“Cuộc chiến” tổng lực ở Trung Quốc chống đại dịch
Trung Quốc đang huy động “cuộc chiến” tổng lực trên toàn quốc để ngăn chặn và kiểm soát ổ dịch virus Corona mới (nCoV-2019). Các biện pháp được đánh giá là nhanh chóng, mạnh mẽ và hiệu quả, do đều nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ người dân.
Bệnh viện thuộc trường Đại học Khoa học và công nghệ Huazhong, Vũ Hán hôm 28-1
Tính đến chiều 29-1, tại Trung Quốc đã có 132 người tử vong trong tổng số 5.974 trường hợp được xác nhận nhiễm virus Corona. Số ca bệnh đã vượt qua số bệnh nhân được phát hiện trong 1 tháng khi xảy ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003. Trong khi đó, 103 bệnh nhân đã được xuất viện sau khi khỏi bệnh và được các bác sĩ xác nhận an toàn.
Tâm dịch: Hối hả và thận trọng
Tại Vũ Hán, các đội cấp cứu đại diện nhân viên y tế ở tuyến đầu của cuộc chiến chống “virus lạ”, làm việc không ngừng nghỉ trong Tết để cứu mạng những bệnh nhân mới. Đơn cử, ngày mùng 2 Tết, y tá Zhang Jing và một người lái xe cấp cứu đã làm việc 12 tiếng không nghỉ từ 8h sáng. Bất cứ khi nào điện thoại gọi báo, họ nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Tờ Chinadaily mô tả, Zhang Jing có 2 chiếc điện thoại di động, hoạt động liên tục với ít nhất 300 cuộc gọi điện thoại mỗi ngày để nhận bệnh nhân. Cô hầu như không có thời gian để trả lời tin nhắn cho con gái vào đêm Giao thừa, chỉ gọi điện nói đơn giản là cô vẫn ổn và cực kỳ bận.
Cũng tại tâm dịch này, các công ty xây dựng đã huy động tất cả các công nhân còn lại trong thành phố để xây dựng 2 bệnh viện tạm thời chuyên điều trị bệnh nhân viêm phổi. Quá trình xây dựng thần tốc để có thể hoàn thành 2 “hòn đảo an toàn”, một có sức chứa từ 700 – 1.000 giường, bệnh viện còn lại công suất từ 1.300 – 1.500 giường, sự kiến sẽ được đưa vào sử dụng lần lượt vào ngày 3 và 5-2.
Ngoài 2 bệnh viện đang xây, thành phố có thể phân bổ hàng nghìn giường bệnh tại 14 bệnh viện khác. Vũ Hán chuẩn bị tới hơn 10.000 giường, đủ để điều trị cho số bệnh nhân bị nhiễm virus Corona mới, nhà chức trách Trung Quốc cho biết.
Nhiều người đã hoãn kế hoạch đi du lịch, ở nhà để chống chọi với nguy cơ lây nhiễm tăng nhanh. Cộng đồng cơ sở được huy động để theo dõi thân nhiệt mọi người cũng như số liệu dân cư. Các nền tảng trực tuyến hướng dẫn cư dân mạng đủ các “chiêu” ngăn chặn virus.
Những biện pháp chưa từng có tiền lệ
Trung Quốc đã thực hiện nhiều động thái chưa từng có tiền lệ, bao gồm kéo dài kỳ nghỉ Tết, các trường học đại học hoãn học kỳ mùa xuân cho đến áp dụng hạn chế giao thông. Trong khi đó, Vũ Hán, thành phố miền Trung với 11 triệu dân và tâm của ổ dịch, thậm chí đã đình chỉ tất cả các phương tiện giao thông công cộng, “cấm cửa” mọi người sang các địa phương khác cũng như ra nước ngoài.
Video đang HOT
Tất cả những quyết định này được đưa ra nhanh chóng, một số gần như chỉ sau một đêm và có hiệu lực ngay sau thông báo. Một số biện pháp gây bất tiện cho cuộc sống của người dân, nhưng chính quyền có lý do, bởi để ngăn chặn dịch bệnh cần sự đồng thuận quốc gia và phải vượt qua mọi khó khăn trước mắt.
Trung Quốc có nhiều lợi thế trong đại dịch hiện nay – khả năng huy động lớn, công nghệ cao hơn và cơ chế phản ứng được cải thiện. Nhưng quan trọng nhất, sức mạnh và sự tự tin đến từ thực tiễn của nguyên tắc bảo vệ lợi ích của người dân là ưu tiên cao nhất.
Khi sự an toàn của 1,4 tỷ dân được đặt lên hàng đầu, người ta lại thấy một tinh thần đồng thuận cao. Cho đến nay, 4.130 nhân viên y tế từ khắp Trung Quốc thuộc chuyên ngành Tây y và Đông y đã đến tỉnh Hồ Bắc để hỗ trợ công tác y tế địa phương. Dự kiến, 6.000 nhân viên y tế sẽ có mặt ở Hồ Bắc trong đợt dịch này. Các thiết bị y tế dân sự và quân sự đã được gửi đến các khu vực có dịch bệnh. Và dù đang trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, các nhà máy chạy đua với thời gian để sản xuất mặt nạ và quần áo bảo hộ.
Chưa hết, Chính phủ Trung Quốc xác định chống dịch cần dựa vào người dân nên minh bạch và tôn trọng quyền được biết sự thật của họ. Sự hoang mang, hoảng loạn có thể nguy hiểm hơn sự lây lan của chính bệnh dịch. Vì thế, việc công bố kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến dịch bệnh là một phương pháp quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của dịch.
Nhà chức trách Trung Quốc đã cảnh báo rằng bất cứ ai coi trọng lợi ích của mình hơn lợi ích của người dân đều là chống lại nhà nước và nhân dân. Thực tế, một quan chức y tế tại tỉnh Hồ Nam đã bị điều tra vì không báo cáo kịp thời các thông tin liên quan đến phòng chống dịch bệnh. Hay như Công ty dược phẩm Jimin Kangtai của Bắc Kinh bị phạt 3 triệu nhân dân tệ (430.000 USD) do bán mặt hàng khẩu trang cao gấp 6 lần giá thông thường.
Hai bệnh viện tạm thời chống dịch virus Corona ở Vũ Hán đang được gấp rút hoàn thiện
Dự báo dịch sẽ chậm lại trong khoảng 7-10 ngày tới
Trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa xã ngày 28-1, ông Zhong Nanshan, chuyên gia về hô hấp nổi tiếng của Trung Quốc dự đoán, sự bùng phát virus có thể rút trong khoảng 7 đến 10 ngày tới. Dữ liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho thấy tỷ lệ lây nhiễm hàng ngày đã chậm lại nhờ các nỗ lực phòng ngừa, ngăn chặn lây lan bệnh dịch sâu rộng của Chính phủ.
“Thời gian cách ly từ 10 ngày đến 2 tuần là rất hiệu quả, vì vậy sẽ không có đợt dịch quy mô lớn khi mọi người trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết”, ông Zhong Nanshan nói. Chuyên gia này cũng dự đoán, dịch SARS (cùng họ virus Corona bùng phát tại Vũ Hán hiện nay) cách đây 17 năm kéo dài khoảng 5-6 tháng, nhưng đợt dịch này có thể rút ngắn hơn vì việc phát hiện sớm rút ngắn hơn, các biện pháp điều trị, cách ly cũng triệt để hơn.
Ông Zhong Nanshan là người đứng đầu một nhóm chuyên gia được Chính phủ thành lập để kiểm soát và phòng ngừa bệnh viêm phổi do virus Corona mới. Ông nổi tiếng với thành tựu trong “cuộc chiến” chống đại dịch SARS năm 2003. “Hiện giờ các nhà khoa học đang đẩy nhanh nghiên cứu để phát triển các kháng thể trung hòa chống lại virus, nhưng cần có thời gian. Để có vaccine mới, có thể cần 3 tháng hoặc thậm chí lâu hơn”, chuyên gia Zhong lưu ý.
Theo SCMP, Giáo sư Yuen Kwok-yung của trường Đại học Hồng Kông ngày 29-1 tuyên bố nhóm nghiên cứu của ông đã phát triển vaccine phân lập được virus mới từ trường hợp lây nhiễm đầu tiên ở đặc khu này, tuy nhiên cần có thời gian để thử nghiệm. Trong khi đó, các nhà khoa học ở Trung Quốc đại lục và Mỹ cũng đang chạy đua để sản xuất ra loại vaccine phòng ngừa virus Corona gây chết người và trở thành mối đe dọa toàn cầu này.
Theo anninhthudo
"Ngồi trên đống lửa" giữa dịch virus corona: Người bỏ nhà lên núi lánh nạn, người điên cuồng tích trữ đồ nhưng trên hết là nỗi sợ sau kỳ nghỉ Tết
Nhiều người lo lắng, sợ hãi rằng dịch bệnh sẽ ngày một lây lan không kiểm soát sau kỳ nghỉ Tết.
Dịch viêm phổi Vũ Hán do virus corona gây nên đã khiến mọi người trên khắp đất nước Trung Quốc như ngồi trên đống lửa. Không chỉ ở tỉnh Hồ Bắc, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh mà nhiều nơi khác ở Trung Quốc người dân luôn nơm nớp lo sợ mình sẽ bị nhiễm bệnh.
Vào ngày 30 Tết, cô Mo Ying, 33 tuổi đã gửi tin nhắn cho một số người bạn trên phương tiện truyền thông xã hội rằng cô đang tạm thời chuyển lên vùng núi sống. Kể từ khi dịch virus corona bùng phát, chồng cô Mo đã theo dõi sát sao các bản tin cập nhật tình hình dịch bệnh. Khi thấy ngày càng có nhiều người nhiễm bệnh và số người chết tăng dần lên, vợ chồng cô Mo quyết định họ cùng con trai 3 tuổi phải tạm thời đi lánh nạn, rời xa đám đông.
Vì vậy, họ đóng gói hành lý và lái xe đến một vùng nông thôn ở Huairou, nơi cặp đôi sở hữu một căn nhà nhỏ ở đó. Họ dự định dành thời gian cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở đây. Cô Mo kể lại rằng, mỗi ngôi làng vợ chồng cô đi qua đều có dán thông báo, cảnh báo mọi người về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Nỗi sợ hãi bao trùm người dân Trung Quốc khi dịch bệnh đang lan nhanh.
Khi về vùng nông thôn hẻo lánh, yên tĩnh, cô Mo nói rằng mình cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. Trong vòng chưa đầy một tháng, Trung Quốc đã chấn động khi dịch corona bùng phát dữ dội và nhanh chóng. Chỉ mới một tuần trước đó, chính quyền Vũ Hán từng nhận định đây là virus mới có thể phòng ngừa và kiểm soát được nhưng giờ đây thành phố 11 triệu dân này đã bị phong tỏa hoàn toàn.
Các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải, đội ngũ y tế phải tăng cường thêm viện trợ từ bên ngoài. Ai cũng đều kiệt sức, họ không được nghỉ ngơi và cũng không được nghỉ phép về nhà đón Tết. Ở trong tâm dịch là như thế nhưng các vùng lân cận khác tình hình cũng căng thẳng không kém.
" Trước hết tôi cảm thấy lo ngại cho chính mình, bởi bản thân có thể nhiễm virus. Tôi cũng lo lắng về người dân tỉnh Hồ Bắc. Tất cả những gì tôi có thể làm là đeo khẩu trang bất cứ khi nào có thể", Wang Junnan, nhân viên hàng không ở thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam cho biết.
Người dân Trung Quốc được khuyến cáo nên đeo khẩu trang khi ra ngoài đường.
Một hiệu thuốc gần đó cho hay họ đã bán gần hết khẩu trang, chỉ còn loại "rẻ và ít hiệu quả hơn". Dù lệnh phong tỏa được áp dụng và nhiều sự kiện đông người bị hủy bỏ, người dân cho biết họ mong chính quyền sớm thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn.
" Tôi đọc thông tin trên báo rằng ai đó bị bắt khi cố rời Hồ Bắc để đến Hồ Nam bằng cách gọi qua ứng dụng đặt xe Didi. Họ nên bị bắt. Những biện pháp đó thật nặng nề, nhưng chúng cần thiết", Wang nêu ý kiến.
Một người đàn ông ở Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, phía nam Trung Quốc, cho hay điều đầu tiên anh làm khi nghe thấy tin dịch bệnh là dự trữ các nhu yếu phẩm. " Nhiều người lao động sẽ quay lại Quảng Đông sau kỳ nghỉ Tết và không ai dám chắc chuyện gì sẽ xảy ra", người đàn ông giấu tên cho hay.
Anh và vợ đã nhanh chóng chất đầy nhà các nhu yếu phẩm như sữa, trứng, bột, rau khô và đường cũng như các loại thuốc sốt và thuốc chống viêm. Người đàn ông làm bên ngân hàng này còn cho biết anh cũng đã mua thêm chất khử trùng, bánh quy, khăn giấy, sô cô la và nước uống.
" Có thể nhiều người nghĩ tôi bị điên khi lo lắng quá nhiều nhưng đó là điều bắt buộc. Chúng khiến tôi tốn vài trăm nhân dân tệ nhưng đem đến cảm giác nhẹ nhàng hơn trong tôi", người đàn ông nói.
Người dân đổ xô đến các cửa hàng, siêu thị để tích trực nhu yếu phẩm.
Nhiều người khác lo ngại rằng, dịch bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn khi mọi người quay trở lại nơi họ làm việc sau kỳ nghỉ Tết. Xiaotie, người điều hành một trung tâm LGBT ở Bắc Kinh, cho biết mọi người nên được phép ở nhà cho đến ngày 18/2 để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra quyết định kéo dài kỳ nghỉ Tết cho mọi người.
Vào sáng sớm ngày 27/1, đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đưa tin chính phủ nước này đã quyết định kéo dài kỳ nghỉ tết Nguyên đán đến ngày 2/2 để củng cố các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát virus corona mới đang hoành hành. Các trường học trên cả nước cũng sẽ kéo dài thời gian nghỉ. Học sinh, sinh viên sẽ không quay lại trường vào ngày 17/2 như dự kiến. Quyết định này áp dụng với các trường đại học, cao đẳng, trung học các cấp và cả trường mẫu giáo. Ngày trường học mở cửa trở lại cụ thể sẽ được Bộ Giáo dục công bố trong thời gian sau đó.
Tuy nhiên, không một ai dám chắc dịch bệnh sẽ được kiểm soát trong tháng 2 này khi số người tử vong và nhiễm bệnh gia tăng một cách nhanh chóng. Dù chính quyền đã có nhiều biện pháp tích cực để kiểm soát tình hình nhưng nhiều người dân phải tỏ ra không mấy lạc qua, luôn sợ hãi dịch bệnh sẽ gõ cửa đến gia đình mình trong thời gian không lâu nữa.
Nguồn: SCMP, CCTV
Theo Helino
Bắc Kinh ngừng toàn bộ xe buýt liên tỉnh nhằm ngăn virus corona lan rộng Bắc Kinh sẽ đình chỉ toàn bộ các xe buýt liên tỉnh từ ngày 26/1 trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới. Thông tin này được báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin chiều 25/1. Hiện chưa rõ khi nào các tuyến xe buýt này sẽ hoạt động trở lại. Trong khi đó, 5 trường hợp mắc...