Cuộc đối đầu mới ở biển Đông
Quan hệ giữa Indonesia và Trung Quốc sẽ là một trong những thách thức hàng đầu trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Joko Widodo, người dự kiến tuyên thệ nhậm chức vào tháng 10 này.
Sự gia tăng hiện diện của Trung Quốc ở biển Đông đang đưa tàu tuần tra và tàu cá nước này vào thế đối đầu với tàu của Indonesia. Ngay cả khi Jakarta tuyên bố không có tranh chấp nào với Bắc Kinh thì những hành động của Trung Quốc cho thấy điều ngược lại.
Dù không phải là nước duy nhất có ngư dân đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển Indonesia nhưng chỉ Trung Quốc mới sử dụng lực lượng an ninh biển để khuyến khích và hỗ trợ trực tiếp ngư dân mình đánh bắt trên vùng biển của nước khác.
Tình trạng này nếu tiếp diễn chắc hẳn sẽ gây căng thẳng, nhất là khi những tuyên bố trong suốt chiến dịch tranh cử và sau đắc cử của ông Widodo đều nhấn mạnh việc bảo vệ lợi ích trên biển, trong đó có nỗ lực đối phó tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép.
Tổng thống đắc cử Indonesia gần đây tuyên bố nước này cần quyết liệt ngăn chặn thất thoát tài nguyên biển – một dấu hiệu cho thấy ông sẽ quyết đoán hơn đối với một số ưu tiên đối ngoại.
Căn cứ không quân Ranai trên quần đảo Natuna. Ảnh: Reuters
Bên cạnh nỗi lo mất tài nguyên, điều khiến Indonesia quan ngại hơn về lâu dài là sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông. An ninh tại quần đảo Natuna của Indonesia đã được siết chặt kể từ khi Trung Quốc tung ra tấm bản đồ vẽ cái gọi là “đường lưỡi bò” bị Jakarta cáo buộc “liếm” luôn lãnh hải mình.
Video đang HOT
Đây không phải lần đầu Bắc Kinh dòm ngó vùng biển quanh quần đảo Natuna. Năm 1996, khoảng 20.000 binh sĩ Indonesia đã tham gia một trong những cuộc tập trận hải quân lớn nhất lịch sử nước này tại vùng biển nêu trên nhằm cảnh báo Trung Quốc.
18 năm sau, ông Desi Albert Mamahit – Phó Đô đốc kiêm Giám đốc Cơ quan Điều phối An ninh biển Indonesia – tiếp tục lên tiếng lo ngại tranh chấp ở biển Đông sớm muộn gì cũng tác động đến Indonesia.
Theo ông, vùng biển quanh Natuna nằm rất gần khu vực tranh chấp ở biển Đông, trong khi Trung Quốc chưa làm rõ những tuyên bố liên quan đến nơi này. “Đây là mối đe dọa thật sự với Indonesia và chúng ta cần chuẩn bị các biện pháp đối phó” – ông Desi cảnh báo.
Trong khi đó, Trung Quốc được cho là muốn mọi thứ càng mơ hồ càng tốt để rảnh tay xử lý tranh cãi chủ quyền với các nước láng giềng khác. Những hành động khiêu khích trên biển thời gian qua của Bắc Kinh càng khiến Jakarta thêm cảnh giác.
Gần đây, quân đội Indonesia cho biết sẽ đưa thêm binh sĩ đến Natuna, đồng thời có kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân Ranai trên quần đảo để chứa thêm máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công.
Trang The Diplomat nhận định Trung Quốc có thể trả giá đắt nếu chọc giận Indonesia, nước đang theo đuổi vai trò trung gian hòa giải tại biển Đông.
PHƯƠNG VÕ
Theo_Người lao động
Indonesia sẽ cho chiến đấu cơ án ngữ tại biển Đông
Không lực Indonesia đang lên kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân tại đảo Riau, phía nam biển Đông, để có đủ khả năng cho chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 và Su-30 hoạt động, tạp chí quân sự IHS Jane's (Anh) đưa tin.
Chiến đấu cơ Su-27 và Su-30 của Không quân Indonesia tập trận cùng chiến đấu cơ F/A-18 Hornet - Ảnh : Không quân Hoàng gia Úc
Trung tá Andri Gandy, chỉ huy căn cứ không quân trên đảo Riau, thông báo căn cứ đã hoàn tất việc lắp đặt đèn đường băng và radar.
Dự kiến, đường băng hiện thời tại căn cứ nói trên, vốn dài khoảng 2,5 km, sẽ được kéo thêm.
Các cơ sở được xây dựng thêm sẽ bao gồm các nhà chứa máy bay tại khu vực phía tây của căn cứ.
Mục tiêu lâu dài sắp tới là biến quần đảo Natuna trở thành nơi đồn trú vĩnh viễn của đội chiến đấu cơ Sukhoi, theo thông báo của Không lực Indonesia.
Ngoài ra, Jakarta dự kiến cũng sẽ điều động khoảng 4 chiếc trực thăng chiến đấu AH-64E Apache lên quần đảo Natuna,HIS Janes' dẫn lời tướng Budiman, tư lệnh lục quân Indonesia, cho hay hồi cuối tháng 3.
Được biết, đảo Riau và quần đảo Natuna thuộc tỉnh đảo Riau (Indonesia), phía nam biển Đông, giáp với các vùng biển thuộc Việt Nam, Brunei và Malaysia.
Mặc dù, Indonesia không có tranh chấp về chủ quyền biển đảo tại biển Đông, nhưng "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh chồng lấn một phần vùng biển của quần đảo Natuna, tạp chí IHS Jane's cho hay.
Tạp chí Anh nhận định việc Indonesia tăng cường hiện diện quân sự tại các đảo ở biển Đông là một biện pháp nhằm đối phó với tình hình bất ổn tại biển Đông.
Indonesia hiện đang chờ 8 chiếc Apache mà đảo quốc này đặt mua của Mỹ vào năm 2013, với tổng trị giá 500 triệu USD.
Mặc dù số trực thăng tấn công nói trên sẽ được giao vào năm 2017, nhưng quân đội Indonesia đã tiến hành huấn luyện phi công, theo tướng Budiman.
Ngoài 4 chiếc Apache được phái đến quần đảo Natuna, 4 chiếc còn lại sẽ đồn trú tại một địa điểm bí mật ở Jakarta, theoIHS Jane's.
Theo TNO
Indonesia điều chỉnh chiến lược quốc phòng ứng phó tình hình biển Indonesia quyết không để Trung Quốc áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò" lên cả vùng đặc quyền kinh tế của họ, không để Trung Quốc biến Biển Đông thành ao nhà. Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Indonesia Mạng Bloomberg News ngày 29 tháng 5 cho rằng, Trung Quốc gia tăng yêu sách chủ quyền đối với Biển Đông đã...