Cuộc chiến thương mại mới của Tổng thống Trump: Đồng minh thành mục tiêu
Kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump không chỉ nhắm vào Trung Quốc mà còn đán.h trực diện vào Canada và Mexico – những đồng minh truyền thống của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu họp báo tại Nhà Trắng, Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Wall Street Journal ngày 3/2, quyết định áp thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada và Mexico đã mở ra một chương mới trong chính sách thương mại của Mỹ, nơi ranh giới giữa đồng minh và đối thủ trở nên mờ nhạt.
Mức thuế 25% áp dụng cho Canada và Mexico, cùng với mức thuế 10% đối với Trung Quốc, được Tổng thống Trump giải thích là nhằm ngăn chặn dòng chảy m.a tú.y fentanyl và người di cư bất hợp pháp. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đây có thể chỉ là cái cớ cho những mục tiêu lớn hơn, dài hạn hơn của ông.
Philip Verleger, nhà phân tích năng lượng kỳ cựu, nhận định: “Ông Trump có ý định làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại bằng cách làm giảm sức mạnh của mọi quốc gia khác. Hợp tác không phải là mục tiêu, trọng tâm của ông ấy là thống trị”.
Khác biệt so với nhiệm kỳ đầu
So với nhiệm kỳ đầu, chiến lược thuế quan lần này của Tổng thống Trump có nhiều điểm khác biệt đáng chú ý. Theo chuyên gia Erica York tại Tax Foundation, nếu trước đây, phần lớn trong số 380 tỷ USD hàng nhập khẩu chịu thuế đến từ Trung Quốc, thì giờ đây con số này đã tăng lên khoảng 1,4 nghìn tỷ USD – chủ yếu từ các đồng minh của Mỹ.
Ông Trump cũng sử dụng công cụ pháp lý mạnh mẽ hơn – Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế, vốn thường chỉ áp dụng cho khủn.g b.ố và các quốc gia đối địch. Điều này cho phép ông Trump tiến hành “chiến tranh kinh tế” mà hầu như không cần thông báo, giám sát hoặc thời hạn.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, cuộc chiến thương mại tập trung chủ yếu vào việc sử dụng mối đ.e dọ.a về thuế quan để thuyết phục Canada, Mexico, Nhật Bản và Hàn Quốc sửa đổi các thỏa thuận thương mại hiện có mà ông Trump cho là không công bằng và là nguồn gốc của thâm hụt thương mại.
Nhưng hiện tại, Tổng thống Trump đang coi thuế quan là một công cụ đa năng để đạt được một loạt các mục tiêu kinh tế, chính trị và chiến lược. “Các chính quyền trước đã không tận dụng được sự kết hợp giữa sức mạnh đặc biệt của nước Mỹ và vai trò độc đáo của nước này trong thương mại thế giới để thúc đẩy lợi ích an ninh của người dân Mỹ. Tổng thống Trump thì không”, Nhà Trắng cho biết hôm 1/2.
Tác động
Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Mỹ Goldman Sachs ước tính nếu duy trì thuế quan với Canada và Mexico, lạm phát tiêu dùng ở Mỹ sẽ tăng 0,7% và GDP giảm 0,4%. Riêng với ngành ô tô, Ngân hàng Deutsche dự báo mức thuế 25% sẽ làm tăng giá xe mới trung bình tại Mỹ thêm 1.300 USD và giảm doanh số bán hàng khoảng 3 triệu chiếc mỗi năm.
Trước bối cảnh đó, tại Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã kêu gọi người dân ưu tiên mua sản phẩm nội địa và du lịch trong nước. Đáng chú ý, các đảng phái chính trị Canada, dù đối lập, đều thống nhất về việc cần trả đũa. Pierre Poilievre, lãnh đạo đảng Bảo thủ, đề xuất chuyển hướng “từ thương mại Bắc-Nam sang Đông-Tây” để giảm phụ thuộc.
Ở Mexico, cuộc thăm dò của BGC Ulises Beltrán y Asociados cho thấy 70% người dân ủng hộ lập trường cứng rắn của Tổng thống Claudia Sheinbaum đối với chính quyền Trump và 75% hài lòng với cách bà xử lý vấn đề.
Michael Froman, cựu Đại sứ thương mại dưới thời Tổng thống Barack Obama, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), cảnh báo chính sách ép buộc “có xu hướng đẩy các quốc gia theo hướng ngược lại, thay vì khuyến khích họ xích lại gần Mỹ”.
Có thể thấy với cách tiếp cận mới trên, Tổng thống Trump dường như đang đặt cược rằng các nước láng giềng sẽ phải nhượng bộ do có quá nhiều lợi ích kinh tế với Mỹ. Tuy nhiên, những phản ứng ban đầu cho thấy điều ngược lại đang diễn ra, khi cả Canada và Mexico đều thể hiện quyết tâm đối đầu, bất chấp thiệt hại kinh tế có thể xảy ra.
Những vấn đề nóng không được ông Trump nhắc đến trong diễn văn nhậm chức
Xung đột tại Ukraine, thuế quan và quyền phá thai nằm trong số những vấn đề không được Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đến trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20.1.
Ông Donald Trump đã đưa ra nhiều cam kết táo bạo trong bài diễn văn nhậm chức ngày 20.1, với việc sẽ ký loạt sắc lệnh hành pháp trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, tờ Politico cho hay vẫn còn những chủ đề nổi bật nhưng không được tân tổng thống Mỹ nói đến, bao gồm cuộc chiến tại Ukraine và chính sách thuế quan, những nội dung từng góp phần giúp ông giành chiến thắng trong kỳ bầu cử tổng thống.
Những vấn đề nóng không được ông Trump nhắc đến trong diễn văn nhậm chức
Quyền phá thai
Đây là vấn đề hàng đầu được đảng Dân chủ sử dụng để thu hút ủng hộ trong kỳ tranh cử. Ông Trump khi chạy đua vào Nhà Trắng cũng hạn chế nói sâu vấn đề này, ngoài việc ủng hộ việc Tòa án Tối cao lật ngược án lệ Roe kiện Wade năm 2022 và trao quyền tiếp cận phá thai về các tiểu bang.
Việc không nhắc đến vấn đề này trong lễ nhậm chức phần nào cho thấy quyền phá thai vẫn là một trong những yếu tố gây chia rẽ hàng đầu và ông chủ Nhà Trắng mới được cho là muốn tránh khơi dậy những mâu thuẫn chính trong công chúng Mỹ.
Tổng thống Donald Trump xuất hiện tại sân vận động Capitol One. ẢNH: REUTERS
Obamacare
Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump đã cố gắng hủy bỏ Đạo luật chăm sóc sức khỏe hợp túi tiề.n (hay Obamacare, được đưa ra dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama) nhưng bất thành. Chủ đề này cũng không được đề cập trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20.1.
Chính sách y tế của ông Trump bao gồm các chương trình nghị sự sâu rộng, tập trung chấm dứt "căn bệnh mãn tính". Nhà lãnh đạo Mỹ đặt niềm tin vào ông Robert F. Kennedy Jr với đề cử ông này làm Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ.
Ukraine
Khi tranh cử, điều ông Trump liên tục nói về Ukraine là "sẽ kết thúc chiến sự trong 24 giờ". Song Ukraine lại không được nhắc đến trong bài phát biểu dài khoảng 30 phút của tân tổng thống Mỹ. Trong khi đó, ông Trump đề cập một cuộc xung đột khác, khi nói về thành công đạt thỏa thuận ngừng bắ.n giữa Israel và Hamas tại Gaza.
Một phần trong bài phát biểu, ông Trump nêu rằng "di sản tự hào nhất" là "người mang lại sự hòa bình và thống nhất". Ông nói sẽ đán.h giá thành công không chỉ bởi chiến thắng những trận chiến, mà còn là "khả năng kết thúc cuộc chiến, cũng như các cuộc chiến mà Mỹ không bao giờ phải can dự", được cho là gián tiếp nhắc đến tình hình Ukraine.
Thuế quan
Trong ngày 20.1, ông Trump cam kết sẽ thành lập "Sở Doanh thu nước ngoài" (ERS) nhằm đán.h giá và thu các khoản thuế từ nước khác, đồng thời sẽ có những cải tổ về hệ thống thương mại của đất nước. Tuy nhiên, bài phát biểu của ông không đi sâu vào chi tiết sẽ áp thuế như thế nào.
Ông Trump từng dọa sẽ áp thuế Canada và Mexico vào ngày đầu làm việc, tuy nhiên khi được hỏi về vấn đề này hôm 20.1, ông nói rằng: "Tôi nghĩ mình sẽ áp thuế vào ngày 1.2". Ông Trump nhiều lần nhấn mạnh động thái cân nhắc áp thuế nhằm gây sức ép để Canada và Mexico giải quyết vấn đề buôn lậu m.a tú.y và vượt biên vào Mỹ.
Trung Quốc đề xuất khôi phục thỏa thuận thương mại năm 2020 với Mỹ Bắc Kinh đang chuẩn bị đề xuất khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký kết vào năm 2020 dưới nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, như một phần trong nỗ lực giảm căng thẳng thương mại giữa hai nước. Cảng hàng hóa tại Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Thông tin này được báo Wall Street Journal...