Cuộc chiến ngăn Trung Quốc đánh cắp dữ liệu
Nhiều năm qua, ứng dụng từ Trung Quốc được cho là vẫn thoải mái đánh cắp dữ liệu người dùng.
Đầu tháng 5, một ứng dụng điện thoại gây sốt khi vừa ra mắt đã leo lên Top các bảng xếp hạng với lượt tải về tăng nhanh chóng mặt. Ứng dụng có tên Zynn này thực chất là bản sao của Tiktok, nhưng điểm khác biệt nằm ở chỗ người dùng Zynn được trả phí khi đăng tải video của mình.
Trên trang web chính thức, Zynn tuyên bố công ty có trụ sở tại Palo Alto, California. Nhưng thực tế, ứng dụng này thuộc về Kuaishou, một công ty công nghệ Trung Quốc đang cạnh tranh với ByteDance, công ty mẹ của TikTok. Các chính trị gia người Mỹ đã nhanh chóng kêu gọi mở cuộc điều tra.
Đến giữa tháng 6, Zynn đã bị gỡ khỏi App Store và Play Store sau hàng loạt cáo buộc về “mô hình kim tự tháp”. Tuy nhiên trước đó, theo chính sách bảo mật của mình, ứng dụng này đã kịp thu thập kho dữ liệu cá nhân khổng lồ, từ thông tin địa chỉ, số tài khoản ngân hàng và nhiều thói quen mua sắm của người dùng.
Đây là minh chứng lý giải vì sao một số chính trị gia và chuyên gia an ninh mạng của Anh và Mỹ luôn tỏ ra lo ngại khi các quốc gia đối thủ phát triển, vận hành và cho ra mắt bất kỳ sản phẩm công nghệ nào. Đồng thời họ cũng luôn can thiệp vào quá trình ra mắt sản phẩm đó.
Câu chuyện bảo mật này không phải mới diễn ra lần đầu. Năm 2017, Meitu, một ứng dụng chỉnh sửa ảnh của Trung Quốc, đã tạo nên trào lưu “gây sốt”, trước khi người dùng nhận thức được dữ liệu của mình đã bị đánh cắp. FaceApp, một ứng dụng tương tự, cũng không ngừng “gây bão” mặc cho nhiều lo ngại nghiêm trọng về quyền riêng tư.
Ngay cả Zoom cũng phải đối mặt với nhiều chỉ trích khi bị cáo buộc gửi dữ liệu người dùng nước ngoài về Trung Quốc. Nhiều người dùng tại Ấn Độ quá lo ngại nguy cơ bị quốc gia láng giềng “rình mò” dữ liệu cá nhân và họ quyết định cài đặt một ứng dụng có tên Remove China Apps (Gỡ ứng dụng Trung Quốc), nhưng chính Remove China Apps sau đó bị gạch tên khỏi kho ứng dụng của Google.
Video đang HOT
Ứng dụng có tên Remove China Apps trên Android nhận hàng triệu lượt tải trong ít ngày, nhưng bị cho là vi phạm điều khoản của Google.
Những ứng dụng của Trung Quốc thu hút người dùng phương Tây bởi lẽ chúng đánh vào bản năng của con người. Ai cũng muốn tận hưởng những giây phút thư giãn, vui vẻ và hòa vào trào lưu chung. Khi công nghệ giúp người dùng thực hiện cả hai việc đó cùng lúc, họ thường không suy nghĩ quá nhiều về những rủi ro, đặc biệt là khi ứng dụng hoặc dịch vụ ấy trông có vẻ hoàn toàn vô hại. Đây chính là nguyên lý ẩn sau vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica trước đây của Facebook, khởi đầu chỉ từ một cuộc khảo sát về tính cách.
Bản thân những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ cũng khai thác triệt để nguyên lý này khi xây dựng đế chế cho riêng mình, nhờ đó cung cấp hệ thống tài nguyên thông tin toàn cầu sâu rộng cho điệp viên Mỹ. Nước Anh cũng được hưởng lợi rất nhiều khi là thành viên trong Liên minh tình báo Five Eyes chống lại Trung Quốc.
Đến nay, cả hai quốc gia vẫn đang cố gắng duy trì vị thế này theo nhiều cách, dù là gây áp lực cho các công ty, buộc họ xây dựng “cửa hậu” để truy cập dữ liệu mã hóa, hay ban hành nhiều đạo luật gây tranh cãi nhằm bảo vệ các mạng xã hội khỏi bị kiện hoặc truy tố vì nội dung đăng tải của người dùng.
Tuy nhiên, sau nhiều năm làm thinh, các công ty Trung Quốc bắt đầu có động thái bước qua rào cản này. Họ cũng có khả năng “hack” não bộ con người và khai thác điểm yếu của giống các lập trình viên phương Tây. Nền kinh tế Internet toàn cầu phần nào giống một cuộc thương mại tự do: mọi thứ vẫn thú vị, vui vẻ và dường như chỉ là một trò chơi cho đến khi bạn là người thua cuộc.
Lo ngại dấy lên xoay quanh ứng dụng TikTok của ByteDance, gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc.
Cả Mỹ và Anh đều chưa có giải pháp lý tưởng cho vấn đề này. Hiện tại Anh vẫn đang nỗ lực “bấm cò” dứt khoát, bắn viên đạn hất Huawei ra khỏi hệ thống mạng 5G quốc gia. Trong khi đó, các chính trị gia Mỹ cũng đề xuất nhiều dự luật cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị chính phủ và thậm chí buộc các kho ứng dụng đưa ra cảnh báo tới người dùng trước khi họ tải một ứng dụng có xuất xứ nước ngoài.
Tất cả đã đẩy các công ty công nghệ tại Thung lũng Silicon vào thế khó. Zoom, một công ty Mỹ với lực lượng nhân sự hùng hậu và có một số cổ đông lớn là người Trung Quốc, đã bị điều tra gắt gao. Google cũng dính chỉ trích khi xây dựng công cụ tìm kiếm bí mật dành riêng cho thị trường Trung Quốc.
Facebook ít nhất đã có lập trường riêng khi công khai cảnh báo giới chức Mỹ về mối nguy hiểm đến từ các ứng dụng Trung Quốc. Nhưng Apple lại như đang đứng giữa hai dòng nước: chuỗi cung ứng của họ chủ yếu nằm tại Trung Quốc và họ đang cố gắng cùng lúc vừa bảo vệ người dùng khỏi các ứng dụng “đánh cắp” dữ liệu, vừa làm dịu chính phủ bằng cách gỡ bỏ những nội dung phiền nhiễu.
Dẫu vậy, con người vẫn luôn cởi mở với các ứng dụng giải trí, mang lại niềm vui, thậm chí còn có phần cởi mở hơn sau đại dịch Covid-19. Trung Quốc vẫn tiếp tục trở lại với nhiều ứng dụng thu thập thông tin cá nhân của người dùng. Liệu những ứng dụng này có xuất hiện thường xuyên trong bảng báo cáo thời lượng sử dụng màn hình điện thoại của bạn hay không?
Lỗ hổng Thunderbolt cho phép tin tặc đánh cắp dữ liệu trong '5 phút'
Sử dụng một kỹ thuật tương đối đơn giản có tên là Thunderspy, một người nào đó tiếp cận được máy tính có thể lấy dữ liệu một cách dễ dàng chỉ trong năm phút với một tuốc nơ vít và ổ cứng di động.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)
Tin tặc có thể đánh cắp dữ liệu từ các máy tính cá nhân (PC) hoặc máy tính Linux được trang bị cổng kết nối Thunderbolt, ngay cả khi máy tính đã khóa và mã hóa dữ liệu.
Trang Wired dẫn kết quả nghiên cứu của nhà nghiên cứu bảo mật Bjorn Ruytenberg cho biết sử dụng một kỹ thuật tương đối đơn giản có tên là Thunderspy, một người nào đó tiếp cận được máy tính có thể lấy dữ liệu của người dùng một cách dễ dàng chỉ trong năm phút với một tuốcnơvít và ổ cứng di động.
Thunderbolt cung cấp tốc độ truyền cực nhanh bằng cách cho các thiết bị truy cập trực tiếp vào bộ nhớ PC, song nó cũng tạo ra một số lỗ hổng. Các nhà nghiên cứu trước đây nghĩ rằng những điểm yếu đó (được đặt tên là Thunderclap), có thể được giảm thiểu bằng cách không cho phép truy cập vào các thiết bị không tin cậy hoặc vô hiệu hóa hoàn toàn Thunderbolt nhưng cho phép truy cập DisplayPort và USB-C.
Tuy nhiên, phương pháp tấn công mà chuyên gia Ruytenberg mới phát hiện, có thể vượt qua tất cả những cài đặt đó bằng cách thay đổi firmware điều khiển cổng Thunderbolt, cho phép mọi thiết bị truy cập. Hơn nữa, cách hack này không để lại dấu vết, vì vậy người dùng sẽ không bao giờ biết PC của họ bị thay đổi.
Chuyên gia Ruytenberg khuyến cáo người dùng máy tính có cổng Thunderbolt chỉ kết nối với các thiết bị ngoại vi cá nhân; không bao giờ cho ai mượn máy tính và tránh để hệ thống máy tính không có giám sát trong khi bật nguồn, ngay cả khi màn hình bị khóa; tránh để các thiết bị ngoại vi Thunderbolt không được giám sát; đảm bảo an ninh phù hợp khi lưu trữ hệ thống dữ liệu và mọi thiết bị Thunderbolt, bao gồm màn hình hỗ trợ Thunderbolt; xem xét sử dụng "chế độ ngủ đông" (hibernation) (tạm dừng truy cập vào ổ đĩa) hoặc tắt nguồn hoàn toàn hệ thống. Cụ thể, tránh sử dụng "chế độ ngủ" (sleep) (tạm dừng truy cập vào RAM).
Theo Ruytenberg, các máy tính Apple chạy macOS không bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng trừ khi người dùng chạy Boot Camp.
Chuyên gia Ruytenberg đã báo cho Intel và Apple về lỗ hổng trên./.
Tin tặc có thể đánh cắp dữ liệu qua các rung động của quạt làm mát Các nhà nghiên cứu Israel đã phát hiện ra một cách mới lạ của tin tặc để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ một máy tính được bảo mật cao: đó là chạm vào các rung động từ quạt hệ thống làm mát của máy tính. Phần mềm độc hại trong máy tính bị xâm nhập sẽ truyền tín hiệu thông qua...