Cuộc chiến… hạt đậu tương, Việt Nam được lợi gì?
Ngay khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bắt đầu, Trung Quốc đã siết chặt hoạt động nhập khẩu một số loại nông sản từ Mỹ như thịt lợn, đậu tương. Trong bối cảnh có vẻ như khó khăn này, nhiều ý kiến cho rằng, không phải ta không tìm thấy cơ hội.
Cuộc chiến… hạt đậu tương
Động thái siết chặt nhập khẩu đậu tương từ Mỹ của Trung Quốc thể hiện ở việc giảm bớt cam kết mua 366.000 tấn đậu tương Mỹ trong vụ mùa sẽ kết thúc vào ngày 31.8 tới và tiếp tục cắt giảm thêm 66.000 tấn vào mùa sau. Điều này chắc chắn sẽ gây áp lực lên việc tiêu thụ đậu tương của Mỹ, vì Trung Quốc là thị trường tiêu thụ đậu tương lớn nhất của Mỹ.
Việt Nam có cơ hội nhập khẩu đậu tương giá rẻ từ Mỹ. Ảnh: T.L
Mỹ đang rốt ráo tìm cách chuyển số hàng dự kiến xuất khẩu sang Trung Quốc tới các nước khác. Đã có khoảng 120.000 tấn dự kiến được xuất khẩu sang Bangladesh và Pakistan.
Thực tế, nông nghiệp, mà cụ thể là ngành sản xuất đậu tương, vẫn được coi là điểm yếu của Trung Quốc trong chiến tranh thương mại Mỹ Trung, bởi cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa thể chủ động được nguồn hạt quan trọng này cho thị trường tới 1,3 tỷ dân. Chỉ tính riêng năm 2017, khoảng 1/3 tổng sản lượng đậu tương của Mỹ được xuất sang Trung Quốc, với giá trị lên đến 14 tỷ USD.
Với phía Mỹ, việc tìm một nơi thay thế để tiêu thụ lượng hàng khổng lồ này cũng không hề dễ dàng. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA, trong mùa vụ 2017 – 2018, Trung Quốc mua 771.000 tấn đậu tương Mỹ và dự kiến trong mùa vụ tiếp theo Trung Quốc sẽ mua khoảng 1,39 triệu tấn.
Những tác động của cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế đã có tác động sớm và mạnh hơn người ta tưởng. Ngay sau khi Trung Quốc quyết định siết chặt hoạt động nhập khẩu đậu tương từ Mỹ, trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago, giá đậu tương giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm. Trao đổi với báo giới Mỹ, một chuyên gia của Trường Đại học Purdue (Mỹ) cho biết, tổn thất đối với nông sản Mỹ là rất lớn, ngay lập tức lợi nhuận của ngành sản xuất đậu tương Mỹ đã giảm hơn 200 USD/ha trong vài tháng qua liên quan đến việc leo thang căng thẳng quan hệ thương mại Mỹ – Trung.
Video đang HOT
Để tránh phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ, Trung Quốc đang vận động nông dân nước này mở rộng diện tích trồng đậu tương dù điều này không hề dễ dàng do quy mô canh tác vẫn còn nhỏ lẻ và tìm đến những miền đất mới như Nga.
Cơ hội mua đậu tương giá rẻ
Đậu tương là một trong những cây trồng chính của Việt Nam. Ảnh: IT.
Cho đến thời điểm này, đậu tương vẫn là một trong những mặt hàng Việt Nam phải nhập khẩu khá nhiều để chế biến thức ăn chăn nuôi. Theo thống kê, nhóm hàng đậu tương nhập khẩu vào Việt Nam sau khi sụt giảm mạnh trên 75% cả về lượng và giá trị trong tháng đầu năm 2018 đã liên tục tăng mạnh cho đến nay (tháng 2 tăng 129%, tháng 3 tăng 18,5% và tháng 4 tăng 48,5%). Chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2018, đậu tương nhập khẩu tăng 22,3% về lượng và tăng 19,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 562.124 tấn, tương đương 242,34 triệu USD.
Mỹ vẫn là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất của Việt Nam. Nhờ có mức giá rẻ nhất thị trường, trung bình 421 USD/tấn, giảm 5,6% so với cùng kỳ, nên lượng nhập khẩu đậu tương từ Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2018 tăng tới 66,8% so với cùng kỳ, đạt 375.100 tấn, đạt kim ngạch 157,93 triệu USD, chiếm 66,7% tổng lượng đậu tương nhập khẩu của cả nước và chiếm 65,2% trong tổng kim ngạch.
Chính vì vậy, việc Trung Quốc cắt giảm khối lượng nhập khẩu đậu tương từ Mỹ, tìm nguồn khác thay thế có thể là cơ hội để các nhà nhập khẩu của Việt Nam chớp thời cơ mua được nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi với giá hời. Điều cần làm ngay lúc này là các ngành chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chuyến hàng được thông quan.
Ông Nguyễn Xuân Dương – quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho rằng, chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hội nhập khẩu đậu tương với giá dễ chịu từ Mỹ, thị trường lớn nhất của chúng ta từ trước đến nay khi nhiều nông sản của Mỹ không còn cửa vào Trung Quốc. Họ bắt buộc phải tìm những thị trường khác để thay thế, trong đó có Việt Nam. Trên thực tế, đã có một chuyến hàng bông từ Mỹ được chuyển đến Việt Nam thay vì đích đến là Trung Quốc như mục tiêu ban đầu.
Bên cạnh việc tìm được nguồn hàng nhập khẩu với giá hời từ Mỹ, nếu chúng ta tổ chức tốt, có thể hình thành được những vùng chuyên canh đậu tương, phục vụ xuất khẩu sang Trung Quốc, vốn là bạn hàng lớn nhất của ta. Đậu tương được coi là một trong những cây trồng chính ở Việt Nam, chỉ xếp sau lúa, ngô vì là nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và cung cấp nguồn đạm thực vật cho người. Tuy nhiên, hiện nay năng suất đậu tương của Việt Nam còn thấp. Theo thống kê, sản lượng đậu tương của Việt Nam trong 6 tháng đầu vụ mùa 2016 – 2017 đạt 69.600 tấn trên diện tích canh tác khoảng 44.900ha; mục tiêu đến năm 2020, diện tích đậu tương cả nước đạt khoảng 166.000ha, sản lượng 265.000 tấn.
Theo Danviet
Ông Trump tính bảo vệ công nghệ Mỹ trước sự thâu tóm của Trung Quốc
Tổng thống Donald Trump ngày 26/6 ngụ ý rằng ông sẽ ngăn cản việc Trung Quốc thâu tóm công nghệ Mỹ thông qua một ủy ban chuyên trách của chính phủ.
Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Hạ viện Mỹ ngày 26/6 đã thông qua dự luật siết chặt các quy định đầu tư từ nước ngoài trong bối cảnh cả hai đảng đều lo ngại về nguy cơ Trung Quốc tìm cách thâu tóm các công nghệ phức tạp của Washington.
Theo Reuters, dự luật đã được Hạ viện Mỹ thông qua với tỷ lệ ủng hộ áp đảo là 400 phiếu thuận và chỉ có 2 phiếu chống. Đây là một trong số các biện pháp đang được chính quyền Tổng thống Donald Trump xem xét để giải quyết những lo ngại về an ninh quốc gia liên quan tới hoạt động thương mại mất cân bằng và sở hữu trí tuệ của Trung Quốc.
Các biện pháp kiểm soát khác của Mỹ bao gồm áp thuế lên nhiều loại hàng hóa, từ nhôm tới ô tô, đồng thời nỗ lực để ngăn chặn sự mở rộng của các công ty viễn thông Trung Quốc như Huawei Technologies và ZTE tại thị trường Mỹ.
Dự luật tại Hạ viện và một phiên bản tương tự tại Thượng viện được thông qua nhằm xoa dịu những lo ngại rằng các công ty Trung Quốc, bao gồm nhiều công ty có liên quan tới chính phủ, đã tìm cách mua lại các công ty sản xuất chất bán dẫn và các công ty công nghệ khác của Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ lo ngại rằng việc để Trung Quốc thâu tóm các công nghệ phức tạp của Mỹ sẽ làm mất đi lợi thế công nghệ của Washington trong các cuộc xung đột trong tương lai.
Cả hai dự luật tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ đều gắn với vai trò của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài (CFIUS), cơ quan phụ trách xem xét các khoản đầu tư từ nước ngoài để đảm bảo rằng chúng sẽ không gây hại cho an ninh quốc gia của Mỹ. Dự luật mới được Hạ viện thông qua sẽ cho phép CFIUS mở rộng thẩm quyền trong việc xem xét các cổ đông thiểu số trong các công ty của Mỹ. Ngoài ra, dự luật cũng đặt trọng tâm chú ý vào các khoản đầu tư có nguy cơ làm rò rỉ các dữ liệu mật của Mỹ cho chính phủ nước ngoài hoặc tiết lộ các thông tin về cơ sở hạ tầng quan trọng như mạng lưới viễn thông.
Một nỗ lực khác của chính quyền Mỹ trong việc kiềm chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc có thể sẽ được công bố vào ngày 29/6 tới khi Bộ Tài chính Mỹ dự kiến ban hành các khuyến cáo về việc hạn chế đầu tư.
"Không để bị đánh cắp"
Phát biểu tại bữa trưa với các nghị sĩ ở Washington ngày 26/6, Tổng thống Donald Trump cho biết CFIUS sẽ giúp ứng phó với việc các công ty nước ngoài muốn thâu tóm các công ty phát triển công nghệ cao của Mỹ. Theo SCMP, ông chủ Nhà Trắng muốn ngụ ý tới các công ty Trung Quốc.
"Chúng ta có công nghệ mạnh nhất thế giới. Mọi người đã sao chép và đánh cắp nó, nhưng chúng ta có những nhà khoa học tuyệt vời, những bộ não tuyệt vời và chúng ta phải bảo vệ điều đó, chúng ta sẽ bảo vệ điều đó. Đó là những gì chúng ta đang làm. Chúng ta có thể làm điều đó thông qua CFIUS. Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm và chúng ta đang giải quyết chúng", ông Trump nói.
"Chúng ta phải bảo vệ các công ty này. Chúng ta sẽ không để cho mọi người đánh cắp công nghệ", tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Trước đó, Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế 25% đối với 50 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu của Trung Quốc và biện pháp này sẽ có hiệu lực vào tuần tới. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng dọa sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi trừng phạt, có thể nhắm mục tiêu tới 450 tỷ USD giá trị hàng hóa của Bắc Kinh. Hồi cuối tháng 5, ông Trump từng nói rằng Mỹ đưa ra kế hoạch đối phó với Trung Quốc do lo ngại về việc các công ty Trung Quốc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và ép các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ như điều kiện tiên quyết để hợp tác.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày một leo thang Tổng thống Donald Trump đang có kế hoạch công bố những biện pháp mới trong tuần này nhằm ngăn cản công ty Trung Quốc đầu tư vào các doanh nghiệp công nghệ của Mỹ, đồng thời cấm xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc. Động thái này có thể đưa cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vào tình thế "không thể đảo...