Cuộc đời bất thường của các ‘thần sống’ được tôn sùng từ nhỏ
Pranshu, Trishna Shakya, Shivam Kumar được tôn xưng làm thần từ khi còn nhỏ. Những đứa trẻ này có cuộc sống khác biệt và một tuổi thơ không bình thường.
Từ khi sinh ra, Pranshu (10 tuổi, đến từ thành phố Jalandhar, bang Punjab, Ấn Độ) đã có một ngoại hình kỳ lạ, khác biệt so với người bình thường. Vì căn bệnh bí ẩn nên cậu bé không thể đi lại và sở hữu thân hình thấp bé, phần trán rộng, đầu to bất bình thường cùng đôi mắt nhỏ hẹp.
Pranshu được người dân sống trong khu vực tôn sùng là hiện thân của thần Ganesha. Đây là vị thần đầu voi mình người rất được tôn kính trong Ấn Độ giáo, tượng trưng cho sự khôn lanh, hạnh phúc và thành công. Pranshu được nhận xét sở hữu khá nhiều đặc điểm tương đồng với vị thần này.
Theo Express, vào mỗi thứ năm hàng tuần, Pranshu sẽ ngồi trước cửa một ngôi đền Hồi giáo gần làng của mình để người dân đến xin cầu phúc. Cha cậu bé quyết định không cho tín đồ vào nhà do số lượng người đến thăm ngày càng tăng. “Mọi người đến gặp Pranshu vì họ tin rằng cậu là tái sinh của thần Ganesha. Tất cả đều cúi đầu trước cậu bé, tôi cũng làm như vậy”, Jaswinder, một người dân địa phương, cho hay.
Trishna Shakya (6 tuổi, Nepal) được phong làm “nữ thần sống” (Kumari) vào năm 2017. Cô bé sẽ giữ vai trò này cho đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên và sau đó truyền ngôi lại cho một bé gái khác. Một năm, Shakya chỉ được phép rời khỏi cung điện 13 lần vào những ngày lễ đặc biệt.
Những bé gái được chọn làm Kumari được xem là hiện thân của nữ thần Hindu Taleju. Để được chọn vào vị trí này, những bé gái từ 3-5 tuổi phải qua rất nhiều nghi thức kiểm tra khốc liệt về hình thể lẫn ý chí. Đây là một trong những phong tục tồn tại ở đất nước này hàng trăm năm.
Video đang HOT
Trong suốt những năm trị vì, những Kumari như Shakya sẽ không được phép chạm chân xuống đất, dù chỉ một lần. Đối với nhiều gia đình, việc con gái được chọn làm “nữ thần sống” là một điều vinh hạnh to lớn, nhưng đổi lại, các cô bé không có được một tuổi thơ trọn vẹn như bạn bè đồng trang lứa. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ, các bé gái phải mất thời gian khá lâu mới có thể hòa nhập với cuộc sống bình thường.
Vì sinh ra với nhúm lông mọc ở lưng như một cái đuôi nên Shivam Kumar (7 tuổi, Ấn Độ) được người dân trong thị trấn xem như là hóa thân sống của thần khỉ Hanuman trong đạo Hindu. Mẹ của Kumar, Reena (30 tuổi), cho biết sẽ giữ phần lông này lại cho con trai và từ chối cạo nó đi vì sợ sẽ đem lại điềm xấu cho gia đình của cô.
Nhiều người đổ xô đến nhà Kumar để được tận mắt chứng kiến “cái đuôi” kỳ lạ của cậu bé. Thậm chí, gia đình phải tạm giấu con trai một thời gian để tránh sự tò mò của mọi người. “Tất cả người đến đây đều yêu mến Kumar rất nhiều. Ban đầu, tôi cũng hơi lo lắng là cuộc sống hàng ngày của chúng tôi sẽ bị cản trở khi mọi người đến thăm Kumar quá đông”, Reena chia sẻ.
Những người đến thăm thường mang quà vặt cho Kumar như một hoạt động cúng biếu. Các chuyến viếng thăm diễn ra không ngừng trong gần một năm. Một vị đạo sư đã khuyên cha mẹ Kumar nên chấm dứt việc mọi người xem cậu bé như một vị thần vì điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý sau này của Kumar.
Nhiều quán ăn, cà phê ở Sài Gòn "chuyển mình" thời Covid-19, học theo Ấn Độ khoanh vùng an toàn cho khách đứng, dùng cả cần câu xa 2m để đưa hàng cho shipper
Cảm giác đi mua hàng cực kỳ mới mẻ này cũng mang đến nhiều điều thú vị giữa mùa Covid-19 lắm chứ.
Thay vì ngồi đó chờ "chết" thôi thì buộc phải chuyển mình
Đó là điều mà hẳn là tất cả các doanh nghiệp từ lớn tới bé đều đã ngấm ngầm nhìn ra được trước tình hình Covid-19 vẫn còn rất căng thẳng như hiện tại. Hàng loạt các quán ăn, cà phê thức uống buộc phải đóng cửa để đảm bảo an toàn thì kéo theo lượng khách giảm, doanh thu giảm, tất cả chỉ còn có thể trông chờ vào mô hình kinh doanh online, vận chuyển qua các đơn vị giao hàng điện tử để tiếp cận khách hàng.
Tuy nhiên việc shipper đến nhận hàng hay khách tự đến mua mang về cũng là một bài toán không hề dễ đối với các cửa hàng cà phê, quán ăn hiện nay. Chính vì thế mà tâm lý "làm sao để khách, shipper lẫn nhân viên trong quán của mình phải được đảm bảo an toàn khi họ giao tiếp cùng nhau" đang làm đau đầu nhiều ông chủ, bà chủ.
Nhưng mới đây, một quán cà phê nhỏ nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu quận 1 đã khiến nhiều người vô cùng ấn tượng bởi ý tưởng dán giấy khoanh vùng an toàn ở khu vực order cới số lượng tối đa chỉ 2 người mỗi lượt cùng khoảng cách 2m. Được biết ý tưởng này xuất phát đầu tiên tại các sạp thức ăn trong các khu chợ ở Ấn Độ, sau đó được lan rộng khắp mạng xã hội thời gian gần đây.
Hình thức này xuất hiện đầu tiên tại Ấn Độ.
Chỉ 2 người 1 lượt với khoảng cách an toàn.
Không những thế, quán cà phê này còn nghĩ ra cách dùng cần câu để đưa hàng hoặc thối tiền cho khách lẫn shipper, giảm tối đa việc tiếp xúc trực tiếp cũng là biện pháp vô cùng đơn giản mà lại không kém phần hiệu quả vào thời điểm này.
Thay vì đứng gần nhau thì quán dùng cần câu để đưa hàng cho khách.
Khá đơn giản nhưng cũng không kém phần hiệu quả.
Khách vẫn rất vui và thoải mái với hình thức này.
Tại một quán ăn cơm Phúc Lộc Thọ trên đường Ung Văn Khiêm quận Bình Thạnh cũng có phương pháp tương tự, bày ghế cách nhau cả mét, ai tới muốn mua thì phải ngồi đúng chỗ chờ, quá số thì đứng ở ngoài chờ tới lượt.
Khách hàng cảm thấy cực kỳ mới mẻ tôn trọng chủ quán
Nếu là trước kia, chắc chắn những hình ảnh này sẽ gây ra không ít bình luận trái chiều về sự "khắt khe", bày vẽ của quán. Nhưng khi thời thế đã thay đổi thì ngược lại việc quy định chặt chẽ như thế này lại tạo ra không ít cảm giác mới mẻ cho mọi người mà còn an tâm hơn khi phải đến mua hàng trực tiếp.
Không gian quả thật có chút khác lạ, nhưng an toàn là trên hết.
Anh Hưng, một shipper đến mua hàng ở tiệm cơm chia sẻ: "Mấy bữa nay đi nhiều tiệm rồi, ai cũng thay đổi cách kinh doanh nhưng quy định rõ ràng, ngồi đúng chỗ, đúng số lượng thế này thì tôi mới thấy lần đầu. Tôi cũng sẵn sàng hợp tác với mọi người thôi vì người ta cũng muốn đảm bảo an toàn cho mình thì mới làm vậy."
NM; Ảnh: Andy Tran
Cảnh sát Ấn Độ đội mũ bảo hiểm hình virus corona, ngăn dân ra đường Nhằm kêu gọi người dân ở nhà, một sĩ quan Ấn Độ đã đội mũ bảo hiểm có hình dáng của virus để cảnh cáo những ai vẫn ra đường bất chấp lệnh phong tỏa. Trong bối cảnh lây lan nhanh của virus corona, Ấn Độ đã thực hiện lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài 3 tuần bắt đầu từ 25/3. Cũng...