Cuộc chiến ngầm trên vùng biển Trung Đông từ vụ tấn công tàu hàng Iran
Một vụ tấn công nhằm vào tàu hàng Iran tuần này đã đã làm leo thang một cuộc chiến tranh ngầm âm ỉ nhiều năm ở vùng biển Trung Đông.
Nước biển tràn vào khoang máy của tàu hàng Iran sau vụ tấn công. Ảnh: AP
Diễn biến xảy ra khi các cường quốc trên thế giới đang bận rộn đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân với Tehran trong tương lai.
Theo hãng tin AP, vụ thủy lôi Israel tấn công tàu MV Saviz của Iran ngày 6/4 vừa qua dường như đã gây ra thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay trong cuộc chiến ngầm này, với nguy cơ làm cho căng thẳng trong khu vực leo thang hơn nữa. Giới chuyên gia nhận định các cuộc tấn công và phản công qua lại giữa Iran và Israel có thể vượt tầm kiểm soát.
Kể từ năm 2019, trên vùng biển khu vực này liên tục xuất hiện loạt vụ tấn công bí ẩn nhằm vào các tàu thuyền, điển hình là các cuộc tấn công bằng mìn hải quân limpet được thợ lặn gắn vào thân tàu.
Các cuộc tấn công diễn ra vào thời điểm căng thẳng giữa Iran và Mỹ leo thang về quyết định đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Tổng thống Donald Trump khi đó.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ đã đổ trách nhiệm loạt vụ nổ vào tháng 6/2019 ở Vịnh Oman ngoài khơi Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất cho Iran. Trong một đoạn video sau một vụ tấn công, phía Mỹ cho biết các binh sĩ thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) đã gỡ một quả mìn chưa nổ ra khỏi một con tàu mục tiêu. Iran chưa từng lên tiếng giải thích về hành động này.
Cho đến hiện nay, vẫn chưa ngã ngũ bên nào đã khơi mào cuộc xung đột ngầm trên biển. Phía Iran cho biết các tàu của nước này cũng đã gặp phải những sự cố bí ẩn trên biển, bắt đầu từ một chở dầu vào tháng 5/2019. Trong những khoảng thời gian tiếp theo, Iran bắt đầu thừa nhận các tàu của mình bị tấn công và gần đây nhất là sự cố đối với tàu chở hàng trên Địa Trung Hải.
Trong một vài tuần trở lại đây, Israel công khai tham gia vào cuộc xung đột. Một tàu rơ mooc kéo hàng của Israel đã bị trúng mìn vào hồi tháng 2. Khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã quy trách nhiệm cho Iran về vụ tấn công. “Iran là kẻ thù lớn nhất của Israel, chúng tôi quyết tâm ngăn chặn họ”, nhà lãnh đạo nhấn mạnh. Sau đó xảy ra vụ tấn công tàu hàng MV Saviz.
Khác với những cuộc tấn công trước đây chỉ nhằm vào tàu thương mại và gây thiệt hại không lớn đối với phần nổi trên mặt nước của các tàu, vụ tấn công ngày thứ Ba đã làm thân tàu Iran phía dưới mặt nước hư hại nghiêm trọng .
Vụ tấn công tàu MV Saviz của Iran dường như đã gây ra thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay trong cuộc chiến ngầm trên biển Trung Đông. Ảnh: AP
Hình vệ tinh do công ty Planet Labs chụp ngày 7/4 cho thấy xuất hiện vết rò rỉ dầu ở phía sau con tàu.
Theo những hình ảnh ghi lại phần thiệt hại của tàu MV Saviz do trang web Nournews công bố, nước từ Biển Đỏ đã tràn vào khoang động cơ của tàu và gây ngập bên trong. Trong khi đó, một hình ảnh vệ tinh do công ty Planet Labs chụp ngày 7/4 cho thấy một vết rò rỉ dầu ở phía sau con tàu.
Mặc dù các nhà chức trách Iran miêu tả tàu chỉ gặp hư hại nhỏ song tình trạng ngập nước trong phòng động cơ của tàu Saviz ảnh hưởng đến khả năng cung cấp điện cho chân vịt và khả năng di chuyển tàu. Nếu Iran không thể bơm nước ra ngoài và khắc phục thiệt hại, một tàu khác có thể sẽ cần đến hỗ trợ và thậm chí phải kéo nó về cảng để sửa chữa.
Mất tàu MV Saviz sẽ là một đòn giáng mạnh vào các nỗ lực của Iran nhằm tăng cường sức mạnh tại Biển Đỏ và cuộc chiến ngầm đang diễn ra ở Yemen. Trước đó, quân đội Saudi Arabia nghi ngờ tàu chở hàng này là một căn cứ nổi của lực lượng IRGC.
Tính đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ xác nhận tàu Iran bị tấn công, cả Israel và Iran đều không làm rầm rộ thông tin liên quan đến sự cố này. Tehran vẫn còn những cuộc đàm phán tại Vienna trước mắt để lệnh trừng phạt Mỹ được dỡ bỏ cũng như phải đối mặt hai cuộc tấn công bí ẩn vào năm ngoái được cho là của Israel nhằm vào nhà máy ly tâm tân tiên tại cơ sở hạt nhân Natanz.
Những điều trên cho thấy cuộc chiến ngầm trên biển sẽ còn tiếp tục. Mặc dù các cuộc tấn công trong hai năm trở lại đây không ghi nhận thương vong song lịch sử đã chứng minh loạt vụ tấn công vào những năm 1980 vào tàu chở dầu trên Vịnh Ba Tư đã dẫn tới cuộc chiến hải quân một ngày giữa Iran và Mỹ. Giới quan sát lo ngại bất kỳ sự cố nào tiếp theo đều có nguy cơ gây leo thang căng thẳng khi các nhà ngoại giao ngồi vào bàn đàm phán.
Iran trả tự do cho tàu và thuyền trưởng Hàn Quốc
Ngày 9/4, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Iran đã trả tự do cho tàu và thuyền trưởng tàu Hàn Quốc mà quốc gia Trung Đông này bắt giữ hồi tháng 1.
Tàu chở dầu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc bị Iran bắt giữ. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Tàu MT Hankuk Chemi, cùng với thuyền trưởng và 12 thủy thủ, đã rời cảng Iran từ 6h00 sáng 9/4 (giờ địa phương). Thủy thủ đoàn ở trên tàu để tiến hành bảo dưỡng tàu.
Trước đó, ngày 4/1, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bắt giữ tàu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc với cáo buộc gây ô nhiễm môi trường. Hiện con tàu này đang neo đậu tại một cảng ở Bandar Abbas - thành phố ven biển miền Nam Iran.
Tới ngày 2/2, Bộ Ngoại giao Iran thông báo Tehran đã cho phép thủy thủ đoàn của tàu chở dầu Hàn Quốc được rời khỏi nước này, theo yêu cầu của phía Seoul, trừ thuyền trưởng. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Iran nêu rõ: "Trong một động thái nhân đạo của Iran, thủy thủ đoàn của tàu chở dầu Hàn Quốc bị cáo buộc làm ô nhiễm môi trường tại Vịnh Persia đã được phép rời đi".
Tàu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc bị bắt giữ khi đang thực hiện hải trình từ Saudi Arabia tới Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cùng thủy thủ đoàn gồm 20 người là công dân của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Quyết định của Iran dường như được đưa ra sau khi Seoul đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán với Mỹ về việc sử dụng một phần số tiền của Iran bị phong tỏa tại các ngân hàng của Hàn Quốc do lệnh trừng phạt của Mỹ để thanh toán các khoản nợ Liên hợp quốc của Iran
Mỹ nguy cơ bị phản đòn vì lệnh trừng phạt Không lâu sau khi nhậm chức, Biden trừng phạt Nga và Myanmar, dù biện pháp này dường như không còn phù hợp và mở ra cơ hội cho Trung Quốc. Trừng phạt được cho là công cụ đối ngoại ưa thích của Mỹ khi đối phó với những quốc gia không thể đáp trả họ một cách tương xứng. Trong nửa sau của...