Cuộc chơi nguy hiểm của đồng USD
Chính sách tiền tệ quốc tế đang dần chuyển sang thời kì “quân phiệt”. Việc Mỹ vũ khí hóa USD đã nhận được nhiều phản ứng trái chiều, nhưng trớ trêu thay, ở một cách tiếp cận theo hướng quân sự nào đó, cách này lại có thể đe dọa chính sự thống trị toàn cầu của USD.
Đồng USD có mất đi tính ưu việt?
Cụm từ chiến tranh tiền tệ đã dần trở nên quen thuộc trong một thập kỷ qua. Theo vị giáo sư của Đại học Harvard – Jeffrey Frankel, từng là thành viên Hội đồng Cố vấn kinh tế dưới thời Tổng thống Bill Clinton, đây là thời điểm thích hợp để đánh giá sức mạnh tương đối của USD và các loại tiền tệ đối thủ.
Chưa có phương án tốt hơn
Theo các báo cáo đáng tin cậy được công bố chính thức từ các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), Hệ thống thanh toán SWIFT và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong đó dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương được đánh giá là đã đáng tin cậy hơn nhiều kể từ khi Trung Quốc tham gia báo cáo tỷ lệ dự trữ, điểm mấu chốt là USD vẫn ở vị trí hàng đầu, bỏ lại các đồng tiền đứng sau một khoảng cách khá xa, gồm EUR, JPY và GBP.
Khoảng 47% thanh toán toàn cầu hiện được thực hiện bằng USD, so với 31% dùng EUR. Số giao dịch ngoại hối sử dụng USD gần gấp ba lần tỷ lệ EUR. Tỷ lệ dự trữ bằng USD của các ngân hàng trung ương đạt 62%, trong khi EUR đạt 20%. USD cũng khẳng định vị trí dẫn đầu khi chiếm ưu thế đối với tất cả các lĩnh vực cần dùng tiền tệ khác trong thương mại và tài chính.
Về đồng Nhân dân tệ (CNY), phân tích trên Project Syndicate, GS. Jeffrey Frankel cho biết, CNY vẫn đứng thứ 8 về doanh thu thị trường ngoại hối, nhưng trong tháng Tám đã tăng lên vị trí thứ 5 trong thanh toán SWIFT, và sau khi vượt qua CAD và AUD, đứng thứ 5 trong xếp hạng dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương.
GS. Jeffrey kết luận, các dự đoán ở đầu thập kỷ rằng CNY có thể thách thức vị thế bá chủ của USD vào năm 2020 rõ ràng không hợp lý. Dù đồng nội tệ Trung Quốc đáp ứng hai trong ba điều kiện cần thiết để trở thành đồng tiền quốc tế đứng đầu, như quy mô kinh tế và khả năng giữ giá trị, nhưng tiêu chí thứ ba là thị trường tài chính sâu, mở và thanh khoản cao thì vẫn chưa đạt được.
Mặc dù tỷ lệ dự trữ và giao dịch ngoại hối của USD có xu hướng giảm, nhưng kể từ đầu thế kỷ, tốc độ giảm có phần chậm, trong khi tỷ lệ dự trữ EUR (từ 2007) thậm chí còn giảm nhanh hơn. Nền kinh tế Mỹ, dù có nhiều năm thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai, tỷ lệ nợ trên GDP gia tăng, thì USD vẫn được coi là đồng tiền số 1 của thế giới, có lẽ do chưa có phương án tốt hơn.
Nếu vũ khí hóa USD phản tác dụng
Vào năm 2013, các Bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nước phát triển G7 đã cam kết sẽ không hướng mục tiêu vào tỷ giá hối đoái, tức là không “hạ giá nội tệ”, hoặc thực hiện các biện pháp kích thích tiền tệ một cách rõ ràng hay có chủ ý nhằm tăng giá nội tệ.
Video đang HOT
Người ta thường liên hệ việc sử dụng sức mạnh địa chính trị lên một đồng tiền mạnh. Đây là lý do họ thường nói tới nguy cơ Trung Quốc sẽ “tấn công” Mỹ bằng cách bán một lượng lớn trái phiếu kho bạc Mỹ, khiến USD mất giá và làm tăng chi phí sử dụng nợ của Mỹ. Tuy nhiên, việc này sẽ làm tăng giá CNY và do đó đi ngược với xu hướng hạ giá để cạnh tranh.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Trump lại không ngần ngại công khai những “can thiệp bằng lời nói” nhằm hạ giá USD. Ông còn gây áp lực mạnh mẽ cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc hạ lãi suất với mục tiêu rõ ràng là làm mất giá tiền tệ.
Xét rộng hơn, khi một quốc gia liên tục thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai, sức mạnh địa chính trị của nước đó sẽ suy yếu. Mỹ đang được hưởng “siêu đặc quyền”, có thể dễ dàng “bán lại” thâm hụt của mình vì các quốc gia khác đều muốn nắm giữ đồng tiền quốc tế mạnh nhất thế giới. Như vậy, việc “vũ khí hóa” USD phần nhiều đề cập việc chính phủ Mỹ khai thác vị thế thống trị của nội tệ nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của luật pháp và chính sách Mỹ.
Trên thực tế, chính quyền Tổng thống Trump đã áp lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran nhằm loại bỏ nước này ra khỏi hệ thống ngân hàng quốc tế, đặc biệt là SWIFT. Việc thực thi các biện pháp trừng phạt thông qua SWIFT là sự lạm dụng thực sự “siêu đặc quyền”, không thể được biện minh với lý do vì lợi ích toàn cầu.
Trong khi đó, đối mặt với các lệnh trừng phạt từ Mỹ, Nga đã giảm tỷ lệ dự trữ bằng USD từ năm 2018 và đang bán dầu của mình bằng các loại tiền khác ngoài USD. Tương tự như vậy, châu Âu hoặc Trung Quốc có thể phát triển thành công các cơ chế thanh toán thay thế giúp Iran bán được dầu. Tất cả những động thái đó đều có thể gây ảnh hưởng tới vị thế thanh toán số 1 của USD, chắc chắn làm suy yếu sức mạnh của USD trong thời gian tới.
Một viễn cảnh có vẻ xa vời, nhưng nếu Mỹ bất cẩn để vuột mất quyền lãnh đạo trật tự đa phương toàn cầu, đồng tiền mạnh nhất thế giới cuối cùng rất có thể sẽ mất đi tính ưu việt lâu dài mà nó đã có được.
PHAN THANH
Theo baoquocte.vn
Đâu là giá trị thật của đồng Nhân dân tệ?
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) khẳng định không hề thao túng tỷ giá như một số cáo buộc sau khi để đồng nhân dân tệ (CNY) xuyên thủng mốc tâm lý 7 CNY đổi 1 USD. Tuy nhiên, nhìn vào cách quản lý đồng CNY, khó có thể bỏ qua mối nghi ngờ rằng Trung Quốc sử dụng nội tệ làm vũ khí cho cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Mặc dù, vẫn còn đó những lý do khác...
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Đâu là giá trị thật của CNY?
Kể từ thời điểm Mỹ khơi mào cho cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc (tháng 4/2018), đồng CNY đã sụt giảm tới 11% giá trị và đỉnh điểm là việc để CNY xuyên thủng mốc "lằn ranh đỏ" ( 7 CNY đổi 1 USD) vào ngày 5/8/2019 vừa qua. Đây cũng là mức thấp nhất của đồng CNY trong 11 năm trở lại đây. Ngay sau đó, Trung Quốc đã phải đối mặt với cáo buộc thao túng tỷ giá từ phía Mỹ.
Nhìn lại quá khứ, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc bị nghi ngờ thao túng tỷ giá, đối mặt với những cáo buộc tương tự. Sau đó, quốc gia này cũng đã có một số động thái nhượng bộ nhất định.
Năm 2005, dưới sức ép của Mỹ, EU và Nhật Bản, Trung Quốc đã thực hiện chính sách cải cách tiền tệ nhằm mục đích tăng giá trị đồng tiền. Ở thời điểm đó, Trung Quốc cũng bị cáo buộc gây ra các vấn đề về thâm hụt thương mại và tỷ lệ thất nghiệp tại các quốc gia lớn đặc biệt là Mỹ. Quốc hội Mỹ khi ấy đề nghị Trung Quốc định giá lại đồng CNY nếu không sẽ áp hàng loạt thế với các hàng hóa xuất khẩu qua thị trường Mỹ.
Không rõ Trung Quốc đã thực sự can thiệp và định giá lại đồng CNY, hay vì nguyên nhân nào khác mà kể từ năm 2005 cho đến nay, đồng CNY lại tăng đến 17%.
Đến 2015, đồng CNY lại có dấu hiệu xuống giá, lúc này Trung Quốc được cho là đã tung ra thị trường 1.000 tỷ USD để "giữ" ổn định giá trị đồng nội tệ của mình.
Theo Reuters, ở thời điểm hiện tại, chỉ số REER (chỉ số được sử dụng xác định giá trị đồng tiền nội địa với các đồng tiền khác, sau khi điều chỉnh lạm phát) cho thấy đồng NDT đang mạnh hơn một chút so với giá trị trung bình trong những năm qua.
Dữ liệu vào cuối tháng 6/2019 cho thấy, chỉ số REER đối với đồng CNY đã cao hơn 4,9% so với trung bình 10 năm và 13,4% so với trung bình 15 năm. Trong khi đó, chỉ số REER đối với đồng USD cao hơn 11,2% so với trung bình 10 năm và 10,3% so với trung bình 15 năm qua.
Diễn biến tỷ giá CNY/USD trong thời gian qua (Ảnh: VT)
Tuy nhiên, những khác biệt trong chính sách tiền tệ, điều tiết tỷ giá của Trung Quốc đặc biệt là những chính sách hạn chế đối với đầu tư nước ngoài, kèm theo việc kiểm soát dòng nội tệ nghiêm ngặt đã khiến câu hỏi về việc: đâu là giá trị thật của đồng CNY vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi.
Những nét riêng trong chính sách tỷ giá của Trung Quốc
Cuối năm 2015, Trung Quốc đã công bố chỉ số chỉ số tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ (CFETS Index), định giá đồng CNY theo một rổ tiền tệ nhằm phản ánh đúng hơn tình trạng giao thương và đầu tư với các đối tác thương mại lớn của nước này. Kể từ năm 2017, có 24 loại tiền tệ được tính trong rổ chỉ số này, trong đó đồng USD chiếm tỷ trọng 22,4%.
Cũng trong năm 2017, Trung Quốc đã cho ra đời một công cụ tính toán tỷ giá ngoại hối dựa trên "yếu tố phản chu kỳ" (counter-cyclical factor) nhằm giảm thiểu sự biến động của đồng CNY.
Một số nhà phân tích cho rằng động thái này giúp Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) tăng cường khả năng kiểm soát tỷ giá, chống lại sự biến động do tâm lý bầy đàn của thị trường. Tuy nhiên, cơ chế này cũng làm suy yếu các nỗ lực giúp đồng CNY dễ tiếp cận và theo định hướng thị trường hơn.
Mặt khác, hàng ngày, PBoC sẽ công bố tỷ giá tham chiếu vào 9:15 phút sáng, với biên độ dao động trong khoảng /- 2%. Theo đó, PBoC sẽ quyết định tỷ giá theo các yếu tố như giá đóng cửa của phiên trước, biến động về tỷ giá của các đối tác thương mại chính của Trung Quốc kèm theo đó là những yếu tố không xác định đôi khi mang phần cảm tính.
Một đặc điểm khác trong chính sách tỷ giá của Trung Quốc là việc PBoC hiếm khi trực tiếp can thiệp vào thị trường ngoại hối, mà gián tiếp tác động tới thị trường thông qua các ngân hàng quốc doanh (có 100% vốn của ngân hàng nhà nước).
Bên cạnh đó các ngân hàng Trung ương của quốc gia này cũng được xem làm có thể tác động đến tỷ giá bằng lượng dự trữ ngoại hối khồng lồ. Bản thân Trung Quốc cũng rất nỗ lực thu hút đồng USD bằng cách kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài mua lại trái phiếu và cổ phiếu Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đang dự trữ đến hơn 3.000 tỷ USD.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc gia tăng nhanh chóng (Nguồn: tradingeconomics.com)
Ở chiều hướng ngược lại, Trung Quốc cũng có những chính sách ngăn chặn việc các quốc gia khác nắm giữ nội tệ của mình thông qua những chính sách nghiêm ngặt, kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài.
PBoC hạ giá CNY để chống lại cuộc tấn công tiền tệ?
Phân tích trên tờ Nhà quản lý, TS. Phạm Sỹ Thành cho biết thương chiến là một yếu tố nhạy cảm và tác động mạnh lên biến động tỷ giá đồng CNY, song, PBoC không sử dụng tỷ giá để đối đầu với nước Mỹ.
Theo ông Thành, PBoC thực chất đang chống lại việc tấn công tiền tệ (currency attack) từ các nhà đầu cơ tài chính - những người đang đánh cược rằng đồng CNY sẽ không thể chống chọi được trong cơn bão thương chiến.
Việc hạ giá đồng CNY vượt qua ngưỡng 7,0 là động thái hành động trước của PBoC nhằm tránh phạm phải những sai lầm trong năm 2015. PBoC kỳ vọng sẽ không phải hy sinh quá nhiều dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá, tránh việc tâm lý bầy đàn "cuốn phăng thị trường hối đoái và lan lửa sang cả thị trường chứng khoán".
Tuy nhiên, PBoC cũng đnag trong một tình thế lưỡng nan chính sách điển hình. Đó là việc duy trì đồng CNY mạnh sẽ giữ chân được các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng nhiều khả năng phải đánh đổi bằng giảm dự trữ ngoại tệ. Trong khi đó, môi trường bất ổn của thương chiến và đồng CNY yếu sẽ dẫn đến sự tháo chạy của dòng vốn ra khỏi Trung Quốc./.
Theo viettimes.vn
Đông Nam Á muốn dùng thêm đồng Nhân dân tệ và Yên để giảm sự thống trị của đồng USD Môt nguôn tin của Chính phủ Nhât nhân mạnh rằng: "Đông Yên chắc chắn sẽ được châp thuân trước đông Nhân dân tê nêu các đông tiên châu Á được bô sung vào sáng kiên Chiêng Mai". Ảnh: Reuters Các nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và cả Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc đang cân nhắc...