Cuộc chiến kiểm soát quân đội của Kim Jong-un
Nhà lãnh đạo Triều Tiên dường như đang tìm cách giảm bớt quyền lực của quân đội nhằm ngăn chặn nguy cơ đảo chính.
Trong suốt 2 năm cầm quyền vừa qua, nhà lãnh đạo trẻ tuổ i Triều Tiên Kim Jong-un đã nhiều lần xáo trộn các vị trí cấp cao trong chính quyền, với mục đích được cho là nhằm kiểm soát lực lượng quân đội quá ư hùng hậu ở đất nước này.
Trong thời gian qua, những vị tướng theo đường lối cứng rắn ở Triều Tiên đã lần lượt bị loại hoặc mất chức, chẳng hạn như Tư lệnh quân đội, Tổng cục trưởng Tổng cục Trinh sát và cả Bộ trưởng Quốc phòng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Hồi tháng 4 năm ngoái, ông Kim Jong-un bổ nhiệm Choe Ryong-hae, một nhân vật không xuất thân từ quân đội giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị quân đội Triều Tiên, đồng thời nhiều lần thay thế các quan chức đứng đầu lực lượng quân đội, an ninh và tình báo.
Các quan chức cấp thấp hơn cũng đã bị giáng chức và sau đó bị trả về nơi công tác cũ, khiến cho ảnh hưởng của họ đối với binh sĩ cũng bị giảm đi đáng kể.
Chuyên gia Lee Soo-seok thuộc Viện Chiến lược An ninh Quốc gia Hàn Quốc cho rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhìn nhận quân đội như một mối đe dọa, bởi quân đội Triều Tiên đã trở nên quá quyền lực nhờ vào chính sách “tiên quân” của cố Chủ tịch Kim Jong-il.
Video đang HOT
Chuyên gia này cho rằng ông Kim Jong-un nhiều lần thay đổi các vị trí cấp cao để “làm suy giảm quyền lực của quân đội và loại trừ các nguy cơ đảo chính”, đồng thời tìm cách nâng cao vai trò của đảng Lao động Triều Tiên trên chính trường nước này.
Cũng theo ông Lee, chiến lược tăng cường năng lực hạt nhân đi đôi với phát triển kinh tế do ông Kim Jong-un đề xướng cũng góp phần làm giảm đáng kể ảnh hưởng của quân đội ở nước này.
Chuyên gia Chung Sung-jang ở Viện Sejong, Hàn Quốc nhận định rằng với chiến lược này, có vẻ như ông Kim Jong-un muốn đoạn tuyệt với chính sách “nhất quân đội, nhì kinh tế” của cha ông vì Kim Jong-un tin rằng ông không thể nắm quyền lâu dài nếu không đạt được những thành quả hữu hình về kinh tế.
Ngoài ra, quyền kiểm soát của quân đội đối với các doanh nghiệp nhà nước ở Triều Tiên cũng đang giảm sút. Một nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc cho biết Kim Jong-un đã chuyển quyền kiểm soát lĩnh vực in tiền từ tay quân đội sang cho đảng Lao động Triều Tiên.
Sự ưu tiên của ông Kim dành cho lĩnh vực kinh tế vượt trội so với quân sự được biểu hiện qua những lần xuất hiện trước công chúng của ông. Hồi năm ngoái, ông Kim xuất hiện với các tướng lĩnh quân đội tới 1/3 số lần xuất hiện trước công chúng, trong khi các sự kiện liên quan đến kinh tế chỉ chiếm 20%. Tuy nhiên đến tháng 10 năm nay, 1/3 số sự kiện ông Kim tham gia có liên quan đến kinh tế, ngang ngửa với quân sự.
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cho rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang tìm cách vượt qua cái bóng của cha mình và tự thiết lập quyền lực cho bản thân bằng cách “sa thải các vị cựu thần nhằm làm suy giảm quyền lực của quân đội đồng thời tăng cường quyền lực cho đảng”.
Theo Yonhap
Ngân hàng "lặng lẽ" thay tướng
Thị trường sắp đón nhận những thay đổi nhân sự quanh vụ hợp nhất giữa PVFC và Western Bank. Còn từ đầu năm 2013 đến nay, nhiều ngân hàng đã có thay đổi lớn trong cơ cấu quản trị, điều hành nhưng lại khá "lặng lẽ" về mặt công bố thông tin trên báo chí.
Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) vừa có thông báo sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông vào ngày 16/3 tới tại TP.Cần Thơ. Nội dung của đại hội là thông qua kế hoạch kinh doanh 2013 và việc hợp nhất với Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC).
Đại hội cũng sẽ thông qua việc miễn nhiệm, bầu thay thế, bổ sung thành viên hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhằm hoàn thiện bộ máy quản trị phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng, phù hợp với sự thay đổi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tái cấu trúc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Theo tờ trình của ngân hàng này, danh sách nhân sự dự kiến bầu vào Hội đồng Quản trị Western Bank sẽ là 5 gương mặt mới, nếu được bầu và đại hội đồng cổ đông thông qua, sẽ thay đổi cả cơ cấu trước đó. Cụ thể, hội đồng quản trị của Western Bank dự kiến có 1 thành viên hội đồng quản trị độc lập, số lượng Ban Kiểm soát là 3 người và Tổng giám đốc là 1 người.
Nguồn tin từ Western Bank cho biết, tại cuộc họp này, ngân hàng sẽ bàn xin ý kiến cổ đông về việc hợp nhất với Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC). Theo đó, ngân hàng sau hợp nhất sẽ sử dụng tất cả cán bộ công nhân viên hiện tại của PVFC và WesternBank vào ngày hợp nhất và ngân hàng hợp nhất sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã được ký trước đây bởi và giữa PVFC và WesternBank với người lao động.
Với những thông tin vừa công bố, có thể dự đoán rằng, thị trường tài chính tiền tệ sắp đón nhận những thay đổi về nhân sự cao cấp tại Ngân hàng Phương Tây cũng như ngân hàng sau sáp nhập.
Bà Dương Thị Mai Hoa rời ghế TGĐ VIB chỉ sau hơn 1 năm nắm quyền
Trước đó, vào cuối tháng 2, thị trường đón nhận thông tin Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) có tổng giám đốc mới. Người thay "ghế" tổng giám đốc của bà Dương Thị Mai Hoa là ông Lê Quang Trung, vốn là Phó Tổng giám đốc khối nguồn vốn và ngoại hối của ngân hàng này. Hiện tại, ông Trung đang nắm quyền Tổng giám đốc tại ngân hàng này.
Được biết, bà Dương Thị Mai Hoa từ nhiệm vị trí chủ chốt tại VIB vì lý do cá nhân. Bà Hoa nắm quyền điều hành ngân hàng VIB được hơn 1 năm (từ tháng 9/2011), sau khi đã trải qua vị trí Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối ngân hàng bán lẻ của VIB.
Hiện ban lãnh đạo của VIB ngoài ghế Tổng giám đốc chính thức đang bỏ trống, ngân hàng có 11 Giám đốc phụ trách các bộ phận, trong đó Giám đốc khối quản trị rủi ro, Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp, khối ngân hàng bán lẻ và quản lý dự án đều là người nước ngoài.
Sau khi rời VIB, bà Dương Thị Mai Hoa hiện giữ chức Tổng giám đốc khối Ngân hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank).
Trước đó, ngày 18/1, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP.HCM (HDBank) cũng đã bổ nhiệm ông Lê Xuân Vũ làm Phó tổng giám đốc của ngân hàng này. Ông Vũ từng là nhân sự cấp cao của Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank)...
Đặc biệt, ngày 7/2/2013, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (TrustBank) đã tổ chức Đại hội cổ đông bất thường, toàn bộ 7 thành viên Hội đồng quản trị và 3 thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2009 - 2013 đã từ nhiệm. 6 thành viên Hội đồng quản trị chính thức đảm nhiệm vai trò quản trị ngân hàng nhiệm kỳ 2009 - 2013 bao gồm ông Phạm Công Danh, ông Phan Thành Mai, ông Mai Hữu Khương, bà Vũ Bạch Yến, ông Trần Hiệp và ông Phạm Trung Dũng - thành viên độc lập. Trong đó phần lớn thành viên đến từ Tập đoàn Thiên Thanh, đặc biệt là vị Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Thiên Thanh - ông Phạm Công Danh.
Còn nhớ, năm 2012, thị trường tài chính tiền tệ từng chứng kiến 1 loạt ngân hàng thay tướng như: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhong Bank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)...
Như vậy, với những chuyển động nhân sự từ một số ngân hàng trên có thể thấy, làn sóng ồ ạt thay tướng tại các ngân hàng năm 2012 đang lan rộng sang năm 2013. Điều đáng nói ở đây là, việc thay đổi nhân sự này không được công bố rầm rộ trên các phương tiện thông tin như trước đây.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc thay đổi nhân sự cao cấp của một số ngân hàng trong thời gian qua có liên quan đến vấn đề tái cơ cấu của ngân hàng cho phù hợp với xu hướng, định hướng phát triển của hội đồng quản trị. Ngoài ra, cũng không ít ngân hàng có nhu cầu thay đổi lãnh đạo do nhu cầu nội bộ và trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng thay tướng còn liên quan tới các vấn đề sáp nhập, hợp nhất.
Theo Dantri
Phó TT Vũ Văn Ninh phụ trách Bộ Tài chính Ngày 19/2, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì cuộc họp giao ban tháng 2 của Bộ Tài chính nhưng không phải ở cương vị Bộ trưởng mà là người thay mặt Chính phủ phụ trách Bộ. Văn phòng Bộ Tài chính cho biết, trước đó, việc bàn giao giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Phó Thủ...