Cuộc chiến săn kẻ ấu dâm của thương binh Mỹ
Chiến đấu ở nước ngoài và bị thương phải giải ngũ, nhiều cựu binh Mỹ vẫn tiếp tục sứ mệnh bảo vệ tổ quốc bằng cách gia nhập lực lượng HERO chống lạm dụng tình dục trẻ em.
Justin Gaertner, một chuyên gia của HERO mất hai chân năm 2010 ở Afghanistan. Ảnh: CHRIS URSO/STAFF
Theo CNN, trung sĩ Tom Block đang ngồi trong lớp học tìm kiếm trên mạng. Anh và 23 ứng viên nữa cạnh tranh một công việc buộc phải tiếp xúc với những hình ảnh đáng sợ nhất mà con người tạo ra.
Mỗi ứng viên đều là cựu binh Mỹ, đa phần từng công tác trong các lực lượng tinh nhuệ. Họ đã thi hành nhiều nhiệm vụ táo bạo và bí mật truy lùng những kẻ thù nguy hiểm nhất nước Mỹ.
Đa số bị thương trong những trận chiến ở Afghanistan và Iraq. Để tiếp tục sứ mệnh bảo vệ tổ quốc, họ tìm kiếm cơ hội thứ hai làm việc trong quân ngũ khi quay về quê hương, đó là gia nhập lực lượng Cảnh sát Giải cứu Trẻ em HERO.
“Rất nhiều người đến với HERO đều bị thương trên chiến trường”, J.Christian, giám đốc Hiệp hội Bảo vệ Trẻ em Quốc gia Mỹ (Protect) cho biết.
Christian là một lính biệt kích bị gãy xương sống trong nhiệm vụ ở Afghanistan. Ông cho biết nhiều cựu binh gia nhập HERO với hy vọng tìm lại thứ đã mất sau khi giải ngũ.
“Chỉ trong một giây, đời họ thay đổi hoàn toàn. Khi chuyện đó xảy ra, tôi hiểu vì bản thân từng trải qua, các bạn bắt đầu hoài nghi mình làm được gì tiếp đây? Và khi phát hiện ra cơ hội này, bạn hiểu ngay rằng nó sẽ giúp bạn quay lại vai trò cũ”.
HERO là tên viết tắt của Gián điệp Giải cứu Người bị lạm dụng, một chương trình dành riêng cho các cựu chiến binh tàn tật, đào tạo họ lĩnh vực khoa học máy tính pháp y để gia nhập liên bang các tổ chức chống lạm dụng tình dục trẻ em.
HERO do Protect phát triển, kết hợp với Tổ chức Điều tra An ninh Nội địa (HSI) và Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt (SOCOM), các cựu binh sẽ được đào tạo trong 11 tuần và huấn luyện thực địa 10 tháng.
Họ làm việc cùng với các lực lượng chức năng khác với vai trò là chuyên gia phân tích pháp y trên máy tính không lương trong thời gian một năm. Trong thời gian này, họ sẽ sàng lọc vô số máy tính điện tử và các trang web để xác định các nghi phạm tàng trữ hoặc sản xuất ảnh khiêu dâm trẻ em.
“Bạn phát hiệu nhiều nhóm trẻ em bị lạm dụng ở mức độ mà người Mỹ bình thường không thể tưởng tượng. Hãy tưởng tượng một đứa trẻ sơ sinh bị bịt miệng, trói tay chân và tra tấn. Chúng tôi thường xuyên bắt gặp những hình ảnh như thế”, Christian cho biết.
Video đang HOT
Theo ông, Mỹ là nhà sản xuất hình ảnh khiêu dâm trẻ em lớn nhất thế giới. Ông cũng chỉ ra các nghiên cứu cho thấy Mỹ là nơi đặt máy chủ của hầu hết những trang web khiêu dâm trẻ em.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, Jeh Johnson (Âu phục trắng) chụp ảnh cùng 22 cựu binh hoàn thành khóa huấn luyện của HERO tại thủ đô Washington, Mỹ năm ngoái. Ảnh: ABC News
Trung tâm Quốc gia tìm kiếm trẻ mất tích và trẻ bị lạm dụng cho biết, từ năm 1998 đến nay, họ đã xem qua hơn 158 triệu hình ảnh và video. Trong năm 2008, mạng lưới Task Force của ICAC đã xác định được hơn 300.000 máy tính cá nhân tham gia vào mạng lưới buôn bán phim ảnh đồi trụy trẻ em. Một nghiên cứu của đại học New Hampshire phát hiện 55% số người sở hữu hoặc buôn bán hình ảnh khiêu dâm trẻ em, là tội phạm.
“Điều này thật kinh khủng, nhưng đó là động lực của tôi, truy đuổi chúng, bắt chúng biến khỏi Internet trước khi kịp gây hại thêm cho bất kỳ đứa trẻ nào khác”, Block nói.
2016 là năm hoạt động thứ ba của HERO, với mục tiêu nâng số nhân viên lên 100 người. Đồng hành với các cơ quan thực thi luật pháp, chỉ một nhân viên HERO cũng giúp ngăn chặn khoảng 50 vụ lạm dụng trẻ em mỗi năm, bằng cách cung cấp cho giới chức các bằng chứng kỹ thuật số để họ nhận dạng và định vị những trẻ em đang bị đe dọa.
Để tìm kiếm và truy bắt kẻ xấu, có nhiều phương pháp khác nhau. Là thực tập sinh của HERO, Block sẽ đóng vai trò hỗ trợ, chủ yếu là phân tích dữ liệu máy tính. Công việc này khác hẳn so với nhiệm vụ gần nhất của Block là lính tiểu đoàn số 3 thuộc trung đoàn Ranger 75 chiến đấu ở Afghanistan.
“Tôi muốn phục vụ trong Ranger đến hết đời vì đó là công việc tuyệt vời nhất đối với tôi. Họ trả tiền để tôi đeo súng, nhảy khỏi máy bay và cảm thấy mình rất oách”.
Tuy nhiên, cuộc đời Block biến đổi vào ngày 6/10/2013, khi anh và đồng đội mở cuộc đột kích vào hang ổ những kẻ chuyên đánh bom nổi loạn. Block phát hiện một cặp đôi trong sân và lệnh cho họ giơ tay lên trời. Người nữ lập tức kích nổ đai bom trên người.
Block hỏng mắt phải và giải ngũ năm 2014. Ảnh: CNN
Vài ngôi nhà quanh đó nổ tung, Block bị đạn găm vào má, hỏng mắt phải và giải ngũ năm 2014. Như nhiều lính giải ngũ khác, anh vất vả tìm một công việc khác khi cuộc đời binh nghiệp kết thúc. Block tới Florida, gia nhập HERO.
“Đây là cơ hội cho tôi truy đuổi kẻ xấu một lần nữa. Bọn tội phạm hoạt động trong phạm vi rộng hơn chúng ta tưởng nhiều”, Block nói.
Trong khi bác sĩ vẫn đang cố cứu vãn thị lực mắt trái của Block, thì anh vẫn miệt mài nhìn màn hính máy tính cả ngày bằng con mắt này.
“Nói thực là lắm lúc nhìn vào gương nom cũng ghê”, Block nói. “Nhưng ta vẫn phải giữ vững niềm tin, cố ra ngoài làm cho mọi người sống tốt hơn. Đó là những thứ ta phải chấp nhận và làm tiếp. Tôi nghĩ rằng mình đang làm rất tốt”.
Hồng Hạnh
Theo VNE
'Em bé Napalm' giúp các cựu binh Mỹ chữa sẹo chiến tranh
Bà Nguyễn Thị Kim Phúc, người nổi tiếng khắp thế giới với khoảnh khắc bị trúng bom napalm của không quân Mỹ ở miền nam Việt Nam, đang làm việc với một quỹ từ thiện để giúp đỡ chính các cựu binh điều trị những vết thương của chiến tranh.
Bà Kim Phúc và nhiếp ảnh gia Nick Út trong một sự kiện năm 2012. Đằng sau là bức ảnh "Em bé Napalm". Ảnh: Reuters
Quỹ từ thiện Restoring Heroes hướng đến lực lượng phản ứng nhanh và các thành viên của quân đội Mỹ bị bỏng, sẹo, như các vết thương do thiết bị nổ tự chế gây ra.
Quỹ từ thiện ra đời hàng thập kỷ sau khi chính bà Phúc phải chịu đựng những vết bỏng đau đớn do bị trúng bom napalm mà không quân Mỹ thả xuống ngôi chùa nơi bà cùng gia đình đang trú bom ở Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh vào năm 1972.
Nhiếp ảnh gia Nick Út đã chụp lại khoảnh khắc bà Phúc, khi đó còn là một bé gái, trần truồng và đang bỏ chạy với gương mặt hoảng loạn. Bức ảnh được đặt tên là "Em bé Napalm" và trở thành một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất lịch sử.
Dù 65% cơ thể bị bỏng, bà Phúc cho rằng sự hồi phục của mình không chỉ nằm ở mặt thể chất mà còn cả về cảm xúc và tinh thần bởi bà đã học được cách tha thứ.
"Việc sống chung với những nỗi thù hận và cay đắng nhiều lúc như giết chết tôi. Khi tôi học được cách tha thứ cho tất cả những người đã gây ra nỗi đau khổ cho mình, đó là lúc tôi tìm thấy thiên đường ở trên mặt đất", người phụ nữ 52 tuổi nói.
Sự tha thứ của bà Phúc có một ý nghĩa lớn trong việc chữa lành vết thương cho các cựu quân nhân Mỹ.
"Mọi người đều cần được giúp đỡ", bà Phúc nói trong cuộc phỏng vấn vớiReuters khi Restoring Heroes ra mắt tháng này. "Trước kia, tôi tự hỏi 'tại sao lại là mình? Tại sao mình phải chịu đựng điều đó? Mình chỉ là một đứa trẻ vô tội. Mình không làm gì sai cả' ".
Bà cho hay niềm tin vào Chúa đã giúp bà chiến thắng nỗi thù hận này và dùng những trải nghiệm của mình để giúp đỡ những người khác. Bà Phúc đã từ Việt Nam sang Cuba và hiện sống gần Toronto, Canada cùng chồng, một nhân viên công tác xã hội, và hai con trai.
Bà đã lập ra quỹ từ thiện riêng mang tên Kim Foundation để giúp đỡ các trẻ em là nạn nhân của chiến tranh cũng như trở thành Đại sứ Thiện chí của UNESCO.
"Tôi có thể giúp đỡ cho những người đang sống trong sự thù hận và đau đớn", bà nói.
Bà Phúc hy vọng những vết sẹo cùng sự đau đớn sẽ biến mất sau khi điều trị. Ảnh: Nick Út
Bà Phúc cho hay đã có thời gian, bà không dám nhìn vào bức ảnh nổi tiếng chụp mình lúc 9 tuổi, hình ảnh đã trở thành biểu tượng cho sự tàn khốc của cuộc chiến và nỗi đau thương mà các nạn nhân phải chịu đựng. Tuy nhiên, bây giờ, khi nhìn vào nó, bà lại thấy biết ơn.
"Tôi nhận ra rằng bức ảnh đó là một món quà có sức mạnh to lớn thúc đẩy tôi đấu tranh cho hòa bình và giúp đỡ mọi người", bà nói. "Bức ảnh đó giúp mọi người nhận thức về việc phải chấm dứt chiến tranh, chấm dứt xung đột".
Restoring Heroes hiện tập trung vào hình thức trị liệu laser mà bà Phúc đã trải qua để chữa mảng sẹo lớn trên khắp vai và lưng của bà do bị bom napalm đốt cháy da.
Việc chữa trị bằng laser làm gia tăng tính đàn hồi của da và sự phát triển của collagen. Chúng có tác dụng như một phần đệm khi những người tàn tật sử dụng các chân tay giả, Carol Novak, người sáng lập Restoring Heroes, cho biết.
Hiện hoạt động ở Miami, Mỹ, quỹ dự kiến giúp đỡ 10.000 nạn nhân trong ba năm tới.
Anh Ngọc
Theo VNE
Cựu binh Mỹ bị kết tội cố gia nhập IS Cựu binh sĩ không quân Mỹ Tairod Pugh đã bị tòa án Mỹ kết tội cố gắng gia nhập IS để có thể sửa máy bay cũng như trở thành người "tử vì đạo" cho tổ chức này. Tairod Pugh viết thư cho vợ bảo chỉ có 2 lựa chọn: "hoặc chiến thắng hoặc tử vì đạo" - Ảnh: Reuters Đây là lần...