Cuộc chiến ngầm Saudi Arabia Iran ở Yemen khiến giá dầu tăng?
Chiến dịch không kích của Liên minh các quốc gia Ả Rập ở Yemen đang làm dấy lên những quan ngại về an ninh ở khu vực và tuyến đường dẫn dầu…
Chiến dịch không kích phiến quân Houthi của Liên minh các quốc gia Ả Rập mà đứng đầu là Saudi Arabia nhằm “bảo vệ chính quyền hợp pháp” của Tổng thống Yemen Abdu-Rabbu Mansour Hadi đã bước sang ngày thứ 7 trên quy mô lớn và rất hiếm thấy trên chiến trường khu vực Trung Đông từ trước đến nay.
Các nhà phân tích cho rằng, hành động này được xem như là cuộc “chiến ngầm” giữa Saudi Arabia và Iran. Nếu như cuộc không kích lan tỏa ra bên ngoài thì rất có thể dẫn đến cuộc đấu tranh giữa hai giáo phái thuộc dòng Sunni và Shiite trong thế giới Ả Rập.
Cuộc “chiến ngầm” giữa Saudi Arabia và Iran
Ngày 28 tháng 03 năm 2015, phát ngôn viên của chiến dịch không kích, ông Ahmed. ASirui cho biết, máy bay chiến đấu và trang thiết bị thông tin của phiến quân Houthi đã bị phá hủy, mục tiêu của giai đoạn thứ nhất đã hoàn thành. Trong vài ngày tới, nước này sẽ tiến hành phá hủy các tên lửa bên trong lãnh thổ Yemen.
Các nhà phân tích cho rằng, “Chiến dịch Cơn bão quyết định” (Operation Decisive Storm’s) là một canh bạc của Saudi Arabia. Trong chiến dịch này, để đảm bảo cho một thắng lợi, nước này đã huy động một lực lượng lớn về quân sự và cả những nỗ lực chính trị.
Điều tra nguyên nhân cho thấy, phần lớn khu vực biên giới phía nam của Saudi Arabia tiếp giáp với Yemen, nếu như phiến quân Houthi kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của nước này thì rất có thể sẽ có một chính quyền thân Iran ngay ở “sân sau” của Saudi Arabia, đây là điều mà Riyadh không thể chấp nhận được.
Video đang HOT
Lực lượng trung thành với Tổng thống Yemen ở thành phố Aden
Vài tháng trở lại đây, phiến quân Houthi chiếm lĩnh Thủ đô Sanaa của Yemen, Tổng thống Hadi phải bỏ chạy lánh nạn ở miền nam của nước này.
Saudi Arabia và các quốc gia theo dòng Sunni khác đã lên án giáo lãnh đạo phái dòng Shiite của Iran đã cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính lực lượng vũ trang Houthi, tuy nhiên chính quyền Tehran lên tiếng phủ nhận cáo buộc này và cho rằng đây chỉ là hành động hỗ trợ nhân đạo.
Giới bình luận cho rằng, Saudi Arabia luôn tự cho mình là người đứng đầu giáo phái dòng Sunni còn Iran chỉ là một nhà lãnh đạo khu vực dòng Shiite, nguồn gốc mâu thuẫn giữa hai dòng giáo phái này đã có từ rất lâu, nếu Iran có phản ứng mạnh mẽ đối với lần không kích thì quy mô của cuộc xung đột rất có thể sẽ mở rộng ra toàn bộ khu vực.
Theo Abdullah Duka, chuyên gia phân tích chính trị thuộc Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cho rằng, chiến dịch không kích lần này là một cuộc chơi không không khoan nhượng giữa Saudi Arabia và Iran. Nếu như thất bại, Riyadh sẽ mất tầm ảnh hưởng quan trọng đối với khu vực vào tay Iran.
An ninh của những đường ống dẫn dầu
Khu vực phía Nam của Yemen trấn giữ eo biển Bab-el-Mandeb, con đường huyết mạch nối Biển Đỏ và vịnh Aden. Các nhà phân tích nhận định, các xung đột trong khu vực diễn ra căng thẳng sẽ là mối đe dọa đối với tuyến đường vận chuyển quan trọng này.
Phiến quân Houthi trên đường phố thủ đô Sanaa, Yemen
Có khoảng 38% lượng hàng hóa vận chuyển của thế giới phải đi qua eo biển Bab-el-Mandeb và hàng ngày có khoảng 3,8 triệu thùng dầu được vận chuyển qua đây. Điểm đặc biệt là toàn bộ lượng dầu thô suất khẩu sang thị trường châu Á của Saudi Arabia cơ bản đều phải đi qua eo biển này.
Đối với Ai Cập, Bab-el-Mandeb là cánh cửa để tiến vào Biển Đỏ, từ đó tới kênh đào Suez, thông ra Địa Trung Hải. Hành động đe dọa an ninh đối với Yemen sẽ tác động trực tiếp tới eo biển được chính quyền Cairo xem như là “tuyến đường đỏ” này.
Tại phiên thảo luận cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập được diễn ra trong hai ngày (từ 28/3 – 29/3), Tổng thống Ai Cập Al-Sisi cho biết, khu vực này đang phải đối mặt với một mối đe dọa chưa từng có, do đó Cairo tuyên bố tham gia vào hành động không kích chống phiến quân Houthi do Riyadh dần đầu, đồng thời điều thêm bốn chiến hạm đến thực thi nhiệm vụ hỗ trợ tại vịnh Aden.
Cho dù hiện nay Ả Rập và Ai Cập đều phái chiến hạm đến eo Bab-el-Mandeb, hy vọng đảm bảo an ninh cho tuyến đường chiến lược, tuy nhiên, do tính chất quá2 quan trọng của eo biển này, thị trường dầu mỏ vẫn gánh chịu tác động lớn trước tình hình chiến sự đang xảy ra ở đây.
Sau khi Saudi Arabia phát động chiến dịch không kích Yemen được một ngày, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã tăng 5%. Nếu chiến sự diễn ra ngày càng ác liệt hay Saudi Arabia thất bại trong không kích và buộc phải đổ quân vào đây thì trong thời gian tới, giá dầu sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa.
Vai trò quan trọng của eo biển Bab-el-Mandeb ở khu vực sừng châu Phi
Tình hình hỗn loạn, khủng bố cướp đoạt sẽ xảy ra ở Yemen
Các nhà phân tích cũng cho rằng, cuộc khủng hoảng trên quy mô lớn ở Yemen có thể sẽ là một cơ hội để cho các tổ chức khủng bố và tổ chức cực đoan khác tiến hành các hoạt cung cấp vũ khí và trang thiết bị cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Do tình trạng bất ổn ở trong nước, khu vực phía Nam của Yemen xưa nay vốn là “căn cứ” màu mỡ của tổ chức khủng bố và tổ chức cực đoạn khác và luôn trọng tình trạng “vô chính phủ”. Trước đây, tại khu vực này thường xảy ra xung đột giữa phiến quân Houthi và các tổ chức “địa phương”, nhưng bây giờ, phiến quân Houthi lại phải đang vật lộn chống đỡ những trận không kích từ liên quân.
Các nhà quan sát cho rằng hiện nay vì chiến sự ác liệt chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang diễn ra tại Syria và Iraq tạo thành mối đe dọa lớn đối với khu vực, do đó, một số phần tử vũ trang đã nhanh chóng tràn xuống phía Nam để xâm nhập lãnh thổ Yemen.
Khu vực sừng châu Phi luôn bất ổn bởi chủ nghĩa khủng bố cực đoan, cướp biển sẽ tiếp tục gánh thêm nhưng biến động lớn, đặc biệt là Somalia, Djibouti, Ethiopia… Cuộc chiến này sẽ tác động không nhỏ đến các tổ chức khủng bố và cực đoan, có thể chúng sẽ nhân cơ hội gây nên tình trạng hỗn loạn và đe dọa an ninh khu vực.
Theo Đất Việt