Cuộc đào thoát chết người khỏi ‘cơ sở ngược đãi’
Nam công nhân được cho là không chịu nổi công việc cực nhọc tại cơ sở gỗ đã bơi vượt hồ rộng hàng trăm m2 bỏ trốn nhưng không may bị nước nhấn chìm. Trước đó từng có rất nhiều người tháo chạy khỏi đây.
Ngày 20/6, thiếu tá Hồ Văn Dũng, Phó Công an huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) cho biết, cái chết của anh Bồ Sơn Rót (tức Danh Si Ni, 25 tuổi, quê Sóc Trăng) vào trưa 26/5 tại hồ Cần Nôm thuộc xã Thanh An, được xác định là do nạn nhân bơi vượt hồ, trốn khỏi cơ sở sản xuất gỗ của ông Trần Tấn Phong (51 tuổi). Các nhân chứng và công nhân làm chung với nạn nhân đều cho rằng do làm việc quá khắc nghiệt nên anh Rót cùng công nhân khác là Vũ Minh Đương (17 tuổi, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) quyết định bơi vượt hồ để bỏ trốn.
Theo lời khai của các công nhân, khi vào trại gỗ của ông Phong, hàng ngày họ phải làm việc cật lực hơn chục tiếng, không như những lời hứa trước đó của ông chủ. Toàn bộ lao động tại cơ sở này đều là “dân làm chui” mà ông Phong bỏ ra 500.000 đồng cho người môi giới, sau đó sẽ trừ vào lương của công nhân, giấy tờ tùy thân của họ đều bị ông này thu giữ.
Cơ sở của ông Phong rộng hàng nghìn m2, ba mặt là tường rào bao bọc và có chó bec giê canh giữ. Ảnh: Nguyệt Triều
Cơ sở sản xuất của ông Phong nằm trên khu đất rộng hàng nghìn m2. Mỗi ngày họ bị đánh thức lúc 4h, ăn sáng bằng mì gói để bắt đầu một ngày làm việc cho đến 12h. Sau khi ăn uống sơ sài, họ lại bắt đầu quay lại công việc lúc 13h rồi kéo dài đến 17h mới kết thúc. Suốt thời gian làm việc, chủ cơ sở “tịch thu” điện thoại để không thể liên lạc với ai. Ngoài ra, ông Phong luôn khóa cửa ngoài và trang bị camera quan sát chĩa thẳng vào nơi các công nhân làm việc và ăn ở.
“Lúc đầu ông ấy bảo chúng tôi làm việc tối thiểu 2 tháng mới được lãnh lương. Tuy nhiên, khi đủ thời hạn, ông ta lại tuyên bố chỉ trả lương theo năm. Ép chúng tôi phải tiếp tục làm việc nếu như không muốn mất tiền công. Có người chịu không thấu, muốn bỏ cả lương để nghỉ việc thì ông ta không trả giấy tờ và canh giữ rất cẩn trọng, hăm doạ đủ điều”, một công nhân khai với cảnh sát.
Còn anh Lý Vũ Phong (33 tuổi, quê Cà Mau) có vợ và 2 con đều làm công nhân cho cơ sở Tấn Phong kể, buổi trưa xảy ra vụ việc, cô con gái 11 tuổi của anh đã chứng kiến 2 công nhân bơi vượt hồ. Khi thấy họ quơ tay kêu cứu, cô bé đã chạy đi thông báo cho anh. Lúc chạy ra bờ hồ, anh Phong nhìn thấy anh Rót ngụp lặn trong nước rồi chìm hẳn.
“Tôi báo ngay sự việc với ông chủ đang ngồi nhậu cùng vài người, thì ông này nói ‘cứ để coi chúng nó bơi giỏi không’. Tôi chạy vòng qua hồ, lao ra nhưng chỉ cứu được Đương khi cách bờ khoảng 30m, còn Rót bị dòng nước nhấn chìm. Khi Đương được cứu lên bờ còn bị ông chủ đạp 2 cái vào người”, anh Phong kể.
Làm việc với cơ quan điều tra, Đương cho biết, do làm quá cực nhọc nên đã cùng anh Rót lên kế hoạch bỏ trốn. Do khu vực cơ sở được bao quanh 3 phía bằng tường rào, chó béc giê được huấn luyện nên không thể trốn bằng ngả trước. “Hôm đó, lợi dụng lúc trưa vắng, hai người nhảy xuống khu hồ là đường ra ngoài duy nhất. Nhưng do vừa bơi vừa ôm theo vài bộ đồ nên anh Rót đuối sức rồi chết đuối”, thiếu niên khai.
Được mời lên lấy lới khai, ông Trần Tấn Phong thừa nhận từng khóa cửa và gắn camera theo dõi các lao động. Lý do được ông này đưa ra là vì muốn theo dõi những công nhân “có dấu hiệu bỏ trốn” trong khi đang nợ tiền ông ta. “Tôi cũng không hiểu vì sao lao động bỏ trốn”, chủ cơ sở gỗ nói.
Video đang HOT
“Hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Dầu Tiếng đang tiến hành thu thập các chứng cứ liên quan đến các sai phạm của cơ sở Trần Tấn Phong để có biện pháp xử lý theo quy định pháp luật”, thiếu tá Dũng nói.
Trao đổi với VnExpress, bà Võ Thị Châu (ngụ ấp Cà Tong) cho biết, nhiều năm nay người dân trong ấp vô cùng bức xúc cơ sở của ông Phong trước những dấu hiệu ngược đãi lao động, tuy nhiên vẫn không có lao động nào dám tố cáo. “Gia đình tôi từng cứu nhiều công nhân bỏ trốn trong đêm rồi cho họ tiền lộ phí, hướng dẫn đường đi đến bến xe để về quê”, bà Châu nói.
Khu hồ nơi anh Rót bỏ trốn rồi thiệt mạng. Ảnh: Nguyệt Triều
Còn ông Bùi Đức Thắng, công an viên ấp Thanh Tân cho biết từng nhiều lần đứng ra giải quyết tranh chấp do chủ cơ sở Tấn Phong không trả lương công nhân. Cũng có 2 lần công nhân bỏ trốn đến tìm nhưng ông Thắng không có nhà, chỉ nghe người thân báo lại. Những người này bảo công việc quá cực khổ không muốn làm nữa nên được vợ ông Thắng hỗ trợ tiền tàu xe về quê.
“Có lần tôi đang ăn tiệc thì nghe truy hô ‘cướp’, chạy ra kiểm tra mới vỡ lẽ là có 2 người tại cơ sở ông Phong bỏ trốn nên bị nói là cướp. Chỉ có một người thoát, người còn lại bảo do đói khổ quá nên bỏ trốn. Việc này hàng năm tôi vẫn báo cáo xã trong các cuộc họp giao ban. Chức năng công an ấp có giới hạn, tôi không thể đến cơ sở giám sát thường xuyên”, ông Thắng nói.
Theo bí thư Đảng ủy xã Thanh An Võ Văn Á,qua kiểm tra, cơ sở của ông Phong có hàng loạt sai phạm như không thực hiện hợp đồng lao động, không có bảo hiểm cho người lao động cũng như các chế độ chính sách liên quan khác. Ông Á cũng cho rằng, việc chủ cơ sở nhốt lao động là không thể chấp nhận được, hành vi này đáng lên án. “Từ khi cái chết của công nhân Bồ Sơn Rót được dư luận bàn tán, đặt nghi vấn, địa phương cũng hết sức quan tâm. Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ, trả lời dư luận”, ông Á nói.
Theo VNE
Người phụ nữ dị dạng vì đòn chồng
Chị thương yêu chồng con hết mực, nhưng người chồng đáp lại bằng những trận đòn ghê rợn đến mức biến chị trở thành "người không bình thường".
Chị Vũ Thị Tuyết với khuôn mặt biến dạng do bệnh thần kinh.
Nhưng đấy vẫn chưa phải là niềm đau đớn nhất với chị, khi mà chính người chồng ấy đã tước đi cái quyền làm mẹ, quyền được chăm sóc đứa con chị rứt ruột đẻ ra.
Đắng cay một kiếp người
Khi biết tôi là PV muốn đến tìm hiểu về câu chuyện của cuộc đời chị, chị Vũ Thị Tuyết (37 tuổi, trú tại đội 2, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội) hớt hải nhờ người đi gọi chị Mây (chị gái của chị Tuyết) đang đi làm phụ hồ ở làng bên về để tiếp khách. Chị Tuyết vừa đi vừa nói: "Khổ lắm anh ạ. Cuộc sống của em nghĩ đắng cay, tủi nhục, nhiều lúc tỉnh táo chỉ muốn chết đi cho xong...".
Một lúc sau, chi Mây về và kể cho tôi nghe số phận hẩm hiu của người em út là chị Tuyết. Trong câu chuyện của chị Mây, tôi được biết thời con gái, chị Tuyết vốn nổi tiếng ngoan ngoãn, xinh đẹp trong vùng, được nhiều chàng trai theo đuổi. Nhưng duyên số đã đưa chị lấy Phạm Đình Hưng ở xã bên năm 1996, khi chị 21 tuổi. Thật không may cho chị Tuyết, Hưng lại có máu cờ bạc và hễ trong nhà còn thứ gì có giá trị là hắn lại đem đi cầm cố để nướng vào trò "đỏ đen".
Năm 1998 chị Tuyết sinh đứa con trai đầu lòng. Cuộc sống vốn dĩ đã túng thiếu, nay phải nuôi con thơ nên càng thêm phần khó nhọc. Mọi công việc trong gia đình đều một mình chị lo toan gánh vác. Thấy chị vất vả, mẹ chị vay mượn khắp nơi được 2 chỉ vàng đưa cho con gái.
Đón nhận của hồi môn muộn từ người mẹ, nghe bảo bà phải vay mượn khắp nơi mà chị Tuyết ứa nước mắt. Chị coi đó là một món tài sản vô cùng quý giá, là của để dành cho hai vợ chồng sau này có chỗ dựa làm ăn. Thế nhưng, cũng chính vì số vàng này mà đời chị rẽ sang một con đường oan nghiệt đẫm nước mắt và nỗi đau.
Chị Mây đang kể về người em gái của mình.
Vào một ngày năm 2000, chị phát hiện thấy số vàng để trong tủ "không cánh mà bay", thấy thế chị lờ mờ đoán ra được sự việc người chồng lại đem đi cờ bạc. Chị Tuyết nhẹ nhàng hỏi chồng: "Anh có biết số vàng trong tủ ở đâu không?". Những tưởng chồng sẽ nhẹ nhàng trả lời chị, nhưng không ngờ hắn quay sang chửi bới, đánh đập chị thậm tệ vì dám "hỏi đểu" chồng. Đỉnh điểm là gã chồng vũ phu này đã đập tan viên gạch vào chính đỉnh đầu người vợ mà đêm đêm "tay ấp má kề" với hắn. Chỉ kịp kêu lên một tiếng đau đớn, chị nằm gục xuống nền nhà, ngất lịm đi giữa vũng máu.
Mọi người vội vàng đưa chị lên Bệnh viện 103 cấp cứu, các bác sĩ ở đây kết luận chị bị chấn thương sọ não. Di chứng để lại sau đó là những trận động kinh hằng ngày. Đến năm 2003, trong một lần chị Tuyết đang rán đậu dưới bếp thì trận động kinh ập đến, không làm chủ được mình, chị ngã nhào vào chảo dầu đang sôi sùng sục.
Sau những ngày chìm vào hôn mê bất tỉnh, chị cũng mơ hồ biết mình vẫn còn sống. Chị vẫn nguyên vẹn cảm giác kinh hoàng trong phút giãy giụa khi khuôn mặt úp trong chảo mỡ. Khi nghĩ đến ký ức ám ảnh ấy, chị lại rùng mình và ngất đi. Khi tỉnh lại, bên cạnh chị là mẹ và các chị gái... không thấy người chồng đâu cả! Vài tuần sau, chị cũng dần tỉnh lại. Chị đã có thể nói chuyện, đôi mắt cũng đã nhìn mọi vật rõ hơn. Và, chị cảm nhận được có gì "khang khác" ở bản thân mình. Chị bỗng nghĩ đến khuôn mặt mình. Nhưng mẹ và chị gái chị nhất mực không cho chị đến gần gương. Thấy thái độ của người thân và cơ thể băng bó, tiều tụy của mình, chị biết nhan sắc của mình đã hỏng. Một lần giấu mẹ, chị soi gương rồi choáng váng, bởi mặt mũi chị biến dạng kinh hoàng, hai lỗ mũi gần dính vào nhau, hai khóe mắt kéo xuống khiến đôi mắt chị rất ít khi nhắm lại được...
Những ngày sau đó, chị sống chung với những dải băng băng bó khắp thân thể. Vết thương cứ thế lở loét. Đã nhiều lần cô y tá băng bó cho chị và dù đã đeo khẩu trang, nhưng chị vẫn thấy cô y tá phải nhăn mặt vì mùi da thịt thối. Theo thời gian, những vết thương cũng dần liền miệng, những trận động kinh cũng nguôi bớt, nhưng nỗi đau đớn tinh thần cứ dai dẳng trong chị. Hiện một cánh tay của chị bị co quắp lại, không thể dang thẳng ra được. Mỗi lần nhìn trong gương, khuôn mặt méo mó, dị dạng khiến chị ngã vật ra. Trong suốt quãng thời gian nằm viện, anh chồng cũng "có nghĩa" đến thăm chị đôi lần rồi mất hút. Chị nói: " Có lẽ anh ấy ngại chi phí viện quá cao, không thanh toán nổi, nên đành giao phó tôi cho mẹ tôi và các chị".
Khi chị ra viện, bà mẹ già của chị lại thêm một lần nữa đến van xin gia đình thông gia cho con gái mình quay trở lại làm dâu. Chị lại được về nhà chồng, nhưng phải ở riêng, ăn riêng, sống biệt lập với gia đình nhà chồng. Dị hình dị dạng, nên ai ai trong nhà chồng cũng nhìn chị như một thứ "quái vật" biết nói tiếng người. Chị chua chát nói trong nước mắt: " Mỗi khi nhà có khách đến chơi, mẹ chồng tôi lại nói bóng gió xua đuổi tôi. Hình như bà sợ người ta chết khiếp khi nhìn thấy tôi".
Một điều lạ là, dù cơ cực, dù bị bạo hành đến tê liệt ý thức, thể xác, chị Tuyết vẫn không tố cáo chồng với chính quyền hay có bất cứ động thái nào để tự vệ chính đáng! Chị vẫn hy vọng vào một sự thay đổi ở con người mà chị đã từng hết mực thương yêu. Hơn nữa, nếu tố cáo chồng thì có lẽ những ngày tháng sau đó chị sẽ kham khổ hơn khi một mình nuôi con, rồi sau đó là những trận đòn phũ phàng hơn nữa từ người chồng của mình. Nhưng chị có ngờ đâu, người chồng khi thấy chị bị động kinh, nay lại thêm khuôn mặt biến dạng đã nhẫn tâm đuổi chị về quê ngoại, ngăn cấm chị gặp con rồi đi lấy vợ mới.
Trao đổi với PV, ông Uông Việt Hùng -Trưởng Công an xã Tri Thủy - cho biết: "Sự việc gia đình chị Tuyết đã diễn ra từ lâu, nhưng do còn khúc mắc giấy tờ, hồ sơ từ nhiệm kỳ trước nên chúng tôi chưa thể giải quyết được. Gần đây, chúng tôi có nhận được đơn thư khiếu nại từ phía mẹ chị Tuyết và chị Mây. Hiện chúng tôi đang phối hợp với Công an huyện Phú Xuyên để xử lý sự việc trong thời gia sớm nhất".
"Hoàn cảnh gia đình nhà chị Tuyết hiện cũng thuộc dạng chính sách của địa phương, nên mỗi tháng đều nhận được tiền trợ cấp và thuốc uống của Nhà nước" - ông Hùng cho biết thêm.
"Muốn được chăm sóc cho con"
Chị Tuyết về ở với người mẹ già năm nay đã hơn 80 tuổi. Do di chứng của trận bạo hành, sức khỏe của chị Tuyết rất yếu, chẳng làm được việc nặng. Hơn thế nữa, hằng ngày chị Tuyết bị lên cơn động kinh 2 đến 3 lần. " Mỗi lần lên cơn động kinh là chân tay nó lại co quắp hết vào, bọt mép sùi ra rồi đánh hết tất cả mọi người. Ba, bốn người giữ một lúc sau nó mới tỉnh" - chị Mây kể. Cũng chính vì sự không tỉnh táo của mình nên chị Tuyết đã phải gọi người chị gái của mình tiếp chuyện với tôi.
Con trai của chị Tuyết năm nay đã 14 tuổi, nhưng số lần chị gặp mặt con chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mỗi lần chị Tuyết tìm cách gặp con mình thì lại bị người chồng... vác dao ra đuổi. Những lúc đó chị lại tất tả chạy trốn, nhưng rồi tình mẫu tử lại trỗi dậy mỗi khi chị Tuyết nghĩ về con mình. Bị người chồng ngăn cấm là thế, nhưng cứ 2 hôm chị lại tự mình đạp xe 7km, lên nhà chồng tìm cách gặp con. Cái lần lên thăm con cách đây 4 năm về trước, đang đạp xe đến nửa đường thì cơn động kinh ập đến khiến chị ngã vật ra đường, may mà có người đi qua phát hiện nên chị mới còn sống sót đến ngày hôm nay. Từ đó, chị Mây ngăn cấm không cho chị Tuyết đi xe đạp nữa thì chị lại ra đường đi nhờ xe để được nhìn thấy con mình.
Hiện tại, chị Tuyết hằng tháng được Nhà nước trợ cấp 350.000 đồng. Cuộc sống với mẹ già khó khăn là thế, nhưng chị cũng không dám tiêu gì nhiều mà để dành dụm, cứ mỗi khi thời tiết chuyển mùa chị lại sắm cho con mình những bộ quần áo mới. Trong lòng chị Tuyết vẫn khát khao thiên chức làm mẹ, được chăm sóc cho đứa con mình rứt ruột đẻ ra. Trong giây phút hiếm hoi tỉnh táo trong ngày, chị Tuyết nghẹn ngào, mếu máo chia sẻ: "Mùa đông sắp đến, em đã mua cho con mình một chiếc áo khoác mới, một vài hôm nữa sẽ lén lút đưa cho cháu. Được nhìn thấy con khôn lớn, được dỗ dành, chăm sóc cho con những lúc nó ốm đau, được nghe một tiếng gọi "mẹ"... với người khác thật dễ dàng, nhưng với em nó khó khăn lắm, mặc dù con mình còn khỏe mạnh và sống cách chẳng bao xa(!)"
Theo xahoi
Cha bị con cái đánh đập, đuổi ra ngoài chuồng heo Những người con này ngang nhiên cướp nhà rồi tống cha ra chuồng heo một thời gian dài. Sự thật của câu chuyện này có thật sự là như vậy ? Ngôi nhà của ông Lộc Mấy ngày qua, người dân xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang vô cùng bức xúc khi đọc thong tin đăng trên báo về sự...