trưng bài tại bảo tàng Phòng Không, sân bay Bạch Mai, Hà Nội, từng thuộc trung đoàn 921 Sao Đỏ. Chiếc máy bay này cũng được xác nhận là do nhiều phi công luân phiên sử dụng và đã từng hạ được 13 máy bay đối phương. Về sau, trong đó có 6 phi công từng điều khiển máy bay nay được phong Anh hùng, trong đó có cả có phi công Nguyễn Văn Cốc được xác nhận là bắn hạ 9 chiếc đối phương (Mỹ thừa nhận 7), cao nhất Không quân Việt Nam.
Tuy nhiên, kỷ lục của Không quân Nhân dân Việt Nam lại thuộc về chiếc MiG-21 PF số hiệu 4324 thuộc đoàn 921, được sử dụng bởi 12 phi công khác nhau, từng cất cánh chiến đấu 69 lần, tiếp chiến 22 lần, khai hỏa 25 quả tên lửa đối không, bắn hạ 14 máy bay Mỹ trong khoảng thời gian tháng 11/1967 đến tháng 5/1968.
Đây là chiếc máy bay "may mắn" vì không chỉ nó có số lượng máy bay do nó bắn hạ cao nhất (14 chiếc) mà 3/4 phi công điều khiển đều từng bắn hạ đối phương. Trong số 12 phi công đã từng điều khiển máy bay này, có 9 người đã bắn hạ máy bay đối phương, 8 phi công đạt đẳng cấp Ace, 7 người được tuyên dương anh hùng, 5 người trở thành tướng lĩnh. Hiện nay máy bay này đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ở Hà Nội.
Sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, một số cựu phi công Mỹ sang thăm Việt Nam để tìm hiểu và đã xác nhận Đại tá Toon chỉ là một nhân vật tưởng tượng của các phi công Mỹ và thường xuyên được họ đưa ra làm đề tài chuyện phiếm. Như là một thiện ý của các phi công Mỹ, Đại tá Toon là một sự tổng hợp của các phi công giỏi của Việt Nam, giống như những "nghệ sỹ solo" ném bom đơn độc ban đêm trong Thế chiến thứ hai được gọi là "máy giặt Charlie" vậy.
Nếu so sánh tương quan lực lượng giữa Không quân Nhân dân Việt Nam và Không quân Mỹ là quá khập khiễng cả về trang bị, số lượng, kinh nghiệm trận mạc. Tuy nhiên, điều đáng nói là lực lượng không quân non trẻ với những phi công chỉ có vài trăm giờ bay ít ỏi lại giành được những chiến công hiển hách trước Không quân Mỹ.Có đến 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu Át (các phi công có số lần bắn rơi máy bay đối phương từ con số 5 trở lên), trong đó có 13 phi công lái MiG-21 và 3 phi công lái MiG-17. Trái lại, lượng phi công Mỹ đạt danh hiệu Át chỉ có 5 người.
Vậy thì tại sao các phi công Việt Nam lại ghi được nhiều bàn thắng hơn các phi công Mỹ? Có lẽ lý do đầu tiên là số lượng. Trong năm 1965, Không quân Việt Nam chỉ có 36 chiếc MiG-17 với một số lượng tương đương phi công, thì đến 1968 họ đã có tới 180 chiếc MiG và 72 phi công. Sáu "tiểu đội" phi công dũng cảm này phải đối mặt với 200 chiếc F-4 của các phi đoàn 8, 35 và 366; khoảng 140 chiếc Thần sấm F-105 của các phi đoàn 355 và 388 của Không lực Hoa Kỳ và khoảng 100 chiếc của Hải quân Hoa Kỳ (F-8, A-4 và F-4) từ tàu sân bay trực chiến trong Vịnh Bắc Bộ, kiêm cả các nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động không kích (EB-6B - gây nhiễu; HH-53 - cứu phi công nhảy dù; "Skyraider" yểm hộ hai loại trên).
Như vậy, phi công Việt Nam rõ ràng là "bận rộn" hơn đối thủ, và đồng thời họ dễ dàng tìm được mục tiêu để diệt hơn, và quan trọng là họ chiến đấu với tinh thần "chiến đấu đến khi hy sinh". Họ không cần phải về nhà, vì đây đã là nhà của họ rồi - Tổ quốc. Phi công Mỹ cứ sau 100 chuyến xuất kích lại được về thăm nhà, ngoài ra còn được về để huấn luyện, để nhận lệnh hoặc trăm thứ việc linh tinh khác. Khi quay lại, không phải ai cũng sẵn sàng chiến đấu.
Từ khi Mỹ bắt đầu chương trình phát triển tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow và tên lửa không đối không tầm ngắn đầu tự dẫn hồng ngoại AIM-9 Sidewinder vào đầu những năm 1960, các nhà thiết kế Mỹ đã vội vàng cho rằng, các cuộc không chiến tầm gần (dogfight) sẽ lùi vào dĩ vãng.Ở đó, tên lửa tầm xa chính là vũ khí sẽ kết liễu đối phương mà không cần đến các cuộc không chiến ở cự ly gần. Các máy bay chiến đấu được thiết kế giai đoạn đầu những năm 1960 như F-4 Phantom, F-105 Thunderchief không hề được trang bị pháo.Tuy nhiên, đây chính là sai lầm chết người mà Mỹ phải trả giá đắt tại chiến trường Việt Nam. Những chiếc máy bay cường kích F-105, dù có tốc độ siêu âm nhưng vẫn trở thành miếng mồi ngon cho các tiêm kích nhanh nhẹn của Không quân Việt Nam như MiG-17 và MiG-21.
Theo Xahoi
Khánh thành nhà máy sữa tươi sạch lớn nhất Đông Nam Á Chiều ngày 9/7, tại huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng nước CHND Lào Thongsing Thammavong chính thức cắt băng khánh thành nhà máy sữa tươi TH quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi lễ khánh thành nhà máy sữa tươi sạch vào chiều ngày 9/7....