Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng “không dừng, không nghỉ, không chùng xuống”
Hôm nay (12/12), Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 được tổ chức tại Hà Nội với hơn 700 đại biểu tham dự.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì Hội nghị.
Công tác PCTN ngày càng quyết liệt, bài bản, đồng bộ, hiệu quả hơn. Ảnh minh hoạ.
Hội nghị cũng được truyền trực tuyến tới 82 điểm cầu tại các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, các quân khu, quân chủng, binh chủng, binh đoàn, bộ tư lệnh và tương đương trong Quân đội, với gần 5.000 đại biểu tại các điểm cầu. Đây là hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng, tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) nhiệm kỳ Đại hội XII, nhất là từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đến nay.
Video đang HOT
Hội nghị sẽ đánh giá kết quả đạt được, những việc chưa làm được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, đề ra nhiệm vụ công tác PCTN trong thời gian tới.
Theo Ban Nội chính Trung ương, thông qua Hội nghị khẳng định rõ quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước đối với công tác PCTN; khẳng định công tác PCTN không dừng, không nghỉ, không chùng xuống, mà ngày càng quyết liệt, bài bản, đồng bộ, hiệu quả hơn như ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo. Tạo sự lan tỏa sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; sự đồng tình ủng hộ của xã hội đối với công tác đấu tranh PCTN.
PCTN quyết liệt, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện
Dự thảo báo cáo tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013-2020 đánh giá: Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN (tháng 2/2013), nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, cuộc đấu tranh PCTN được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội; góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội…
Trong đó, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh nhiều sai phạm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả công tác PCTN.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung kiểm tra làm rõ, kết luận nhiều vi phạm nghiêm trọng, quyết định kỷ luật, đề nghị cơ quan có thẩm quyền kỷ luật nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, trong đó có cả những cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, lãnh đạo chủ chốt các địa phương, đơn vị cả đương chức và nghỉ hưu. Kỷ luật của Đảng đi trước tạo tiền đề, mở đường cho kỷ luật của Nhà nước, kỷ luật của đoàn thể và xử lý hình sự.
Công tác điều tra, truy tố, xét xử được chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ, phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, tạo bước đột phá trong công tác PCTN.
Tập trung tháo gỡ những khâu yếu, việc khó, có nhiều vướng mắc
Một số khâu yếu, việc khó, có nhiều vướng mắc trong PCTN đã được tập trung tháo gỡ kịp thời và có chuyển biến tích cực, nhất là đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản phục vụ công tác phát hiện, xử lý tham nhũng; chấn chỉnh, khắc phục việc cho hưởng án treo không đúng quy định pháp luật; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản bị thất thoát; tập trung chỉ đạo đẩy mạnh PCTN ở địa phương, cơ sở, khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong PCTN; khắc phục tư tưởng “hạ cánh an toàn” trong xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm…
Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế-xã hội, PCTN, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh, từng bước hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không dám tham nhũng”. Việc ban hành và thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng ngày càng đồng bộ, nhất là kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ.
Hợp tác quốc tế về PCTN được tăng cường, đạt kết quả tích cực, qua đó, đã chọn lọc, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm tốt của các quốc gia, tổ chức quốc tế trong PCTN; thông qua hợp tác quốc tế, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết một số vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, truy bắt được các đối tượng bỏ trốn và thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán ra nước ngoài.
Vai trò của các cơ quan báo chí trong PCTN ngày càng được khẳng định và phát huy. Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân trong PCTN ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực…
Lãnh đạo buông lỏng, tham nhũng diễn ra nghiêm trọng
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học nhấn mạnh như vậy tại buổi tọa đàm"Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong phòng, chống tham nhũng - Vấn đề lý luận và thực tiễn".
Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học
Ngày 4/9, phát biểu khai mạc Tọa đàm"Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong phòng, chống tham nhũng - Vấn đề lý luận và thực tiễn", Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học nhấn mạnh: Người đứng đầu có vị trí, vai trò rất quan trọng, đôi khi có ý nghĩa quyết định đến quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan trong đó có công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Ở đâu người lãnh đạo gương mẫu đi đầu, kiên quyết đấu tranh PCTN thì ở đó tham nhũng ít xảy ra và ngược lại, ở đâu người đứng đầu có biểu hiện buông lỏng, không muốn và không dám chống tham nhũng, nói không đi đôi với làm thì ở đó tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, phức tạp.
Theo ông Học, những chuyển biến tích cực, rõ nét trong PCTN thời gian qua, nhất là từ nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong PCTN. Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã rất kiên quyết, kiên trì chỉ đạo phát hiện, xử lý nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. Qua đó, xử lý nghiêm nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao có hành vi tham nhũng với tinh thần tích cực, khẩn trương, làm rõ đến đâu xử lý đến đó; không có vùng cấm, không có ngoại lệ bất kể người đó là ai; đã có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố, điều tra và đã có kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử.
"Chính phương châm chỉ đạo này của người đứng đầu Đảng, Nhà nước đã tạo bước đột phá trong công tác PCTN, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao", Phó Ban Nội chính Trung ương nói.
Tuy nhiên, theo ông Học, vẫn có tình trạng người đứng đầu chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng; có trường hợp nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thậm chí bao che cho trường hợp tham nhũng, tiêu cực. Nghiêm trọng hơn, nhiều người đứng đầu đã thực hiện hành vi tiêu cực, tham nhũng hoặc tiếp tay cho tham nhũng bị phát hiện xử lý.
Đồng tình với phát biểu trên, PGS-TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương cho rằng, quan trọng là người đứng đầu có làm hay không, có thực hiện (phòng chống tham nhũng-PV) hay không. Phản biện lại ý kiến của một đại biểu nói rằng phải tăng lương, ông Phúc thẳng thắn nhận xét: Càng những ông giàu có, của cải nhiều thì lại càng tham nhũng chứ có phải anh ít lương tham nhũng đâu.
"Hôm qua xem tivi đưa tin cuộc làm việc của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ TP.HCM có đoạn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói: "Các anh cứ nói cơ chế, tôi không tán thành đổ cho cơ chế". Tôi thấy điều này là đúng", ông Phúc nói và đặt vấn đề: "Cũng cơ chế đó sao có người làm tốt, có nơi không tham nhũng? Tôi nghĩ rằng mọi nghị quyết, quy định, mọi lý luận đều phụ thuộc vào người đứng đầu thực hiện như thế nào trong thực tiễn".
ASEAN 2020: Quản trị tốt góp phần phòng, chống tham nhũng hiệu quả Trong khuôn khổ hợp tác của Nhóm các Cơ quan phòng, chống tham nhũng ASEAN (gọi tắt là ASEAN-PAC), ngày 9/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị thường niên ASEAN-PAC lần thứ 16 bằng hình thức trực tuyến kết nối tới 9 điểm cầu là các cơ quan phòng, chống tham nhũng của 9 quốc gia ASEAN. Tổng Thanh tra Chính...