Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có tác động như thế nào đến bất động sản Việt Nam?
Theo các chuyên gia trong ngành, một số phân khúc BĐS được dự báo sẽ tăng mạnh do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Xu thế dịch chuyển đầu tư không chỉ kéo theo nhu cầu về BĐS công nghiệp mà các phân khúc khác như nhà ở, BĐS thương mại cũng sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.
Phân khúc BĐS nào được hưởng lợi nhất?
Theo ông TS Cấn Văn Lực, trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang, trong ngắn hạn, Việt Nam chịu tác động tiêu cực về xuất khẩu nhưng cơ hội thu hút, chọn lọc đầu tư cùng với nhu cầu BĐS công nghiệp và nhà ở cao cấp, bình dân là hiện hữu.
Theo nhận định của vị chuyên gia này, năm 2019, BĐS công nghiệp ở miền Bắc sẽ chịu biến động lớn từ cuộc chiến tranh thương mại này vì gần Trung Quốc, thuận lợi cho việc dịch chuyển nhà xưởng.
Một số tỉnh thành miền Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang hay Hưng Yên cũng sẽ là điểm dừng chân của làn sóng dịch chuyển này. Trong tương lai, thị trường BĐS phía Bắc cũng sẽ sôi động hơn so với trước. Sự phát triển của các khu công nghiệp, BĐS công nghiệp tất yếu sẽ kéo theo sự phát triển của BĐS nhà ở và thương mại ở các địa bàn.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung không chỉ BĐS công nghiệp Việt Nam được hưởng lợi mà BĐS nhà ở quy mô lớn, tiện ích hơn cũng sẽ “tăng nhiệt” trong thời gian tới
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, làn sóng dịch chuyển đầu tư sẽ ảnh hưởng rõ nét đến BĐS công nghiệp tại Việt Nam. Từ làn sóng này kéo theo đó là nhu cầu về nhà ở của thương gia, doanh nhân cũng tăng theo. Do đó, không chỉ BĐS công nghiệp được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại này mà BĐS nhà ở quy mô lớn, tiện ích hơn cũng sẽ “tăng nhiệt” trong thời gian tới và xu hướng trở thành sản phẩm chủ đạo của thị trường.
“Việc dịch chuyển của các nhà máy, cơ sở sản xuất từ nước ngoài sang Việt Nam là cơ hội để chúng ta cung cấp hạ tầng trong khu công nghiệp. Từ đó, hình thành nên các khu công nghiệp lớn kèm theo dịch vụ về nhà ở cho công nhân, chuyên gia. Nếu trước đây chúng ta chỉ quan tâm phát triển các khu công nghiệp không kèm theo phát triển đô thị dẫn đến thiếu hụt nhà ở, thì đây là cơ hội để Việt Nam làm song song cả hai, vừa phát triển công nghiệp, vừa phát triển đô thị để cân đối hài hòa xu thế phát triển chung”, ông Hà bày tỏ thêm quan điểm của mình.
Còn theo đại diện Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp.HCM (Hawa) thì cho rằng, xu hướng dịch chuyển sản xuất từ các nước sang Việt Nam trước mắt BĐS công nghiệp sẽ “hot” lên. Trong vòng 1 năm trở lại đây giá BĐS công nghiệp tăng mạnh, ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác, trong đó có ngành gỗ vì ngành nghề này thường sử dụng mặt bằng sản xuất rất lớn.
Thách thức nào của BĐS từ sự dịch chuyển này?
Mặc dù thừa nhận lĩnh vực BĐS Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, đặc biệt là sự dịch chuyển của các nhà máy, cơ sở sản xuất từ nước ngoài sang Việt Nam nhưng TS Cấn Văn Lực khuyến nghị, thị trường vẫn có những diễn biến phức tạp, cạnh tranh rất khốc liệt. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để ứng phó với các kịch bản của năm 2019. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến giải pháp về kinh tế số, số hóa bất động sản để nâng cao hiệu suất, hiệu quả trong điều hành.
Trước mắt, BĐS công nghiệp sẽ “hot” lên từ sự dịch chuyển các nhà máy sản xuất từ nước ngoài sang Việt Nam
Đồng quan điểm, đại diện Hawa cho rằng, sắp tới lao động là vấn đề rất lớn khi các nhà máy đang có xu hướng dịch chuyển và đổ bộ vào Việt Nam. Khi đó, sự biến động công nhân, nhân viên văn phòng, kéo theo sự khan hiếm, làm giá lao động tăng cao. Chưa kể, xăng, điện, y tế nhích lên kéo theo hàng hóa vận chuyển, dịch vụ sẽ tăng giá, tiền lương cũng phải tăng, có khả năng là xảy ra lạm phát.
“Khi chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng thì có hệ lụy là giảm tính hấp dẫn về đầu tư cũng như sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp”, đại diện Hawa phân tích.
Theo vị này, giải pháp cho thị trường là các doanh nghiệp nên chú ý đầu tư công nghệ, tăng máy móc để giảm lệ thuộc vào lao động. Việc thay đổi hướng tới sản xuất chuyền hóa, chuyên môn hóa, tự động hóa là cần thiết.
Trong đó, Nhà nước cần phải can thiệp về chính sách để giảm nóng việc tăng giá của BĐS, định hướng chọn lọc được đối tác là các nhà đầu tư chứ không để “ngũ xạ tự nhiên hương”.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Làn sóng đầu tư mới vào BĐS công nghiệp Việt Nam
T.S Sử Ngọc Khương, Giám đốc bộ phận đầu tư Công ty Savills Việt Nam cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang tạo ra những cơ hội nhất định cho phân khúc BĐS công nghiệp, nhà xưởng tại Việt Nam, khi mà làn sóng NĐT đang nhắm đến Việt Nam như một nơi an toàn tránh khỏi vùng chiến tuyến thương mại.
Ông đánh giá như thế nào về sự tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc đến thị trường BĐS Việt Nam, cụ thể BĐS công nghiệp?
Ông Sử Ngọc Khương: Thực tế, đồng nhân dân tệ (NDT) đã suy yếu 30% nên các NĐT Trung Quốc đang hướng sang các kênh đầu tư khác. Nếu chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiến thêm bước nữa thì BĐS Việt Nam sẽ có cơ hội.
Không những các NĐT Trung Quốc dịch chuyển nhà máy vào Việt Nam mà cả các NĐT nước ngoài đang đầu tư ở Trung Quốc cũng có thể thay đổi môi trường kinh doanh, đặt nhà máy ở Việt Nam để tránh khỏi vùng chiến tuyến thương mại Mỹ - Trung.
Thực ra, các NĐT có xu hướng dịch chuyển sang các nước như Úc, Canada, Việt Nam cũng là điểm đến lý tưởng vì là khu vực lân cận, tạm gọi là nơi xuất khẩu BĐS tại chỗ.
Lợi thế nào của Việt Nam khiến các NĐT nước ngoài hướng đến, thưa ông?
Ông Sử Ngọc Khương: Nếu so với các nước láng giềng của Trung Quốc như Lào, Campuchia thì Việt Nam có lợi thế rõ nét về mặt kinh tế và giao thương vận chuyển hàng hóa. Hơn 40 cảng nước sâu là lợi thế vùng kinh tế của Việt Nam cho BĐS công nghiệp hoạt động.
Tuy vậy, mặt yếu của thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam hiện nay là nguồn nhân lực đảm bảo trình độ để đáp ứng nhu cầu của các NĐT có xu hướng mở rộng đầu tư tại Việt Nam còn yếu kém. Hầu hết lao động cho khu công nghiệp hiện nay là tay nghề, trình độ thấp.
Với BĐS công nghiệp có 2 yếu tố khiến NĐT nước ngoài quan tâm là: sử dụng đất và lao động. Nếu muốn tạo ra giá trị tăng cao cho BĐS công nghiệp thì Việt Nam phải có đội ngũ lao động đáp ứng nhu cầu của NĐT và xu hướng hội nhập quốc tế.
Ông có nghĩ liệu nguồn lực mới cho thị trường BĐS công nghiệp sẽ kéo theo hiệu ứng dạng chuỗi từ BĐS công nghiệp, nhà xưởng sang BĐS dân cư khi mà nhu cầu nhà ở phục vụ chuyên gia sẽ gia tăng?
Ông Sử Ngọc Khương: Chắc chắn rồi. Thực tế đã chỉ ra, khi BĐS công nghiệp phát triển thì sẽ liên quan đến thị trường văn phòng giao dịch. Bản thân, tại Tp.HCM tỉ lệ lấp đầy văn phòng luôn ở mức 95%, giá rất cao. Như vậy, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung này sẽ phần nào khiến BĐS văn phòng gia tăng.
Còn riêng nhóm BĐS nhà ở và khách sạn phục vụ nhu cầu ở cho các chuyên gia nước ngoài thì theo tôi nhóm này chỉ là giá trị cộng thêm chứ không phải là nguồn lực chính điều tiết thị trường BĐS.
Theo dự đoán của ông khu vực nào sẽ bị ảnh hưởng rõ nét nhất từ sự phát triển BĐS công nghiệp?
Ông Sử Ngọc Khương: Đó là các khu vực vệ tinh Tp.HCM. Nếu Tp.HCM là lõi BĐS nói chung thì các tỉnh giáp ranh sẽ hưởng lợi rõ nét nhất về BĐS công nghiệp, nhà xưởng. Hạ tầng giao thông được đầu tư, cụ thể là tuyến đường vành đai 3 liên kết các vùng đang tạo ra lợi thế rõ nét để đưa thị trường BĐS công nghiệp phát triển.
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Bắc Ninh "lên đời" thành trung tâm kinh tế quan trọng của Miền Bắc, thị trường BĐS dự báo sẽ sôi động hơn nữa Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 558/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Bắc Ninh trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của Miền Bắc Phạm vi lập quy hoạch bao gồm các đơn vị hành chính: thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên...