“Cuộc chơi” TPP: Sẽ có kẻ cười, người khóc!
Hiệp định TPP giữa Việt Nam và 11 quốc gia khác dự kiến sẽ được ký kết trong thời gian tới và sẽ ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của mỗi quốc gia trong TPP cũng như kinh tế toàn cầu khi các nước trong TPP chiếm 40% GDP toàn cầu. Trong đó Nhật Bản và Mỹ là 2 đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam trong TPP.
TPP sau khi được ký kết dự kiến sẽ có tác động hai chiều lên nền kinh tế Việt Nam
Dự báo TPP được ký kết sớm nhất vào đầu 2016
Đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn đang tiếp diễn, với vòng đàm phán mới nhất kéo dài từ tuần cuối cùng tháng 9 cho tới nay tại Atlanta (Mỹ).
Nhìn chung, 12 nước tham gia đàm phán TPP đang tiến tới một thỏa thuận cơ bản nhất liên quan tới các lĩnh vực thương mại chủ chốt sau khi đạt được một bước đột phá trong vấn đề dược phẩm vào đêm qua (ngày 4/10, theo giờ Việt Nam). Tuy nhiên, vẫn còn một số gút mắc cần phải giải quyết, tiêu biểu là trên các lĩnh vực thị trường sản phẩm sữa, sở hữu trí tuệ và đặc biệt là nguồn gốc xuất xứ linh kiện đối với ngành ô tô.
Tại báo cáo vừa phát hành, Công ty chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC) cho rằng, trong trường hợp các nước thống nhất được các thỏa thuận cơ bản, TPP sơ bộ sẽ có khả năng được ký kết sớm nhất vào đầu năm 2016. Sau đó, TPP sẽ có hiệu lực khi được thông qua tại từng quốc gia thành viên.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhất khi hiệp định TPP được thông qua, song theo BSC, TPP sẽ không chỉ có tác động một chiều mà là cả hai chiều đến Việt Nam.
Video đang HOT
Theo nhận định của BSC, nếu đàm phán TPP thông qua các thỏa thuận chung cơ bản nhất, tác động trong ngắn hạn đối với thị trường chứng khoán không quá đáng kể do quy mô vốn hóa của các ngành có ảnh hưởng tích cực nhờ TPP không lớn, song sự tích cực từ khả năng trên sẽ lan tỏa dần.
Dự kiến, với việc TPP được ký kết thì các ngành như dêt may, da giày, thuy sản, gô, ô tô, cảng biển… sẽ được hưởng lợi trong khi đó các nhóm ngành như mía đường, dược, nông sản… có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định.
Cuộc chơi với các “ông lớn” và tác động ngành
Tại ngành dệt may, các nước tham gia TPP là đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật. 40% giá trị hàng hóa của Việt Nam được xuất khẩu sang 11 nước trong TPP. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng quần áo dệt may và da giầy sang các nước trong TPP, chiếm 31% tổng giá trị. Đặc biệt, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) vào thị trường Mỹ và thứ ba vào thị trường Nhật.
Không phải mọi ngành nghề đều được hưởng lợi từ TPP
Sản lượng ngành dệt may sẽ tăng 21% và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ có thể đạt kỷ lục 90% vào năm 2020, dựa trên dự báo của World Bank. Cũng theo dự báo của tổ chức này, tính chung tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành có thể ở mức 41%, tương ứng với giá trị xuất khẩu tăng thêm 11,5 tỉ USD đến năm 2020.
Sau khi gia nhập TPP, BSC cho rằng, cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có sự thay đổi lớn, chuyển dịch nguồn cung sang các nước trong TPP, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan.
Tuy không được hưởng thuế suất 0%, một số doanh nghiệp dệt may sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ việc gia tăng các đơn hàng của các doanh nghiệp nước ngoài để gia công.
Trong khi đó, với ngành thủy sản, tại thị trường Nhật, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, bạch tuộc, cá ngừ sẽ được hưởng lợi khi thuế nhập khẩu được giảm về 0% so với mức trung bình là 6,4% – 7,2% hiện tại.
Tại thị trường Mỹ, TPP sẽ không tác động lớn đến các doanh nghiệp thủy sản do ngay cả tham gia vào TPP thì các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vẫn phải chịu thuế chống bán phá giá rất cao. Với mức thuế là 0,97 USD/kg, các doanh nghiệp cá tra hầu như không thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ do không đủ bù đắp các chi phí nhiên liệu, nhân công…
Việc tham gia TPP đồng thời cũng là thách thức với các doanh nghiệp ngành mía đường. Theo đó, TPP sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bõ các hạn ngạch nhập khẩu. Ngành mía đường dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới. Đặc biệt trong các nước tham gia TPP có Úc – nước xuất khẩu mía đường lớn thứ 3 thế giới chi phí sản xuất khoảng 20 USD/1 tấn trong khi ở Việt Nam là khoảng 55-60 USD/1 tấn.
Còn tại ngành dược, việc tham gia hiệp định TPP và các hiệp định thương mại khác sẽ làm tăng doanh số nhập khẩu thuốc của Việt Nam. Theo hiệp định TPP, thuế suất nhập khẩu sẽ giảm từ mức trung bình hiện nay khoảng 2,5% về 0%, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường dược phẩm. Đồng thời, TPP kéo dài thời gian bảo hộ đối với thuốc bản quyền, từ đó hạn chế khả năng tiếp cận và sản xuất các loại thuốc mới của doanh nghiệp nội.
Ngoài ra, ngành thức ăn chăn nuôi cũng sẽ là một trong những ngành phải chống chọi mạnh mẽ với những thách thức mà TPP mang lại. Theo đó, giá thành thức ăn chăn nuôi hiện tại của Việt Nam cao hơn khoảng 10% so với các nước trong khu vực. Áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng khi thuế nhập khẩu thịt bò, gà, lợn vào Việt Nam sẽ giảm từ 5% xuống còn 0%, đặc biệt là cạnh tranh các sản phẩm từ Úc và Mỹ do đây là những nước có chi phí sản xuất thấp, năng suất lớn.
Bích Diệp
Theo Dantri
Hiệp định TPP đàm phán thành công: Bước chuyển giai đoạn
Sau 5 năm đàm phán, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã trở thành hiện thực đối với 12 nước tham gia.
Quá trình tự do hóa mậu dịch giữa 12 nền kinh tế này trở nên không thể bị đảo ngược và đạt tới đỉnh cao mới với ý nghĩa quan trọng, tác động sâu sắc đối với các thành viên và cả thế giới.
TPP bao hàm còn sâu rộng hơn tự do hóa mậu dịch thuần túy. Nó là hợp tác và liên kết châu lục, xuyên châu lục và kết nối các nền kinh tế với phạm vi địa lý rộng lớn nhất thế giới. TPP báo hiệu bước chuyển giai đoạn trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa 12 nền kinh tế này với nhau, giữa cả khối với thế giới bên ngoài.
Với TPP, mục tiêu là mở cửa thị trường, xóa bỏ thuế quan và dỡ bỏ mọi rào cản thương mại, tạo ra những cú hích đột phá mới cho phát triển ở từng nền kinh tế và cho toàn bộ các mối quan hệ hợp tác giữa họ với nhau, bình đẳng hơn, sòng phẳng hơn và minh bạch hơn.
TPP mang lại bước chuyển giai đoạn trong chính sách của các thành viên. Chính sách được điều chỉnh, luật pháp phải thay đổi, lợi ích chung được tạo dựng và giải pháp cho những vấn đề chung được tìm kiếm. Tham gia TPP là chấp nhận chịu áp lực phải thay đổi như thế. TPP còn đưa lại bước chuyển giai đoạn trong quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế, xác định luật chơi cho tự do hóa mậu dịch, hợp tác và liên kết kinh tế trên bình diện toàn cầu. Đối với tất cả, TPP tạo ra động lực phát triển mới, nhưng cả áp lực phải thay đổi và thích ứng.
La Phù
Theo Thanhnien
Việt Nam và đối tác đạt thỏa thuận TPP là một thất bại cho Trung Quốc Việc 12 nước, trong đó có Viêt Nam, tham gia đàm phán TPP đạt được thỏa thuận chung vào hôm 4.10 đã đánh dấu một sự thất bại của Trung Quôc trong cuộc chiến định hình thương mại toàn cầu với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo tờ Wall Street Journal (Mỹ). Tờ Wall Street Journal (My)...