Cuộc chiến về quyền riêng tư của những người khỏi Covid-19

Theo dõi VGT trên

Vụ bê bối xôn xao cộng đồng bắt đầu khi Kim Ji-seon, 29 tuổi, tư vấn viên của một chương trình cho giới trẻ tại nhà thờ Busan, nhiễm Covid-19.

Ngay lập tức, thông tin đời tư của cô được công khai và trở thành chủ đề bàn tán trên các mạng xã hội ở Hàn Quốc.

Văn hóa “bắt nạt” và lan truyền thông tin sai sự thật trên mạng đang ngày càng phổ biến tại quốc gia này. Theo nhiều chuyên gia, hiện tượng xuyên tạc sự thật, dù nhen nhóm từ lâu, đã thực sự trở thành một vấn đề nhức nhối sau khi chính phủ Hàn Quốc sử dụng công nghệ hiện đại để truy vết dịch bệnh.

Cuộc chiến về quyền riêng tư của những người khỏi Covid-19 - Hình 1

Kim Ji-seon và chồng tại nhà thờ ở Busan, Hàn Quốc. Cô bị “săn lùng” trên mạng sau khi được chẩn đoán mắc Covid-19.

Sử dụng các công cụ kỹ thuật số tinh vi, nhà chức trách Hàn Quốc đã công khai tuổi, giới tính, tên nhà thờ và nơi ở của cô Kim. Từ những chi tiết này, những kẻ quấy rối trên Internet đã cáo buộc cô Kim thuộc một giáo phái cuồng đạo. Họ ghép lịch trình đi lại của cô với hành trình của một thành viên khác trong nhà thờ đã có kết quả dương tính và kết luận cô đang lừa dối vị hôn phu của mình.

“Tôi đã rất sốc”, Kim nói trong một cuộc phỏng vấn. “Làm sao họ có thể chế giễu những người đang đấu tranh cho mạng sống của mình trên giường bệnh? Với kim truyền cắm vào cánh tay, tôi gần như không thể làm được gì để tự thanh minh cho mình”.

Chính phủ trên khắp thế giới đều đang phải vật lộn chống lại thông tin sai lệch liên quan tới sự lây lan của virus. Tuy nhiên ở Hàn Quốc, cuộc đấu tranh đó lại trở thành việc của mỗi cá nhân.

Hàn Quốc thành công trong việc truy vết những ca nhiễm virus phần lớn nhờ vào việc phân tích dữ liệu từ camera giám sát, điện thoại thông minh và hồ sơ giao dịch thẻ tín dụng. Nhưng nó đã tạo điều kiện cho những kẻ quấy rối bịa chuyện để khinh miệt người khác. Trong khi đó, nhiều người dân nước này vẫn bảy tỏ quan điểm ủng hộ các biện pháp cứng rắn của chính quyền.

“Tôi không nghĩ điều này phản ánh sự thiếu tôn trọng quyền riêng tư ở Hàn Quốc. Thay vào đó, mọi người nên nghĩ rằng tại thời điểm đại dịch, quyền riêng tư có thể phải hy sinh vì sức khỏe cộng đồng”, Park Kyung-sin, Giáo sư tại Đại học Luật Hàn Quốc, một chuyên gia về quyền riêng tư, cho biết.

Một số người, trong đó có Kim, đã phải chịu đựng những tin đồn thất thiệt. Những kẻ quấy rối trên mạng đã gán cho cô biệt danh “Máy bay bà già”, xuyên tạc rằng cô đã bán dâm với một người đàn ông trẻ tuổi. Những người khác còn cho rằng nếu cô ấy có thai, đứa trẻ sơ sinh phải xét nghiệm quan hệ cha con. Dù các quan chức ở thành phố Busan đã làm sáng tỏ các tin đồn, chúng vẫn tiếp tục lan truyền trên mạng.

Sau khi xuất viện, cô Kim đã nộp đơn khiếu nại, yêu cầu một trang tin điện tử lớn xóa nội dung giả mạo. Nhưng sau khi cố gắng săn lùng hàng chục blog, cô đã phải bỏ cuộc. “Có quá nhiều trang tin giả”, cô nói.

Cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch đã làm dấy lên những lo ngại về quyền riêng tư ở khắp các quốc gia. Các chính phủ như Italy, Israel, Trung Quốc và Singapore, sử dụng dữ liệu điện thoại và các liên hệ của người dùng để theo dõi những người có khả năng bị nhiễm bệnh.

Hàn Quốc, quốc gia đi đầu về kết nối số, nơi hầu như mọi người đều sở hữu điện thoại thông minh, đã có những biện pháp phức tạp hơn thế. Ngoài việc công khai một số dữ liệu cá nhân, nhà chức trách còn gửi tin nhắn văn bản đến những người có tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh. Ngoài Trung Quốc, Hàn Quốc là quốc gia duy nhất thế giới chính phủ có quyền thu thập nhiều dữ liệu như vậy khi có dịch bệnh, theo giáo sư Park.

Trong những tháng đầu của đại dịch, các trang web của chính phủ đã đăng tải bản mô tả chi tiết về cuộc sống hàng ngày của từng bệnh nhân, cho đến khi họ được chẩn đoán và cách ly. Chính phủ không tiết lộ tên bệnh nhân nhưng lại công bố dữ liệu như địa chỉ, nơi làm việc và chủ lao động của họ.

Video đang HOT

Lượng dữ liệu đó đã thúc đẩy “nền văn hóa quấy rối” trên môi trường trực tuyến ngày càng gia tăng. Ở Hàn Quốc, vấn nạn “doxxing” – đào bới và công bố thông tin cá nhân – thường được nhắc đến trong các vụ tự tử gần đây của các ngôi sao K-pop.

Các nhà hàng mà bệnh nhân ghé bị đối xử như thể chúng bị nguyền rủa. Khi một bệnh nhân nữ thường xuyên đến quán karaoke, những kẻ “troller” ngay lập tức cho rằng cô ấy chắc hẳn là gái mại dâm. Nhiều người đồng tính nam ở Hàn Quốc cũng lo sợ bị lộ danh tính sau khi một ổ dịch bùng phát tại một câu lạc bộ đồng tính ở Seoul vào tháng 5.

Khi những câu chuyện về bắt nạt trên mạng ngày càng gia tăng, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu hạn chế tiết lộ thông tin của bệnh nhân.

Họ không còn tiết lộ tuổi, giới tính, quốc tịch hoặc nơi làm việc của bệnh nhân nữa. Tên những địa điểm mà người bệnh đã đến cũng được giữ kín, nếu những người bệnh nhân gặp đã được xác định. Chính quyền sẽ xóa tất cả thông tin về người mắc bệnh sau hai tuần công bố.

Khi dịch bùng phát trở lại những tháng gần đây, các nhà chức trách Hàn Quốc đã ngăn chặn hàng loạt vụ phát tán thông tin sai lệch hoặc tiết lộ dữ liệu cá nhân của người khác. Chính quyền đã thẩm vấn 202 người về các hoạt động liên quan. Trong số đó, một người đàn ông đã tuyên truyền trên YouTube rằng các cơ quan y tế đang thao túng kết quả xét nghiệm để bắt giữ những người chỉ trích chính phủ, hay 6 người tung tin đồn rằng một bệnh nhân nam đã đến thăm một số nơi ở phía nam Seoul, mặc dù anh ta chưa từng tới đó.

Các cơ quan chức trách vẫn đang cố gắng cân bằng giữa quyền riêng tư và sự an toàn của người dân. Cảnh sát đã yêu cầu công tố viên truy tố 13 bị cáo vì lan truyền thông tin sai lệch.

Sự kỳ thị của xã hội được chứng minh là rất có hiệu quả. Theo nghiên cứu của Đại học Y tế Công cộng thuộc Đại học Quốc gia Seoul, nhiều bệnh nhân Hàn Quốc còn sợ bị kỳ thị hơn cả virus. Cứ 10 người, có 6 người đã kiểm tra dữ liệu bệnh nhân trên các trang web của chính phủ. Phần lớn những người đã xem thông tin đều nói rằng họ thấy nó hữu ích.

Ngay cả Kim Dong-hyun – người bị tung tin là “phi công trẻ” của cô Kim – và bạn bè của anh cũng cho biết họ hiểu lý do tại sao phải thu thập và tiết lộ thông tin. Nhưng họ cũng nói về áp lực xã hội mà những người nhiễm bệnh phải đối mặt. Chính phủ đã tạm thời đóng cửa nơi làm việc của Kim Dong-hyun sau khi anh có kết quả dương tính và đồng nghiệp của anh cũng phải tiến hành xét nghiệm.

Anh nói: “Tôi cảm giác tội lỗi về điều đó. Nó còn khó chịu hơn nỗi đau thể xác do Covid-19 gây ra”.

Cả Kim Ji-seon và Kim Dong-hyun đều là thành viên của Giáo hội Onchun. Một số thành viên của giáo hội này đã tổ chức tham quan một số bất động sản bên bờ biển ở Busan vào tháng hai. Nhưng một số người trên mạng đã cáo buộc rằng nhà thờ của họ có liên kết với giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa), từ lâu đã bị phỉ báng ở Hàn Quốc như nguyên nhân chính của làn sóng lây nhiễm đầu tiên.

Vào tháng 6, Kim Ji-seon và 20 thành viên trước đây bị nhiễm bệnh của nhà thờ đã đồng ý hiến huyết tương của mình để giúp chữa trị cho những bệnh nhân khác. Kim Chang-yeon, chồng chưa cưới của cô Kim, cho biết: “Đó là để thể hiện sự cảm ơn đối với những bác sĩ, y tá tận tâm ngày đêm điều trị cho chúng tôi”.

Kim Ji-seon và chồng đã kết hôn cùng tháng đó. Khách mời tham dự được yêu cầu đeo khẩu trang, găng tay và giữ khoảng cách với nhau. Cặp đôi đã hủy bỏ tuần trăng mật ở Thái Lan và dành ra ba ngày trong một khách sạn ở Hàn Quốc trong khi virus đang hoành hành bên ngoài.

Sau Covid-19 sẽ là cuộc chiến về quyền riêng tư

Giới chuyên gia cảnh báo nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm khi các chính phủ theo dõi việc di chuyển của người dân nhằm ngăn chặn đại dịch.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, nỗi kinh hoàng về tự do dân sự mà nó để lại khiến việc soạn thảo Tuyên ngôn nhân quyền được đưa lên thành nhu cầu cấp thiết. Theo thời gian, quan niệm về tự do dân sự cũng dần được bồi đắp đáng kể và được định hình rõ rệt đến ngày hôm nay. Nhưng một lần nữa, lịch sử loài người lại tiếp tục đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn là Covid-19, kéo theo những lo lắng về việc một trong những quyền cơ bản nhất của con người bị vi phạm: quyền riêng tư.

Việc đối phó virus lan rộng đồng nghĩa với việc phải giám sát bệnh nhân bị nhiễm virus và cả những khả năng họ vô tình truyền nhiễm cho những người xung quanh.

Sau Covid-19 sẽ là cuộc chiến về quyền riêng tư - Hình 1

GPS trên smartphone có thể theo dõi vị trí của các ca nghi nhiễm.

Nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran hay Israel đã áp dụng nhiều biên pháp công nghệ để theo dõi việc di chuyển của người dân, trong đó chủ yếu là thông qua điện thoại. Một loạt công ty giám sát, từ công ty phần mềm Palantir của Mỹ do CIA đứng sau đến hãng chuyên phát triển phần mềm gián điệp (spyware) NSO Group của Israel, cũng đưa ra dịch vụ tương tự cho các chính phủ trên toàn thế giới. Thậm chí, một số người trong các nhóm hoạt động bảo vệ quyền riêng tư cũng ủng hộ việc tăng cường công nghệ theo dõi để chống lại sự bùng phát của dịch bệnh, bỏ mặc việc đối tượng bị giám sát có đồng ý hay không.

Đầu tháng 3, các chuyên gia y tế, dịch tễ học cũng như công nghệ đã ký vào một bức thư ngỏ kêu gọi Apple, Google chỉnh sửa hệ điều hành, cho phép người sử dụng được cảnh báo mình có đang đứng trong vùng có ca dương tính với nCoV, hay không để tự có biện pháp phòng ngừa, cách ly. Trong đó, có Peter Eckersle - một hãng công nghệ thành viên nổi tiếng thuộc tổ chức Electronic Frontier Foundation chuyên về các quyền liên quan đến kỹ thuật số và Tristan Harris - người từng là nhà đạo đức học của Google và hiện là nhà phê bình khét tiếng trong các hoạt động phản đối các hoạt động xâm phạm quyền riêng tư từ các "ông lớn" công nghệ.

Nhưng những sự đồng thuận này cũng không khiến hồi chuông cảnh báo về quyền riêng tư bị xâm phạm ngưng gióng.

Hoạt động theo dõi gây tranh cãi

Israel đang đặc biệt gây lo ngại vì bối cảnh nước này thực hiện việc theo dõi bằng công nghệ. Thủ tướng Benjamin Netanyahu đang bị buộc tội tham nhũng và có thể sớm mất việc, kéo theo sau đó là cuộc bầu cử thứ ba trong năm. Đối thủ của Benjamin Netanyahu là Benny Gantz được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ. Tuần trước, nội các của chính quyền Netanyahu đã phê duyệt các quyền hạn khẩn cấp, đồng thời đóng cửa Knesset (Quốc hội Israel) và hệ thống toà án của nước này, cho phép cơ quan tình báo Shin Bet được phép bí mật theo dõi các ca nhiễm và nghi nhiễm virus Covid-19 qua sóng di động.

Động thái mới của Israel cho phép hàng trăm người dân nước này từ ngày 25/3 được nhận tin nhắn cảnh báo mình đang đứng gần người nhiễm SARS-CoV-2. Tuy vậy, một số người cho rằng đây là hành động này mang tính lạm quyền. Gabi Ashkenazi - một nhà chính trị cấp cao của Đảng Xanh và Trắng của Benny Gantz, cho rằng việc phê chuẩn biện pháp theo dõi như vậy là "không phù hợp trong hoàn cảnh này, khi không có sự giám sát của công chúng và quốc hội".

Từ lâu, Trung Quốc bị xem là đất nước có niềm "đam mê" với việc giám sát người dân theo cách xâm phạm. Đây cũng là một trong số các quốc gia hăng hái áp dụng các hệ thống theo dõi rộng rãi để chống lại sự bùng phát của dịch Covid-19. Nhưng nhiều người lo ngại, một khi những công cụ giám sát như nhận diện gương mặt hay theo dõi địa điểm được tung ra, chúng ít có khả năng được thu hồi nếu hoàn thành xong nhiệm vụ ban đầu.

Ở Hàn Quốc, camera theo dõi, phần mềm giám sát điện thoại và tài chính cũng được triển khai rộng rãi nhằm ngăn chặn sự lan rộng của virus. Mặc dù vậy, các văn bản hướng dẫn an toàn được gửi đi từ những dịch vụ này cũng nhận lại nhiều phản ứng không mấy chào đón từ người dân khi chi tiết về cuộc sống riêng tư cũng như việc di chuyển của họ bị tiết lộ.

Trong những trường hợp như vậy, dân chúng gần như ý thức được rằng mình đang bị giám sát và phải làm quen với việc đó.

Tuy vậy, ở Iran, chính phủ này lại tung ra một ứng dụng có tên AC19 để người dân tải về với lời thuyết phục rằng hãy "tự quyết định mình có cần theo dõi xem bản thân và những người yêu thương có bị nhiễm nCoV không". Họ không nói rõ cho người sử dụng biết AC19 thu thập thông tin cá nhân và theo dõi địa điểm theo thời gian thực. Quan trọng hơn, ứng dụng này cũng không có tính năng chẩn đoán việc nhiễm virus.

'Bài toán' ẩn danh

Các cơ quan quản lý liên quan đến quyền riêng tư cứng rắn nhất cho rằng việc theo dõi người dân trong tình cảnh Covid-19 bùng nổ mà không xâm phạm quyền con người là hoàn toàn có thể.

Ngày 26/3, Uỷ ban Bảo vệ Dữ liệu châu Âu, bao gồm tất cả cơ quan bảo vệ dữ liệu quốc gia lẫn địa phương ở Liên minh châu Âu, cho biết Quy định Bảo vệ Dữ liệu Tổng quát của Khối EU "không làm cản trở các biện pháp nhằm chống lại đại dịch". Vì vậy, nếu các cơ quan công quyền lẫn người sử dụng lao động cần xử lý dữ liệu của những người liên quan để phục vụ việc chống dịch, họ không cần phải xin phép trước khi làm.

Uỷ ban này nói, các chính phủ có thể thông qua luật khẩn cấp, cho phép họ yêu cầu các hãng khai thác dịch vụ di động cung cấp dữ liệu về vị trí của người dùng, cả khi các dữ liệu đó không được ẩn danh hay được thu thập chỉ khi có sự cho phép - điều kiện vốn được quy định trong Chỉ thị bảo vệ quyền riêng tư điện tử được đặt ra bởi EU.

Tuy vậy, họ bổ sung: "Các cơ quan công quyền trước tiên nên xử lý thông tin địa điểm người dùng theo cách ẩn danh, nhằm tạo ra các bản báo cáo về mức độ tập trung của thiết bị di động ở một địa điểm nhất định nào đó... Các giải pháp ít xâm phạm nhất phải được ưu tiên, tất nhiên phải tính đến việc đạt được một mục tiêu cụ thể".

Cách tiếp cận được đưa ra giống với việc Anh đang làm. Chính phủ nước này đã đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ di động về việc sử dụng dữ liệu địa điểm của người dùng theo cách ẩn danh.

Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu việc khai thác triệt để dữ liệu địa điểm của người dùng di động trong khi vẫn phải đảm bảo được tính ẩn danh có khả thi hay không. Theo Eiko Yoneki, một nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Máy tính của Đại học Cambridge (Anh), bài toán này khá lắt léo.

Yoneki từng là người đồng phát triển ứng dụng FluPhone hồi năm 2011, cho phép theo dõi hành vi của người dùng trong suốt đại dịch cúm diễn ra vào cùng thời điểm. Nhà nghiên cứu cho biết các dữ liệu ẩn danh có thể phản ánh sâu sắc về việc dịch bệnh có thể lây lan thế nào thông qua việc tiếp xúc giữa người với người. Tuy vậy, đôi lúc, việc xoá bỏ sự ẩn danh vẫn có thể khả thi, nếu so sánh tương quan dữ liệu thu được với thông tin khác do chính phủ nắm giữ. Nếu việc này chỉ đơn thuần là xác định đối tượng bị nhiễm virus và ngưng việc lây lan của họ sang các đối tượng xung quanh, việc đối chiếu thông tin để tìm ra các ca bị nhiễm sẽ giúp thay đổi tình hình đáng kể.

"Nếu muốn bảo vệ cộng đồng hay ngăn chặn các nguy cơ lây nhiễm trong tương lai, hay nếu tình hình buộc người ta phải làm bất cứ điều gì để chống dịch, tôi đoán rằng chúng ta không có cơ hội nào để duy trì việc ẩn danh. Một mức độ nào đó về danh tính, nhận dạng phải được tiết lộ để phục vụ cho việc này", Yoneki cho biết.

Các giới hạn cần được đặt ra

Một câu hỏi được đưa ra là: Nếu tình trạng khẩn cấp kết thúc, những dữ liệu thu thập được và cả hệ thống theo dõi được đặt ra để phòng chống dịch sẽ được sử dụng ra sao?

Eva Blum-Dumontet, một nhà nghiên cứu thuộc tổ chức tự do dân sự Privacy International có trụ sở ở Anh, đã làm một phép so sánh giữa tình trạng hiện tại với các biện pháp giám sát hàng loạt được đưa ra sau vụ tấn công 11/9. Sau thảm hoạ 11/9, hàng loạt hệ thống gián điệp trực tuyến được triển khai và được sử dụng cho nhiều mục đích khác ngoài ngăn chặn khủng bố. Tháng 6/2013, Edward Snowden - một cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA, Mỹ) - đã tiết lộ tin mật về chương trình do thám toàn cầu do các cơ quan tình báo Mỹ và Anh điều hành dựa trên nền tảng các hệ thống này, khiến Privacy International đã liên tục kiện chính quyền Anh vì lý do liên quan.

"Một trong những quan tâm chính của chúng tôi là: Đây thực sự là biện pháp để đối phó với cuộc khủng hoảng trong thời kỳ dịch bệnh, hay chuyện gì sẽ còn xảy ra nữa?", Blum-Dumontet đặt câu hỏi. "Chúng ta đã nhìn thấy điều tương tự xảy ra đối với vấn đề khủng bố... Chúng ta chẳng có vẻ gì là sẽ trở lại bình thường cả".

Theo bà Blum-Dumontet, các biện pháp giám sát mới của Israel được Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước này trực tiếp thông qua mà không cần sự giám sát của quốc hội, đồng thời cũng không giải thích rõ ràng về tình hình hiện tại cũng như đặt ra hạn chót để kết thúc những giải pháp này. Mọi thứ bỏ ngỏ buộc Toà án Tối cao của Israel phải xen vào và yêu cầu thực hiện giám sát mang tính lập pháp đối với các biện pháp này.

Ngày 20/3, một đại diện của Bộ Y tế Israel chia sẻ trên phương tiện truyền thông địa phương rằng các biện pháp giám sát sẽ được tiếp tục ngay cả khi quốc gia này phong toả cả nước. Bởi chúng cho phép những người điều hành theo dõi công dân của mình ngay cả khi ở trong nhà. "Cách ly không đồng nghĩa với việc chỉ ở trong nhà. Nó còn có nghĩa là ở phòng tách biệt", người đại diện cho biết.

Vậy các chính phủ sẽ ứng phó thế nào trong tình cảnh hiện tại? Trong cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal, Ron Wyden, Thượng nghị sĩ bang Oregon (Mỹ), nói: "Phải có quy trình để các thông tin thu thập được an toàn, và phải xoá những thông tin này ngay khi chúng không còn được sử dụng nữa". Trong bối cảnh ở Mỹ, theo ông Wyden, việc này nhằm đảm bảo "các cơ quan hành pháp không dùng những thông tin này để chống lại người Mỹ".

Theo bà Blum-Dumontet, những biện pháp giám sát chỉ nên được đưa ra bởi các cơ quan y tế cộng đồng sau khi họ đã thảo luận với quốc hội về tỷ lệ, mức độ triển khai.

"Chúng ta rồi sẽ nhận ra cái gì hữu hiệu trong việc giải quyết khủng hoảng", bà nói. "Đó là việc phải chuẩn bị cho dân chúng sẵn sàng tinh thần để phong toả, là việc phải xét nghiệm thật nhiều, là phải có một hệ thống chăm sóc sức khoẻ mạnh mẽ".

Đức Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangLời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
22:48:46 23/12/2024
Một trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viênMột trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viên
19:20:22 23/12/2024
Vĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bidaVĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bida
20:45:15 23/12/2024
Hoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 nămHoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 năm
19:02:22 23/12/2024
Thấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏaThấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏa
20:13:11 23/12/2024
Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"
19:51:25 23/12/2024
Đỗ Mỹ Linh khoe khung cảnh giáng sinh bên trong dinh thự bạc tỉ nhà chồng chủ tịch CLB Hà NộiĐỗ Mỹ Linh khoe khung cảnh giáng sinh bên trong dinh thự bạc tỉ nhà chồng chủ tịch CLB Hà Nội
21:06:56 23/12/2024
Đi đám cưới có mặt Xemesis, Xoài Non công khai chạm môi với 1 người khácĐi đám cưới có mặt Xemesis, Xoài Non công khai chạm môi với 1 người khác
20:56:09 23/12/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn
Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết
Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung
Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác tiền điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...
Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia
Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới ...
Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter
Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm
Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR
'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

09:37:54 21/12/2022
Tính năng phát hiện tai nạn ôtô mới ra mắt trên Apple iPhone và Apple Watch sẽ tự động tìm kiếm sự trợ giúp từ bộ phận cấp cứu khi có nguy cơ xảy ra tai nạn
Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn
Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Có thể bạn quan tâm

Xuân Son muốn ghi hat-trick vào lưới Singapore

Xuân Son muốn ghi hat-trick vào lưới Singapore

Sao thể thao

00:55:03 24/12/2024
Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son cho biết anh muốn ghi 3 bàn vào lưới Singapore ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024.
Khám phá những loài vẹt độc đáo trên thế giới

Khám phá những loài vẹt độc đáo trên thế giới

Lạ vui

00:54:37 24/12/2024
Họ vẹt (Psittacidae) gồm những loài chim rừng có màu sắc sặc sỡ, mỏ ngắn và quặp, sống ở các khu vực nhiệt đới. Với đặc tính thú vị, nhiều loài vẹt đã trở thành vật nuôi phổ biến trên thế giới.
Nhan sắc đẹp tuyệt trần của nữ chính Karate Kid bản gốc, sau 40 năm vẫn cực đỉnh cao khó ai bì kịp

Nhan sắc đẹp tuyệt trần của nữ chính Karate Kid bản gốc, sau 40 năm vẫn cực đỉnh cao khó ai bì kịp

Hậu trường phim

23:54:33 23/12/2024
So với các vai nữ chính khác trong những phiên bản Karate Kid sau này, Tamlyn Tomita vượt trội hơn cả về nhan sắc lẫn sự nghiệp.
Nữ giám đốc ở TPHCM vẽ dự án "ma", chiếm đoạt hơn 830 tỷ đồng

Nữ giám đốc ở TPHCM vẽ dự án "ma", chiếm đoạt hơn 830 tỷ đồng

Pháp luật

23:48:41 23/12/2024
Phạm Thị Tuyết Nhung, Trần Thị Mỹ Hiền và các đồng phạm đã lập 18 dự án không có thật để chuyển nhượng với 589 cá nhân, chiếm đoạt hơn 834 tỷ đồng.
Cặp đôi ngôn tình "xé truyện bước ra" chemistry tràn màn hình, nhà gái đẹp điên đảo bùng nổ cõi mạng

Cặp đôi ngôn tình "xé truyện bước ra" chemistry tràn màn hình, nhà gái đẹp điên đảo bùng nổ cõi mạng

Phim châu á

23:45:31 23/12/2024
Bộ phim truyền hình Motel California với sự tham gia của Lee Se Young và Na In Woo dự kiến sẽ ra mắt trong tháng 1 nhưng hiện nhà đài đã tích cực thực hiện chiến dịch quảng bá.
Ông Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước Mỹ

Ông Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước Mỹ

Thế giới

23:44:25 23/12/2024
Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 tuyên bố ông sẽ đổi tên ngọn núi cao nhất nước Mỹ - Núi Denali trở lại tên cũ là Núi McKinley .
Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2

Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2

Sao châu á

23:43:04 23/12/2024
Ngày 21/12, QQ đưa tin nữ diễn viên Lâu Nghệ Tiêu khiến công chúng sửng sốt khi khoe biệt thự rộng tới 4.000 m2 nằm dưới chân Vạn Lý Trường Thành của mình.
Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Gia đình hiếm muộn chỉ có một con

Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Gia đình hiếm muộn chỉ có một con

Tin nổi bật

23:42:14 23/12/2024
Lãnh đạo UBND TP Tuyên Quang cho biết, bố mẹ cháu bé làm kinh doanh, gia đình hiếm muộn, mãi mới có được một người con thì lại xảy ra tai nạn thương tâm.
Quỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục

Quỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục

Sao việt

23:33:36 23/12/2024
Diễn viên Quỳnh Nga, Việt Anh đăng ảnh riêng lẻ tại Tokyo, Nhật Bản cùng thời điểm. NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục
Quán quân Học viện cải lương 2024 khoe dáng, vũ đạo gợi cảm

Quán quân Học viện cải lương 2024 khoe dáng, vũ đạo gợi cảm

Nhạc việt

23:26:00 23/12/2024
Ca sĩ Tú Tri lột xác lạ lẫm cả về thời trang lẫn phong cách âm nhạc, sau 6 tháng đoạt Quán quân Học viện cải lương 2024.
Diễn viên Die Hard 2, Art Evans qua đời

Diễn viên Die Hard 2, Art Evans qua đời

Sao âu mỹ

23:16:22 23/12/2024
Diễn viên Art Evans, nổi tiếng với vai diễn trong phim A Soldier s Story và Die Hard 2 , vừa qua đời ở tuổi 82.