Cuộc đối đầu lịch sử giữa tiêm kích Su-27 và F-15
Những động tác bay cực khó và sự cơ động của tiêm kích Su27 đã khiến viên phi công Mỹ lái F15 hoàn toàn bị thuyết phục trong diễn tập đối kháng.
Theo những số liệu được cả Nga và Mỹ công khai cho thấy, tầm hoạt động của Su-27 được đánh giá là lớn hơn F-15 (phiên bản đầu). Sự thua kém này các nhà thiết kế Mỹ đã định giải quyết bằng các thùng dầu phụ treo (không có ở Su-27), nhưng lúc đó máy bay sẽ chỉ mang được ít tên lửa hơn. Trong ảnh: Tiêm kích F-15.
Trong khi đó, khi so sánh radar thì việc đánh giá hơn kém khó hơn. Hai hệ thống khá ngang bằng về tính năng: cả về tầm phát hiện lẫn số lượng mục tiêu có thể phát hiện và tấn công. Tuy nhiên, nhờ có hệ thống quang-điện tử (ở F-15 không có), nên Su-27 mạnh hơn địch thủ trong cận chiến, khi không thể sử dụng radar. Trong ảnh: Tiêm kích F-15.
Điều bất ngờ là mặc dù máy bay Nga có linh kiện điện tử kém hơn, nhưng máy tính trên khoang của Su-27 và F-15 lại ngang bằng về hiệu suất và bộ nhớ. Nhưng máy tính Nga hiệu quả hơn khi giải quyết các bài toán điều khiển máy bay và hỏa lực. Trong ảnh: Tiêm kích F-15.
Liên quan đến khả năng cơ động thì các biến thể đầu tiên của Su-27 có tải lên cánh lớn hơn. Nhưng sau đó, F-15 gia tăng trọng lượng nên các tham số này lại ngang bằng nhau. Còn các tham số cơ động (cả theo phương đứng và phương ngang) ở tốc độ dưới âm của Sukhoi cao hơn 25-30%. Khi tăng tốc độ thì ưu thế giảm đi, nhưng không phải giảm đến 0. Trong ảnh: Tiêm kích Su-27.
Có nhiều tham số đặc biệt để đánh giá tính cơ động của máy bay: tải trọng sẵn có và tải trọng cho phép (dọc và ngang), tốc độ góc vòng tăng cường, tốc độ góc vòng ổn lập, gia tốc dọc sẵn có, khả năng lên nhanh… Chúng được tính toán trên cơ sở các dữ liệu lý thuyết và thực nghiệm. Các bảng và giản đồ được xây dựng mà nhờ chúng, người ta so sánh khả năng của các máy bay khác nhau. Tuy nhiên, bức tranh khách quan có thể nhận được nhờ các trận không chiến. Trong ảnh: Tiêm kích Su-27.
Nhưng các cuộc đối đầu chiến đấu giữa 2 tiêm kích thế hệ 4 xuất sắc nhất chưa từng xảy ra. Người ta chỉ biết rằng, trong cuộc chiến tranh Ethiopia-Eritrea, các máy bay Su-27 của Ethiopia đã bắn hạ 3 MiG-29 của Eritrea. Trong ảnh: Tiêm kích Su-27.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có một lần đã xảy ra trận đánh trình diễn. Tháng 8/1992, các phi công của Trung tâm huấn luyện chiến đấu và đào tạo lại phi công của Không quân Nga ở Lipetsk đã bay Su-27UB sang căn cứ không quân Langley, bang Virgimia, theo lời mời của phía Mỹ. Trong ảnh: Tiêm kích Su-27.
Thiếu tá Ye. Karabasov đã đề nghị tổ chức trận đánh tập giữa Su-27 và F-15 trước sự có mặt của khán giả. Tuy nhiên, người Mỹ vốn đã biết rõ máy bay Liên Xô qua các video clip, đã đề nghị đơn giản hóa bài tập và tiến hành ở xa con mắt người ngoài. Họ đã quyết định tiến hành “cuộc diễn tập chung” ở cách xa bờ biển 200 km. Trong ảnh: Tiêm kích F-15.
Theo kịch bản đề xuất, ban đầu 1 chiếc F-15D phải tìm cách thoát khỏi sự truy đuổi của Su-27UB, sau đó các máy bay sẽ đổi vai cho nhau và Su-27 phải thoát khỏi sự truy đuổi của Eagle. Ngồi trong cabin trước của chiếc Su-27UB là Ye. Karabasov, ở cabin sau là phi công Mỹ. Một chiếc F-15C cũng cất cánh để quan sát cuộc tranh hùng. Trong ảnh: Tiêm kích F-15.
Chiếc F-15 đã cố bứt khỏi Su-27 ở chế độ tăng lực toàn phần. Nhưng Karabasov vẫn bám cứng ở đuôi chiếc F-15 bằng cách sử dụng chế độ tăng lực cực tiểu và lực đẩy không tăng lực tối đa. Sau khi các máy bay đổi chỗ cho nhau, Karabasov đã bật tăng lực toàn phần và lập tức thoát khỏi F-15D với vòng lượn và lấy độ cao gắt. Chiếc Eagle lập tức tụt lại phía sau. Trong ảnh: Tiêm kích F-15.
Sau vòng lượn, chiếc Su-27UB bám ngay vào đuôi chiếc F-15, nhưng viên phi công Nga đã bị nhầm lẫn nên đã “bắn rơi” không phải chiếc F-15D mà là chiếc F-15C đang quan sát ở phía sau. Sau khi nhận ra nhầm lẫn, Karabasov lập tức bắt vào máy ngắm chiếc F-15D hai chỗ ngồi. Mọi nỗ lực sau đó của viên phi công Mỹ nhằm thoát khỏi sự truy sát của máy bay Nga đều vô hiệu. Trận không chiến kết thúc ở đây. Trong ảnh: Tiêm kích Su-27.
Phải nói rằng, máy bay Su-27UB không chỉ dễ dàng làm thịt máy bay huấn luyện F-15D mà cả máy bay chiến đấu F-15C trong khi thua kém nó về nhiều thông số (ví dụ như tốc độ ở gần mặt đất và trên cao). Khả năng cơ động siêu việt đã giải quyết tất cả. Chẳng hạn, F-15 không có khả năng thực hiện thao tác bay “Rắn hổ mang Pugachev”. Khi xem thao tác cơ động này, các phi công Mỹ tròn mắt kinh ngạc là tại sao máy bay không bị vỡ tan trong không trung. Trong ảnh: Tiêm kích Su-27 hộ tống máy bay Tu-22M3.
Theo_Báo Đất Việt
Tiêm kích MiG-29K sắp tham chiến ở Syria nguy hiểm cỡ nào?
Tiêm kích hạm MiG-29K có thể triển khai trên tàu sân bay Kuznetsov tham gia các phi vụ không kích, hộ tống máy bay ném bom chống phiến quân IS ở Syria.
Hãng tin TASS của Nga ngày 2/4 dẫn một nguồn tin cho biết: "Theo kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ tới Địa Trung Hải trong giai đoạn từ tháng 9 tới tháng 10. Tại đây, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ trở thành tàu chỉ huy cho nhóm tàu chiến của Hải quân Nga tại vùng biển này. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ mang theo nhiều loại máy bay như Sukhoi Su-33, Su-25UTG và Mikoyan MiG-29K".
Nếu tiêm kích hạm MiG-29K được triển khai cùng tàu sân bay Kuznetsov tới Syria thì đây sẽ là trận chiến đầu tiên của một trong những phiên bản mới nhất của dòng máy bay MiG-29 nổi tiếng.
MiG-29K là biến thể của dòng tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-29 do Cục thiết kế Mikoyan (Liên Xô) phát triển trang bị trên tàu sân bay. Trong tương lai gần, những chiếc MiG-29K sẽ thay thế cho tiêm kích hạm Su-33 sắp hết hạn sử dụng, đang hoạt động trên tàu sân bay Kuznetsov.
Tiêm kích hạm MiG-29K thiết kế với buồng lái một chỗ ngồi (hoặc 2 chỗ ngồi với biến thể huấn luyện MiG-29KUB), có chiều dài 17,3m, cao 4,4m, sải cánh 11,99m, trọng lượng cất cánh tối đa 24,5 tấn.
MiG-29K/KUB trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy RD-33MK cung cấp lực đẩy 88,2kN/chiếc, tuổi thọ 4.000 giờ. Nó cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa tới 2.200km/h ở trần bay cao hoặc 1.400km/h ở trần bay thấp, bán kính chiến đấu 850km, trần bay 17,5km, vận tốc leo cao 330m/s.
Về hệ thống radar điều khiển hỏa lực, MiG-29K có thể trang bị hệ thống radar Zhuk-ME có thể phát hiện mục tiêu diên tích phản hồi radar (RCS) 5m2 ở cách 120km, bắt bám cùng lúc 10 mục tiêu và dẫn tên lửa diệt 4 trong số đó đồng thời. Trong chế độ không đối hải, radar có thể phát hiện tàu khu trục cách xa tới 300km. Ngoài radar, MiG-29K còn có hệ thống trinh sát quang điện tử để tìm và bám mục tiêu bằng tia hồng ngoại.
Buồng lái MiG-29K thiết kế hiện đại với 3 màn hình màu hiển thị đa năng (hoặc 7 màn hình với biến thể huấn luyện MiG-29KUB). Phi công cũng được trang bị mũ bay tích hợp hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ.
Về trang bị vũ khí, MiG-29K thiết kế với pháo 30mm (cơ số 100 viên đạn) trong thân và 8 giá treo trên cánh và thân mang tới 5,5 tấn vũ khí tấn công đối không, đối đất và đối hải.
MiG-29K mang hầu hết các loại vũ khí đối không, đối đất, đối hải có trong trang bị của Quân đội Nga hiện nay. Trong tác chiến chống tàu mặt nước, MiG-29K mang được 2 loại tên lửa chống tàu gồm: loại siêu thanh Kh-31A đạt tầm bắn 70km và loại cận âm Kh-35 đạt tầm bắn 130km.
MiG-29K sẽ đảm nhiệm vai trò tấn công ngày/đêm với vũ khí dẫn đường chính xác cao; tác chiến phòng không; hộ tống; hỗ trợ mặt đất; chế áp hệ thống phòng không đối không; tấn công trên biển; trinh sát.
Đặc biệt, MiG-29K/KUB có thể là tiêm kích hạm đầu tiên của Nga trang bị hệ thống tiếp tiếp nhiên liệu UPAZ cho phép nó thực hiện vai trò tiếp nhiên liệu trên không (cho máy bay bạn) khi cần. Đây là tính năng mà các máy bay tiêm kích hạm Mỹ đã sở hữu từ lâu. Trong ảnh là tiêm kích hạm MiG-29KUB đang thực hiện việc tiếp nhiên liệu cho chiếc MiG-35.
Đáp ứng yêu cầu hoạt động trên tàu sân bay, khung thân máy bay và bộ phận hạ cánh MiG-29K đã được gia cố, cánh máy bay có thể gấp gọn. Trong ảnh là MiG-29K cất cánh thử nghiệm trên boong phóng tàu sân bay INS Vikramaditya.
Theo nhà thiết kế, MiG-29K trang bị vật liệu hấp thụ sóng radar cho phép nó có khả năng tàng hình nhẹ nhằm tăng khả năng sống sót khi tác chiến. Lớp phủ đặc biệt trên thân máy bay được đánh giá giúp giảm tín hiệu phản xạ sóng radar từ 4-5 lần nhờ hấp thụ 98,99% sóng radar so với MiG-29 đời đầu.
Cuối những năm 1980, MiG-29K đã thua Su-33 trong cuộc tranh đua để được chọn làm tiêm kích hạm trên tàu sân bay Kuznetsov. Nhưng bây giờ, khi Su-33 đã già nua và chuẩn bị hết hạn sử dụng, chính MiG-29K lại được Không quân Nga chọn để thay thế lại Su-33. Trong các cuộc thử nghiệm, MiG-29K có thể cất cánh tốt trên đường băng 195m và 95m trên tàu sân bay Kuznetsov.
Theo_Kiến Thức
Viễn cảnh kinh hoàng khi QF-16 thành chiến đấu cơ Với lượng bom đạn lớn và tốc độ cao, biến thể không người lái của F16 sẽ trở thành ác mộng với đối phương khi chúng không chỉ là mục tiêu bay. Hồi đầu năm 2014, Tập đoàn Boeing đã bàn giao chiếc bia bay không người lái QF-16, được cải tạo từ tiêm kích có người lái F-16 đầu tiên cho không...