Cuộc đời đen tối của tử tù già nhất nước Mỹ
Walter Leroy Moody với trí tuệ lỗi lạc nhưng trái tim không lương thiện đã khởi nguồn trong phong trào đánh bom đinh, bị tử hình ở tuổi 83.
Moody sinh năm 1935 tại Rex, Georgia, là con cả trong gia đình có ba người con. Ông ta thừa hưởng gene giỏi chế tác từ cha và luôn mày mò tạo ra đủ thứ liên quan động cơ kỹ thuật từ hồi niên thiếu.
Moody nhập ngũ với vai trò nhà phân tích lưu lượng tin nhắn, là chuyên gia được đào tạo để phân tích đường truyền của kẻ thù bằng vô tuyến, viễn thông và mã Morse.
Rời quân ngũ, Moody tiếp tục tham gia một số lớp học luật. Sau cuộc giám định tâm thần năm 1967, Moody xác định có những suy nghĩ bạo lực, “có thể rơi vào tình huống mà cuối cùng sẽ dẫn đến một kiểu hủy diệt nào đó đối với xã hội.
Tháng 5/1972, khi vợ ông ta mở một gói hàng trong nhà bếp, một quả bom tự chế bên trong đã phát nổ. Những mảnh kim loại vụn đã bắn vào mắt, phá huỷ mặt, vai, hai cánh tay và bắp đùi khiến bà phải trải qua sáu cuộc phẫu thuật để sống sót.
Walter Leroy Moody bị dẫn đến Tòa án Liên bang trong một phiên điều trần vào tháng 7/1990. Ảnh: Bettmann Archive
Moody bị bắt với cáo buộc chế tạo quả bom với ý định gửi nó cùng với bức thư tống tiền một đại lý ôtô ở Atlanta. Tháng 10 cùng năm, Moody được miễn truy tố tội chế tạo bom nhưng bị kết tội sở hữu nó, chịu phạt 3 năm giam giữ trong nhà tù Liên bang Atlanta. Vợ chồng ly hôn ngay sau phiên toà này.
Ra tù, Moody tiếp tục học để lấy bằng luật. Ông ta tái hôn và tìm công việc mới. Vào cuối những năm 1970, Moody thành lập The Associated Writers Guild of America , Hiệp hội Nhà văn Mỹ, một doanh nghiệp phi lợi nhuận, giúp đào tạo những nhà văn trẻ có hoài bão. Trong các quảng cáo được đặt khắp đất nước, hiệp hội này ngỏ lời muốn in tác phẩm của các nhà văn với một khoản phí “không đáng kể”.
Video đang HOT
Văn phòng thương mại Atlanta cho biết hồ sơ công ty này của Moody là một trong những hồ sơ bị khiếu nại nhiều nhất trong lịch sử bang. Chúng đến từ khắp 48 tiểu bang, với cùng nội dung đã trả tiền cho công ty của Moody nhưng không nhận lại được gì. Các quan chức cho biết có thời điểm doanh nghiệp của ông ta bị khiếu nại tới 150 lần mỗi ngày.
Các thanh tra bưu điện đề nghị truy tố ông Moody về tội gian lận thư và đóng cửa doanh nghiệp. Xoay sở với một dự án kinh doanh khác, Moody đã thành lập công ty chuyên về động cơ và cánh quạt. Vào một ngày gió lạnh giá tháng 12/1982, trên chuyến làm việc trên tàu, ông ta đẩy ba nhân viên xuống nước, tìm cách mưu sát họ để chiếm đoạt 2,25 triệu USD tiền bảo hiểm nhân thọ. Không may cho Moody, họ sống sót và đi báo cảnh sát.
Ông Moody bị buộc tội ba tội cố ý giết người. Tháng 12/1986, Moody đã đệ đơn kiện Liên bang để chống lại ba nhân viên cũ cùng cảnh sát và công tố viên.
Moody yêu cầu tiền bồi thường tổng 3,1 triệu USD. Vụ kiện được xét xử bởi Toà phúc thẩm liên bang, trong những người tham gia có Robert S. Vance, một trong những thẩm phán hàng đầu nước Mỹ thời kỳ đó, theo nhận định của Thống đốc bang Alabama, Guy Hunt.
Tòa án liên bang từ chối xóa án tích cho Moody về vụ nổ năm 1972 tại nhà của ông ta và đồng thời bác đơn kháng cáo. Thẩm phán Robert S. Vance không phải thành phần trong bồi thẩm đoàn đưa ra quyết định này, Moody vẫn cho rằng ông Vance là nguồn cơn bất hạnh của đời mình.
Moody nuôi kế hoạch trả thù, bắt đầu chế tạo “khí chiến” và tuyên bố “chiến tranh” chống lại tòa phúc thẩm.
15h ngày 16/12/1989, thẩm phán này S. Vance nhận một bưu kiện trước nhà và mở. Chiếc hộp chứa một quả bom ống tự chế đã nổ tung với 80 chiếc đinh 10 cm bên trong. Vị thẩm phán chết ngay lập tức và vợ bị thương nặng. Hai ngày sau, quả bom tương tự phát nổ và cướp đi sinh mạng của một luật sư.
Hai quả bom tiếp theo được gửi đến một văn phòng Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu, NAACP và Toà án liên bang song không phát nổ. Các nhân viên Toà án và quanh khu vực được cảnh sát cảnh báo “không mở bất cứ bưu phẩm gì”, sau hai sự cố đáng tiếc vừa xảy ra.
Vụ án phức tạp thu hút những người sau này trở thành tên tuổi của cơ quan thực thi pháp luật Mỹ, gồm một giám đốc FBI tương lai; một cố vấn điều tra đặc biệt của Chính phủ và một Bộ trưởng Tư pháp.
Họ bắt đầu tập trung vào ông Moody sau khi nhận thấy sự giống nhau của quả 4 bom này với quả bom nổ trong nhà bếp của vợ Moody năm 1972. Sau một cuộc điều tra mở rộng, Moody và người vợ thứ hai bị bắt nửa năm sau đó.
Walter Leroy Moody trong những ngày cuối đời (trái) và vào tháng 2/1990. Ảnh: Alabama Department of Corrections và AP
Được tại ngoại với số tiền 250.000 USD trong vòng một tuần, vợ Mooddy lập tức nhận lời làm chứng chống lại chồng. Theo đó, Moody gửi 2 quả bom vào NAACP và nhà riêng của vị luật sư chỉ để “đánh lạc hướng” giới điều tra rằng thủ phạm là một gã phân biệt chủng tộc đang hướng mục tiêu tấn công vào cộng đồng da màu.
Tại toà, Moody bị truy tố 13 tội danh, từ giết người đến cản trở công lý và cũng là người mở ra “làn sóng đánh bom thư” nhức nhối nước Mỹ, đến tận ngày nay. Ông ta bị tuyên phạt 7 án tù chung thân, 400 năm tù vào tháng 8/1991. 5 năm sau, trong phiên toà xử vụ án giết thẩm phán Vance, Moody bị phạt tử hình.
Con trai của thẩm phán quá cố cho biết không thể tha thứ cho Moody vì “không hề có tình người, không xin lỗi hay tỏ ra bất kỳ sự hối hận nào”.
Được nhắc nhở nói lời sau cùng, Moody chỉ nhún vai, lắc đầu.
Sau 11 năm đợi thi hành án, ngày 19/4/2018, tại trại cải huấn Holman, bang Alabama, Moody bị tiêm thuốc độc. Ở tuổi 83, Moody là phạm nhân lớn tuổi nhất bị xử tử kể từ khi Tòa án Tối cao khôi phục án tử hình vào năm 1976.
Pompeo nhăm nhe tranh cử tổng thống 2024
Cựu ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra mắt nhóm hành động chính trị mới trước cuộc bầu cử giữa kỳ, dường như nhắm mục tiêu tới cuộc đua tổng thống 2024.
Trong thông báo hôm nay, cựu ngoại trưởng Pompeo cho biết Ủy ban Hành động Chính trị Ủng hộ Giá trị Mỹ (CAVPAC) sẽ "bảo vệ những giá trị Mỹ, giúp các đảng viên Cộng hòa giành lại thế đa số" tại Hạ viện và Thượng viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ, đồng thời thúc đẩy xây dựng các nghị viện và thống đốc bảo thủ cấp bang.
Việc ra mắt CAVPAC cho phép Pompeo có thể đi khắp nước Mỹ để tiến hành các hoạt động vận động, gây quỹ và tài trợ cho các ứng viên đảng Cộng hòa. CAVPAC có thể vận động quyên góp không giới hạn để giúp các ứng viên chạy đua những vị trí ở cấp liên bang, cấp bang hay chính quyền địa phương.
Việc lập quỹ hành động chính trị để ủng hộ các nghị sĩ trong cuộc bầu cử giữa kỳ là một chiến thuật được rất nhiều ứng viên tổng thống tiềm năng thực hiện. Nhờ hoạt động này, họ có thể thu hút sự ủng hộ của các nghị sĩ, đồng thời lôi kéo được các nhà tài trợ cũng như giới thiệu được bản thân trên khắp cả nước.
Cựu ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trả lời phỏng vấn tại Atlanta, bang Georgia, hồi tháng 12/2020. Ảnh: AP .
CAVPAC ra mắt trong bối cảnh Pompeo đang tích cực đến các bang chủ chốt và phát biểu tại những sự kiện chính trị vài tháng gần đây. Ông nổi lên là một ứng viên tiềm năng của đảng Cộng hòa trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2024, bên cạnh các cựu quan chức khác trong chính quyền Donald Trump như cựu phó tổng thống Mike Pence, hay cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley.
"Những ý tưởng nền tảng của chúng ta đang bị tấn công nhiều hơn bao giờ hết. Mục tiêu của tôi là tiếp tục đấu tranh. Sự tập trung, chiến đấu và khát khao chiến thắng sẽ là trọng tâm công việc dẫn dắt CAVPAC của tôi, cũng như những người đồng hành cùng chúng tôi. Chúng tôi sẽ hỗ trợ những lãnh đạo có nhân cách và chính trực, hoàn toàn cam kết với những giá trị chung, làm việc mà không nao núng xây dựng tương lai của chúng ta", Pompeo cho hay.
Theo giới phê bình, Pompeo, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), dường như cũng không giấu tham vọng nắm giữ vị trí cao hơn, thể hiện qua việc ông nhấn mạnh niềm tin vào đạo Tin lành nhằm thu hút người ủng hộ. Tuy nhiên, một số chuyên gia đánh giá thái độ một lòng trung thành với cựu tổng thống Trump có thể khiến Pompeo bị ác cảm.
Trump bị kiện vì gọi nCoV là 'virus Trung Quốc' Một nhóm dân quyền người Mỹ gốc Hoa đệ đơn kiện Donald Trump gây hại cho cộng đồng khi gọi Covid-19 là "virus Trung Quốc". Liên minh Dân quyền người Mỹ gốc Hoa (CACRC) hôm 20/5 đệ đơn kiện lên tòa án liên bang ở New York, cáo buộc cựu tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng cụm từ "virus Trung Quốc" và...