Cuộc chiến thương hiệu giữa Valve và Blizzard đã chấm dứt
Hai đại gia ngành game này đã đạt được thỏa thuận cho việc sử dụng tên gọi DotA.
Theo thỏa thuận, Valve sẽ tiếp tục sử dụng thương hiệu DOTA dưới hình thức thương mại, trong đó bao gồm DotA 2. Còn Blizzard sẽ bảo hộ việc sử dụng tên gọi DotA cho cộng đồng với mục đích phi thương mại, đối với cả các bản đồ mà người chơi đã tạo ra cho Warcraft III và StarCraft II. Blizzard DotA sẽ được thay tên đổi họ thànhBlizzard All-Stars nhằm phản ánh đúng nội dung thiết kế game đồng thời tránh được việc xung đột tên gọi.
“Cả hai Blizzard và Van đã nhận ra rằng, cuối cùng, cộng đồng game thủ chỉ muốn có thể chơi các trò chơi mà họ đang mong chờ. Vì vậy, chúng tôi vui vẻ chấp nhận đi đến thỏa thuận này để giúp cả hai tập trung vào công việc sản xuất phát triển hơn là tranh cãi với nhau”ông Rob Pardo, phó chủ tịch điều hành bộ phận thiết kế game tại Blizzard Entertainment cho biết.
“Chúng tôi vui mừng thông báo rằng đã có một thỏa thuận với Blizzard mà cả hai cùng có lợi. Giờ đây điều quan trọng hơn tên gọi là việc tập trung vào những điều mà người hâm mộ của chúng tôi đang quan tâm, những trò chơi lớn dành cho cộng đồng”, Gabe Newell, chủ tịch hãng Valve tuyên bố.
Cuộc chiến tranh chấp tên gọi giữa hai địa gia này đã chính thức dừng lại.
Video đang HOT
Trước đó, Valve và Blizzard đã có một thời gian dài kiện tụng và tranh cãi gay gắt về vấn đề bản quyền tên gọi trò chơi DotA. DotA (Defence of the Ancients) là một bản đồ trong game Warcraft III được tạo ra bởi các modders và sau khi Valve công bố game mới DotA 2, Blizzard đã lên tiếng phản đối và yêu cầu hãng này không được sử dụng tên gọi DotA 2 do trùng lặp với game MOBA của mình. Tuy nhiên, Valve đã giành được lợi thế khi đưa ra các bằng sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa về game, đồng thời đáp trả bằng cách yêu cầu chính Blizzard phải trả lại tên gọi game DotA.
Trên thực tế thì Blizzard có lý vì DotA bản chất là một map trong Warcraft 3. Tuy nhiên theo luật, Valve lại có quyền. Blizzard chỉ sở hữu DotA về mặt hình ảnh trong khi các cấu trúc bản đồ, hero, gameplay… lại thuộc về Valve. Hãng này đã đăng ký thương hiệu độc quyền DotA từ tháng 8/2010.
Sau các tranh cãi, chỉ có Blizzard DotA bị “dính đòn”.
Giờ đây, ai đi đường nấy và Blizzardchỉ thiệt hại chút đỉnh khi chỉ phải thay đổi tên gọi game online chưa ra mắtBlizzard DotA, thay vì mất luôn cả thương hiệu DotA đã gây dựng trong cộng đồng bấy lâu nay. Đây cũng được coi là một bước lùi của cả hai bên để chuẩn bị cho việc công bố và phát hành các game mới của mình trong sự kiện E3 sắp tới.
Theo Game Thủ
Siêu xe 50 tỷ về VN bằng cách nào?
Có nguồn tin cho biết siêu xe hàng đầu thế giới Bugatti Veyron 16.4 SuperSport đang được 1 đại gia ở TP HCM đặt hàng. Tuy nhiên, thực hư câu chuyện cùng con đường đưa mẫu xe siêu khủng này về Việt Nam vẫn còn là một dấu hỏi lớn khi mà mức thuế nhập mới cho xe đã qua sử dụng vừa có hiệu lực.
Thông tin về việc siêu xe hàng đầu thế giới Bugatti Veyron sẽ về Việt Nam đã từng xuất hiện từ nửa cuối năm ngoái trên một số diễn đàn xe cũng như trên một báo điện tử có tiếng. Tuy nhiên, cho tới nay hàng khủng này vẫn bặt vô âm tín.
Bao giờ và bằng cách nào siêu phẩm Bugatti Veyron sẽ lăn bánh tại Việt Nam?
Và mới đây, câu chuyện lại được làm nóng lại khi một trang tin điện tử khẳng định một đại gia Sài Gòn đã đặt mua và đang chờ nhận một chiếc Bugatti Veyron 16.4 SuperSport đã qua sử dụng với giá "khủng".
Trang tin này còn trích dẫn lời một đại gia kinh doanh xe sang hàng đầu Hà Nội về việc hai đại gia khác đang âm thầm chờ mua 2 mẫu xe khác "khủng khiếp" không kém là Aston Martin One-77 và Lamborghini Reventon.
Cả 3 siêu xe trên đều thuộc loại cực đắt, cực hiếm và cực khó mua trên thế giới với mức giá xuất xưởng từ 1,4 đến 2,5 triệu USD (tương đương với 30 đến 50 tỷ đồng). Việc đưa những mẫu xe siêu khủng này về Việt Nam vốn đã rất khó dù không ít đại gia Việt đủ tiền chơi xe, nay còn khó hơn với những chính sách siết nhập khẩu mới.
Chính vì thế, tính xác thực của thông tin trên khiến phần lớn giới mê xe hoài nghi và đặt dấu hỏi về con đường (nếu có người đặt xe) để đưa các mẫu xe siêu xa xỉ này về nước.
Trò chuyện với chúng tôi, một người kinh doanh có máu mặt trong giới nhập xe sang chia sẻ trên thực tế việc nhập các mẫu xe như trên cả dưới dạng mới và cũ đều rất khó về mặt thủ tục.
Nếu mua dưới dạng xe mới, ngoài những khó khăn khi đặt mua trực tiếp từ hãng (bởi các mẫu xe này đều cực hiếm), các showroom xe nhập đưa xe về cũng không dễ để vượt qua các rào cản chính sách khi mà các dòng xe này chưa có đại diện chính hãng tại Việt Nam.
Còn nếu mua dưới dạng xe cũ thì vào thời điểm hiện nay (từ sau ngày 15/8), những mẫu xe trị giá cả triệu USD này sẽ phải chịu thuế nhập khẩu xe đã qua sử dụng mới với mức lên tới hàng trăm nghìn USD. Với mức thuế này, giá xe cũ thậm chí sẽ còn cao hơn xe mới và sẽ "ngất ngưởng tới mức khủng khiếp".
Vì thế, việc các dòng xe này lăn bánh ở Việt Nam vào thời điểm hiện này là vô cùng ít khả thi theo đánh giá của nhiều dân chơi.
Tuy nhiên, theo sự bật mí của giới thạo xe, việc đưa 1 mẫu xe khủng về nước về lý thuyết vẫn có thể lách luật theo đường phi thương mại. Tuy nhiên, để làm điều này thủ tục vô cùng phức tạp và trên thực tế chưa có mẫu xe khủng nào được các showroom "lách luật" theo đường này để đưa về nước.
Theo PLXH