Cuộc chơi 1% may mắn, 99% rủi ro
Khi làn sóng đầu tư tiền ảo ồ ạt về nông thôn, không ít nông dân mất tiền tỷ vì đào Bitcoin với kỳ vọng lợi nhuận lên tới 300%. Cuộc sống làng quê vốn an bình, bỗng dưng bị xáo trộn bởi những lời mời lợi nhuận hấp dẫn của những ông trùm tiền ảo đến và đi “ôm” theo tiền của nông dân một cách chóng vánh.
Ngày 23.7, nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào Công ty Sky Mining đã lên tiếng tố cáo khi không thể liên lạc được với Tổng giám đốc Lê Minh Tâm. Dù ông Tâm đã lên tiếng cho rằng mình không ôm tiền bỏ trốn mà chỉ đang chữa bệnh nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn không thể tin, khi toàn bộ hệ thống 7.000 máy đào tiền ảo của nhà đầu tư và 35 triệu USD đã biến mất sau một đêm.
Sự biến mất của những”ông chủ”
Trụ sở Sky Mining trên đường Hoàng Văn Thụ ( quận Phú Nhuận, TP.HCM) đóng cửa nhiều ngày qua. Ảnh: T.L
“Việc đầu tư tiền ảo chỉ có 1% cơ hội được và đến 99% mất trắng. Nhưng do thiếu hiểu biết nên người dân lao vào đầu tư tiền ảo với kỳ vọng lợi nhuận 300% và lãi suất cao rồi lại trắng tay”.
TS Nguyễn Trí Hiếu -
chuyên gia ngân hàng
Với lời hứa mang về lợi nhuận 300% khiến nhiều người mê mẩn, công ty yêu cầu nhà đầu tư chọn đóng các gói từ 100 USD đến 5.000 USD để mua máy đào, không giới hạn số lượng gói có thể mua. Sau 12 tháng, hợp tác xã sẽ trả lại vốn và lãi đến 300% mức đầu tư.
Và chỉ trong 4 tháng hoạt động (từ tháng 3 – 7.2018), hệ thống ủy thác đào tiền ảo do ông Tâm đứng đầu đã huy động được số tiền lớn của hơn 5.000 nhà đầu tư. Có nhà đầu tư đã rót tới 75.000 USD vào dự án này.
Trước đó, chiều 8.4, hàng trăm người đã kéo tới trụ sở Công ty cổ phần Modern Tech (TP.HCM), mang theo băng rôn và hình ảnh nhằm tố cáo bị công ty chiếm đoạt lừa đảo hơn 15.000 tỷ đồng từ tiền ảo.
Theo tố cáo từ người dân, Modern Tech được sáng lập bởi 7 người mang quốc tịch Việt Nam, nhưng lại mang danh nước ngoài. Hiện Công ty Modern Tech, pháp nhân của các hệ thống tiền số lừa đảo, vẫn im lặng trước cáo buộc lừa đảo 15.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cơ quan điều tra cũng đã khởi tố để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Nguyễn Tuấn Giảng và đồng bọn. Những đối tượng này đã lợi dụng sự cả tin, thiếu thông tin của người dân, lôi kéo đầu tư vào loại tiền ảo Alos Coin (gọi tắt AOC) để hưởng lãi và hoa hồng cao. Tuy nhiên, sau đó nhiều người đã không thể rút được tiền đã đầu tư.
Điều đáng nói, những ông chủ tiền ảo này đã ồ ạt chuyển hướng về nông thôn, vùng quê dưới mô hình kinh doanh đa cấp để lôi kéo người dân tham gia. Trong lúc chưa có quy định pháp luật để quản lý các biến tướng từ tiền ảo này, nhiều người dân đã bị “sập bẫy”.
Những người đứng đầu hệ thống hứa hẹn sẽ là giúp người dân thoát nghèo nhanh chóng, đem lại giàu sang phú quý với lãi suất siêu khủng, lên tới 180% mỗi năm, gấp 20 lần gửi ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận chưa thấy đâu thì những ông chủ tiền ảo bỗng dưng biến mất “ôm” theo tiền thật của người dân cùng lời hứa lợi nhuận khủng khiến người dân không khỏi bàng hoàng.
Những tháng ngày qua, hàng ngàn người dân tại miền quê nghèo Gia Lai điêu đứng vì trót đổ tiền tham gia sàn tiền ảo đa cấp Bitcoin. Các đối tượng lừa đảo huy động tiền của người dân bằng cách mời tham gia vào mô hình giao dịch tiền ảo đa cấp với tên gọi “Ngân hàng cộng đồng Bitcoin”. Họ đưa ra mức lợi nhuận lên đến 144% mỗi tháng và hoa hồng hậu hĩnh để “dụ” người chơi. Kết quả, kẻ lừa đảo “ôm” hơn 22 tỷ đồng của người dân trong vùng và biến mất.
Trắng tay vì sập sàn Bitcoin
Câu chuyện Bitcoin sập sàn cũng khiến không ít nhà đầu tư, nông dân mất tiền tỷ. Đồng tiền Bitcoin đã tăng giá được ví như “cơn điên” trong năm 2017, nếu như tính đến ngày 2.11.2017 mới cán mốc 1 Bitcoin 7.300 USD, tăng 500% so với đầu năm thì đến ngày 15.12.2017 đã giao dịch ở mức 16.793 USD. Mức vốn hóa của toàn bộ thị trường tiền số, trong đó có đồng tiền chủ chốt Bitcoin, đã chạm mốc 179 tỷ USD.
Chỉ tính riêng Bitcoin, tổng vốn hóa thị trường đạt hơn 95 tỷ USD, lớn hơn cả giá trị vốn hóa thị trường của 2 “gã khổng lồ” Phố Wall là Morgan Stanley (89 tỷ USD) và Goldman Sachs (93 tỷ USD). Thế nhưng, ngay sau đó, giá các đồng tiền ảo lao dốc không phanh, có loại mất hơn 90% giá trị chỉ trong vài ngày, đẩy hàng loạt nhà đầu tư vào cảnh gần như mất trắng.
Điển hình là Bitcoin đã từng mất hơn 1.000 ngày để đi từ mức giá vài cent đến mốc 1.000 USD, và từ 1.000 USD đến 2.000 USD. Nhưng kể từ khi Bitcoin đạt mức đỉnh 2.000 USD lần đầu tiên vào tháng 5.2017, đồng tiền số này chỉ cần chưa đầy 100 ngày để tăng thêm 1.000 USD. Mức tăng ngoạn mục mới nhất của Bitcoin là từ 4.000 USD đến 5.000 USD chỉ mất khoảng 60 ngày. Nhưng ngay sau đó, Bitcoin lao dốc liên tục trong tháng 9.2017 xuống chỉ còn dưới 3.000 USD.
Tại Việt Nam, việc đông ky thuật số Bitconnect (BBC) rơi tự do về gia vào hồi đầu năm cũng đa khiến cộng đồng ngươi chơi BBC tại Việt Nam chao đao. 50.000 thanh viên cua cộng đồng BBC Việt Nam trăng tay vơi tổng tiền đầu tư hang nghìn tỷ.
Đau lòng nhất là những người nông dân ở Lâm Đồng đã bỏ vài trăm triệu, thậm chí bán vườn tược để đổ vốn mua đồng Bitcoin và gần như mất trắng. Thậm chí, có nhiều gia đình tại Sài Gòn treo cổ tự tử vì sập sàn Bitcoin.
Điều đáng nói, những người nông dân này cho biết họ không biết gì về tiền ảo, đầu tư tiền ảo nhưng vì lợi nhuận hấp dẫn, lãi suất quá cao nên rất khó cưỡng, đặc biệt khi đã chơi thử thì khó không tiếp tục có lần thứ 2, thứ 3…
Đặc biệt, người dân cũng không được biết việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.
Ngay khi tiền ảo tràn về, ngân hàng Nhà nước đã nhấn mạnh Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ và phương thức thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
TS Nguyễn Trí Hiếu- chuyên gia ngân hàng cho rằng việc đầu tư tiền ảo chỉ có 1% cơ hội được và đến 99% mất trắng. Nhưng do thiếu hiểu biết nên người dân lao vào đầu tư tiền ảo với kỳ vọng lợi nhuận 300% và lãi suất cao rồi lại trắng tay.
“Khó đòi lại tiền cho nhà đầu tư tiền ảo”
Dù hàng loạt vụ việc đã bị phanh phui, nhưng dường như vẫn chưa đủ cảnh báo đối với những người dân đang lao vào đầu tư các loại tiền ảo, bất chấp mọi rủi ro, mong làm giàu thật nhanh. Cơ quan quản lý cũng nhiều lần lên tiếng không công nhận tiền ảo là một loại tiền tệ và chưa có khung pháp lý nào quy định, quản lý hoạt động kinh doanh loại tiền này nhưng vẫn không ngăn được những ham muốn làm giàu nhanh của nhiều nhà đầu tư.
Theo tôi, không thể cấm giao dịch liên quan đến tiền ảo. Giao dịch tiền ảo là loại giao dịch khó kiểm soát, nó hoạt động trên ứng dụng công nghệ Blockchain. Chính vì thế, những giao dịch liên quan đến tiền ảo là những giao dịch phi địa lý, nằm trên toàn thế giới mà chúng ta không thể kiểm soát sự vận hành của nó. Việt Nam cũng nên tuân theo quy luật này, và chấp nhận đồng tiền ảo như 1 loại tiền tệ, tài sản.Vấn đề là khi đó phải có những quy định chặt chẽ, cho phép giao dịch như thế nào, đăng ký giao dịch ở đâu và đi liền với nó là những quy định bảo vệ người dân, nhà đầu tư.
TS Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng
“Cẩn trọng với lời mời siêu lợi nhuận”
Có rất nhiều máy “đào tiền ảo” được nhập về Việt Nam và mở rộng ở khu vực nông thôn là do người dân thiếu thông tin và có không it người mong đầu tư với lãi suất cao. Cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân cẩn trọng với những lời mời chào đối với các nhà đầu tư có thể nói là không mới với các chiêu thức “lãi suất/ lợi nhuận cao”, “ứng dụng xu thế công nghệ mới”, “lợi nhuận thời gian đầu được phân chia đầy đủ vào tài khoản”. Để tránh bị rủi ro bị mất tài sản, các nhà đầu tư cần chú ý:- Tìm hiểu thêm về cơ hội đầu tư tài sản dưới dạng “tiền ảo/tiền công nghệ”.- Rủi ro của tiền ảo nằm ngoài biên giới quốc gia và chịu sự chi phối của những cá nhân/ tổ chức ngoài Việt Nam.- Quan tâm đến các quyết định chính thức của Chính phủ để hạn chế rủi ro.- Áp dụng các nguyên tắc cơ bản khi đầu tư tài sản.Người dân hãy tìm hiểu thông tin ở các trang báo chính thống và đặc biệt là thông điệp từ Ngân hàng Nhà nước về “tiền ảo” để không bị lôi kéo vào các vụ đầu tư có lợi nhuận cao nhưng không đảm bảo.
Ông Phạm Quốc Khánh – Trưởng phòng đào tạo, Học viện Ngân hàng
Theo Danviet
Dự án tiền ảo iFan: Nhiều người đang cố tình vi phạm pháp luật
Qua vụ việc 32.000 người bị lừa đảo vì tham gia vào dự án tiền ảo iFan cho thấy, không ít người đang cố tình vi phạm pháp luật, nhiều người biết tiền ảo không được công nhận vẫn "nhắm mắt" đầu tư.
Liên quan đến dự án iFan của Công ty Modern Tech bị người dân tố lừa đảo 15.000 tỷ đồng. Trao đổi với Báo NTNN, luật sư Đặng Huỳnh Lộc (ảnh) - Đoàn luật sư TP.HCM, Trưởng Văn phòng Luật sư Huyền Vũ - nhận định, sự việc hơn 32.000 người được cho là bị Công ty Modern Tech chiếm đoạt hơn 15.000 tỷ đồng từ việc đầu tư tiền ảo iFan, Pincoin vào công ty này là bài học cảnh tỉnh đắt giá cho những người có tham vọng đầu tư tiền ảo.
Theo Trưởng Văn phòng Luật sư Huyền Vũ, từ năm 2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từng lên tiếng cảnh báo không công nhận Bitcoin cũng như các loại tiền ảo khác như một loại phương tiện thanh toán theo pháp luật Việt Nam. Cuối năm 2017, Đại học FPT dự kiến cho phép thu học phí bằng đồng Bitcoin đối với sinh viên nước ngoài đang học tại trường, NHNN khẳng định không cho phép. Thậm chí từ 1.1.2018, theo Bộ luật Hình sự, việc sử dụng thanh toán bằng tiền ảo có thể bị xử phạt mức cao nhất lên tới 200 triệu đồng, có thể xử lý vi phạm hình sự.
Theo ông Lộc: Tóm lại, theo pháp luật Việt Nam, tiền ảo không phải là đồng tiền hợp lệ và không là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, được quy định tại Nghị định 96 và Bộ luật Hình sự. Cụ thể, khoản 1, Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Người nào trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà cố ý thực hiện một trong các hành vi, trong đó có hoạt động phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp, gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Công ty Modern Tech tổ chức thuyết trình về triển vọng phát triển của "tiền ảo" iFan.ảnh: Internet
Điều 206 của Bộ luật Hình sự (sửa đổi năm 2017) có đối tượng điều chỉnh rộng hơn, không chỉ giới hạn là các tổ chức tín dụng như Điều 206 của Bộ luật Hình sự 2015 mà còn bao gồm các hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Do đó, điểm h, khoản 1, Điều 206 Bộ luật Hình sự (sửa đổi 2017) liên quan tới các chủ thể khác, trong đó có cá nhân trong hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp khác.
"Như vậy, Công ty Modern Tech có hoạt động kinh doanh tiền ảo là hành vi vi phạm pháp luật, doanh nghiệp và người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hậu quả nếu có xảy ra" - luật sư Lộc nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Trưởng Văn phòng Luật sư Huyền Vũ cho rằng: Trong sự việc này, có một sự kiện pháp lý cũng cần được lưu ý, đó là việc Công ty Modern Tech tuyên bố giải thể. Việc giải thể của Công ty Modern Tech trước hết là phải tuân thủ đúng lộ trình theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghĩa là phải công bố thông tin giải thể, quyết định giải thể doanh nghiệp, báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp, danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (nếu có).
Theo Danviet
Sau va chạm với xe khách, 3 thanh niên đuổi chém tài xế Chuyến xe khách đi từ thị trấn Kbang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) về TPHCM, khi đến thị xã An Khê thì xảy ra va chạm với 3 thanh niên đi xe máy. Ngay sau đó, 3 thanh niên này lấy rựa mang theo sẵn xông lên xe chém tài xế khiến hàng chục hành khách hoảng loạn. Vào lúc 15h ngày 23/2,...