Cuộc chiến nước sống còn trên sông Nile
Tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed đã giành giải Nobel Hòa bình nhờ những nỗ lực đàm phán hòa bình với Eritrea. Nhưng đất nước của ông vẫn đang trong một cuộc tranh chấp lớn khác đe dọa sự ổn định khu vực.
Công nhân xây dựng Ethiopia trên công trình đập Đại Phục hưng, giữ nước sông Nile Xanh. Ảnh: AFP/Getty Images
Cuộc xung đột này xoay quanh nguồn nước trên sông Nile, đặc biệt là quanh dự án xây dựng Đập thủy điện Phục hưng Lớn trên con sông Nile Xanh của Ethiopia.
Ai Cập coi con đập này là một mối đe dọa nhãn tiền với sự sinh tồn của họ. Trong khi đó, Ethioppia coi việc thực hiện dự án là cần thiết cho quá trình phát triển đất nước và tuyên bố sẽ tiếp tục xúc tiến.
Theo tờ Foreign Policy, Ethiopia và Ai Cập là hai quốc gia đông dân và hùng mạnh nhất châu Phi. Bất kỳ cuộc tranh chấp nào diễn ra giữa họ cũng là mối đe dọa lớn đối với hòa bình và ổn định khu vực. Cả hai nước đã bày tỏ ưu tiên một giải pháp dài hạn cho tranh chấp, nhưng con đường đàm phán đã không được thông suốt. Ai Cập cáo buộc Ethiopia bác bỏ những lo ngại mà Cairo đã nêu ra về mối đe dọa đối với an ninh nước. Còn Ethiopia khẳng định rằng các vấn đề quan ngại sẽ được giải quyết trước khi hoàn thành con đập.
Trong khi đó, hai quốc gia khác là Nga và Mỹ đã tìm mọi cách để hòa giải tranh chấp, nhưng những nỗ lực trung gian vẫn chưa đi đến thành công.
Sông Nile được cho là tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất đối với ít nhất 10 quốc gia có các nhánh sông Nile Trắng và Xanh chảy qua, bao gồm: Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Ethiopia, Kenya, Rwanda, Nam Sudan, Sudan, Tanzania và Uganda. Nhưng tranh chấp hiện tại chỉ liên quan đến Ai Cập, Ethiopia và Sudan, và xoay quanh việc sử dụng sông Nile Xanh của Ethiopia – nhánh sông lớn hơn, bắt nguồn từ hồ Tana của Ethiopia, đi qua Sudan và hòa vào sông Nile Trắng ở Khartoum, thủ đô Sudan, trước khi đi lên phía Bắc qua Ai Cập rồi đổ ra Địa Trung Hải.
Video đang HOT
Sơ đồ khu vực đập lớn của Ethiopia trên sông Nile Xanh và đường đi của con sông Nile qua Sudan, Ai Cập trước khi đổ ra Địa Trung Hải.
Hai thỏa thuận, từ năm 1929 và 1959, đã hướng dẫn việc sử dụng nước sông Nile ở phía Bắc của Ethiopia cho đến nay. Hiệp ước Anh-Ai Cập năm 1929 được ký kết bởi Vương quốc Anh, khi đó kiểm soát phần lớn Đông Phi, và Ai Cập, thuộc quyền cai trị của Anh, nhằm phân bổ quyền sử dụng nước dọc theo lưu vực. Theo hiệp ước này, Ai Cập và Sudan được đảm bảo cung cấp hàng năm lần lượt 48 tỷ và 4 tỷ mét khối nước, trong số sản lượng hàng năm ước tính là 84 tỷ mét khối nước của sông Nile.
Một thỏa thuận khác vào năm 1959 giữa Anh và Ai Cập độc lập đã tăng cổ phần của Ai Cập lên 55,5 tỷ mét khối và Sudan lên 18,5 tỷ mét khối, phần còn lại được chia sẻ bởi các quốc gia khác dọc theo con sông. Hiệp ước mới cũng tái khẳng định một điều khoản thiết yếu từ thỏa thuận năm 1929: Ai Cập có quyền phủ quyết bất kỳ dự án xây dựng nào có thể cản trở dòng nước chảy vào sông Nile.
Và chính hai thỏa thuận đó đã gieo mầm cho tranh chấp ngày nay.
Ethiopia và tất cả các quốc gia dọc theo con sông, ngoài Ai Cập và Sudan, sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ các điều khoản cũng như duy trì dân số của họ. Trên thực tế, các dự báo nhân khẩu học gần đây, theo Sáng kiến Lưu vực sông Nile, cho năm 2050 đã dự báo dân số Ai Cập và Sudan còn thấp hơn so với 8 quốc gia còn lại, khiến các hiệp định nước trước đây sẽ ngày một thiếu công bằng hơn.
Và do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi vào năm 2011, Ethiopia đã công bố kế hoạch xây dựng một đập thủy điện lớn trị giá 5 tỷ USD trên sông Nile, gần biên giới Ethiopia-Sudan.
Hồ chứa nước Đại Phục hưng của họ sẽ chứa tới 67 tỷ mét khối nước và sẽ mất ít nhất 7 năm để lấp đầy. Điều này sẽ làm giảm lưu lượng dòng chảy của sông ít nhất 25% trong khoảng thời gian đó. Đối với Ethiopia, con đập là dự án cần thiết nhất cho nhu cầu về nước và phát triển kinh tế, vì nó được thiết lập để cung cấp hơn 6.000 megawatt điện, rất cần cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp. Nhưng nó sẽ là sự tàn phá đối với Ai Cập, quốc gia dựa vào sông để tưới tiêu, đánh cá và vận chuyển.
Ai Cập đã đề xuất trong các cuộc đàm phán mới nhất rằng họ cần được đảm bảo ít nhất 40 tỷ mét khối nước hàng năm và rằng Ethiopia phải mất nhiều thời gian hơn để lấp đầy hồ chứa. Nhưng Ethiopia chỉ đề nghị dành cho Ai Cập 31 tỷ mét khối, bằng một nửa số lượng theo thỏa thuận năm 1959. Một đề nghị như vậy thậm chí không thể bắt đầu để giải quyết nhu cầu của Ai Cập, chứ đừng nói đến việc thỏa mãn niềm tự hào dân tộc của họ như là một trong những quốc gia có ảnh hưởng lịch sử lớn nhất châu Phi.
Sự khác biệt giữa hai quốc gia đang dấy lên những câu hỏi nghiêm trọng về khả năng hành động quân sự của Ai Cập để giải quyết những gì mà họ coi là mối đe dọa an ninh quốc gia cấp bách nhất.
Tổng thống Ai Cập El-Sissi từng cảnh báo, “nước là vấn đề sự sống hoặc cái chết” và “không ai có thể đụng vào phần nước của Ai Cập”. Ảnh: AP
Đối với một số người tại Ai Cập, hành động quân sự dường như là một lựa chọn ưu tiên nếu không có lý do nào khác để chứng minh cho người Ai Cập thấy rằng các lực lượng vũ trang của họ đang bảo vệ lợi ích người dân. Bản thân Thủ tướng Ethiopia Abiy đã ám chỉ khả năng này vào ngày 22/10 vừa qua, khi nói rằng hàng triệu binh sĩ đất nước ông đã sẵn sàng để bảo vệ con đập nếu một cuộc chiến nổ ra.
Nhưng hành động quân sự sẽ là điên rồ. Bên cạnh một cơn ác mộng về chiến dịch và hậu cần, nó cũng khó có thể tạo ra kết quả mà Ai Cập mong muốn trong trường hợp không chiếm đóng được vĩnh viễn khu vực đập – một viễn cảnh sẽ dẫn đến những hậu quả quốc tế thảm khốc.
Đó là lý do tại sao việc giảm leo thang và hòa giải quốc tế là rất cần thiết. Cộng đồng quốc tế, với các chuyên gia từ Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới và các tổ chức đa phương khác, có thể đưa ra một kế hoạch để giải quyết các mối quan ngại ngay lập tức.
Kế hoạch này có thể bao gồm thuyết phục Ethiopia đáp ứng yêu cầu của Ai Cập về 40 tỷ mét khối nước/năm, giúp nước này phát triển các kế hoạch tưới tiêu hiện đại để tiết kiệm nước và hỗ trợ xây dựng nhà máy khử mặn nước. Đổi lại, các nhà tài trợ quốc tế có thể giúp đáp ứng nhu cầu điện của Ethiopia bằng cách tài trợ cho các nhà máy điện nổi trên Biển Đỏ, nơi có thể vận chuyển năng lượng qua Eritrea, Somalia và Kenya.
Theo Thu Hằng/Báo Tin tức
Giải Nobel kinh tế tôn vinh nỗ lực xóa nghèo toàn cầu
Các nhà kinh tế học Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer được trao giải thưởng Nobel kinh tế ngày 14/10 cho nghiên cứu về giảm nghèo toàn cầu.
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển ngày 14/10 công bố giải Nobel Kinh tế học 2019 thuộc về 3 nhà khoa học Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer với nghiên cứu về cách tiếp cận thực nghiệm trong việc giảm nghèo toàn cầu.
Trong đó, bà Esther Duflo (quốc tịch Pháp) là phụ nữ thứ hai giành giải này, sau 50 năm. Bà cũng là người trẻ nhất từng giành được Nobel Kinh tế, ở tuổi 47. Esther Duflo hiện làm việc tại Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ)
Ông Abhijit Banerje sinh năm 1961 tại Mumbai (Ấn Độ). Ông Banerje là đồng nghiệp của Duflo tại Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ).
Ông Michael Kremer (quốc tịch Mỹ) sinh năm 1964, là giáo sư Đại học Harvard.
" Những người đoạt giải năm nay đã giới thiệu một cách tiếp cận mới để có được câu trả lời đáng tin cậy về những cách tốt nhất chống lại nghèo đói toàn cầu", thông cáo của Ủy ban Nobel cho biết.
Các nghiên cứu đã cải thiện đáng kể khả năng chống đói nghèo toàn cầu. Chỉ trong hai thập kỷ, cách tiếp cận dựa trên thử nghiệm mới của họ đã thay đổi kinh tế học phát triển, hiện đang là một lĩnh vực nghiên cứu hứa hẹn, tuyên bố cho biết thêm.
Kinh tế thường là giải thưởng cuối cùng được trao mỗi mùa Nobel hằng năm, sau Nobel Y học, Vật lý, Hóa học, Văn học và Hòa bình.
(Nguồn: CNN, India Today)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nữ sinh 16 tuổi tranh giải Nobel Hòa bình cùng các nguyên thủ Cô gái 16 tuổi Greta Thunberg, nhà hoạt động khí hậu người Thụy Điển, là cái tên được nhiều người ưa chuộng cho giải Nobel Hòa bình lần thứ 100. Theo website của Giải Nobel Hòa bình, năm 2019 có 223 cá nhân và 78 tổ chức ứng cử giải thưởng. Nếu thành công, Thunberg sẽ trở thành người trẻ nhất từ trước...