Cuộc chiến giữa Donald Trump và các ông trùm công nghệ Mỹ
Do có quan điểm kinh tế đối nghịch, giới công nghệ Mỹ đang đẩy mạnh cuộc chiến chống lại ứng viên chính thức của đảng Cộng hòa.
Một nhóm 145 nhà lãnh đạo công nghệ hàng đầu của Mỹ mới đây đồng loạt ký vào bức thư ngỏ phản đối việc ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump có thể được bầu trở thành Tổng thống Mỹ, đẩy cuộc chiến giữa những doanh nhân thuộc thung lũng Silicon và tỷ phú New York sang một giai đoạn mới quyết liệt hơn, theo Telerama.
Ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump và người ủng hộ. Ảnh:Reuters
Theo chuyên gia phân tích chính trị Mỹ Romain Jeanticou, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đối đầu giữa lãnh đạo làng công nghệ Mỹ và ông trùm bất động sản bắt nguồn từ quan điểm kinh tế khác biệt của hai bên.
“Tôi sẽ buộc hãng Apple sản xuất các sản phẩm của họ trên đất Mỹ chứ không phải ở Trung Quốc”, ông Trump từng tuyên bố trong lễ ăn mừng chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ.
Ngay lập tức, quan điểm này vấp phải sự chỉ trích của Tổng thống Barack Obama, người dành sự ưu ái đáng kể đối với lĩnh vực công nghệ cao trong suốt hai nhiệm kỳ tại Nhà Trắng. Ông Obama cho rằng đề xuất của tỷ phú bất động sản là thiếu hợp lý và không mang tính bền vững đối với nền kinh tế hiện đại của Mỹ.
“Apple tạo ra sự thịnh vượng cho Mỹ không phải bằng các nhà máy sản xuất của họ mà là bằng đầu óc nghiên cứu và thiết kế, những yếu tố làm nên giá trị gia tăng cho nền kinh tế của chúng ta”, nhà kinh tế Dale Jorgenson Wired giải thích.
Jeanticou cho rằng, cả ông Trump và ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton đều đưa ra lời hứa tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người Mỹ. Tuy nhiên, trong khi bà Clinton chú trọng đến việc đẩy mạnh các ngành “công nghệ tương lai”, ông Trump lại quan tâm đến việc tăng cường các ngành công nghiệp truyền thống, từng một thời mang lại sức mạnh cho Mỹ, như sản xuất thủ công nghiệp, năng lượng và luyện kim.
Chính vì lập trường này, ông trùm bất động sản đã có nhiều động thái tấn công nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của các ông lớn trong làng công nghệ Mỹ. Ông Donald Trump từng tuyên bố nếu đắc cử, sẽ hủy bỏ visa H-1B, loại visa tạo nhiều điều kiện cho người nước ngoài có trình độ làm việc tại Mỹ. Đây là hành động được cho là nhắm vào Facebook và Google, hai ông lớn thường xuyên phải dựa vào visa này để tuyển chọn nhân tài, tăng cường chất xám cho nguồn nhân lực.
Tỷ phú 70 tuổi cũng có những phát ngôn chỉ trích trực tiếp hãng mua bán trực tuyến Amazon khi cho rằng hoạt động của hãng này sẽ nhanh chóng sụp đổ nếu hãng phải đóng thuế theo đúng quy định, ám chỉ Amazon đang nhận được nhiều ưu đãi bất hợp lý từ chính phủ.
Ứng viên đảng Cộng hòa cũng không bỏ lỡ cơ hội để công kích gay gắt, kêu gọi người dân Mỹ tẩy chay Apple, khi hãng này từ chối mở khóa Iphone của nghi phạm xả súng ở San Bernardino theo đề nghị của FBI.
Cuộc phản công của giới công nghệ
Video đang HOT
Tổng giám đốc điều hành Apple Tim Cook (phải). Ảnh: AFP
Không khoanh tay để bị chèn ép, trong tháng ba, một loạt các ông trùm công nghệ như Tim Cook (CEO Apple), Larry Page (đồng sáng lập Google), Elon Musk (Tesla Motor) bí mật gặp gỡ một số thành viên đảng Cộng hòa nhằm bàn cách ngăn chặn đà tiến của tỷ phú bất động sản.
Cuộc gặp diễn ra tại một hòn đảo ngoài khơi bờ biển bang Georgia, không có sự góp mặt của báo giới, và thông tin chi tiết không được tiết lộ. Tuy nhiên một số nguồn tin cho biết các thành viên tham gia bàn bạc nhiều phương thức nhằm ngăn chặn chiến thắng của Donald Trump.
Ông chủ của Facebook, Mark Zuckerberg, là người đầu tiên công khai chỉ trích Donald Trump, tuy không nêu đích danh ứng viên đảng Cộng hòa, hồi tháng 4.
“Tôi nghe thấy những tiếng nói sợ hãi kêu gọi xây dựng các bức tường ngăn cách với những người họ gán cho tiếng xấu để ngăn chặn tự do ngôn luận, để làm chậm quá trình nhập cư, làm thương mại đi xuống và trong một số trường hợp thậm chí là cắt luôn internet. Thay vì xây tường, chúng ta có thể giúp xây cầu”, Mark Zuckerberg tuyên bố.
Danh sách những người ký tên trong bức thư ngỏ phản đối Trump mới đây có rất nhiều người nổi tiếng và có ảnh hưởng trong giới công nghệ như đồng sáng lập Irwin Jacobs của Qualcomm, đồng sáng lập Dustin Moskovitz của Facebook, Steve Wozniak đồng sáng lập Apple, nhà sáng lập Stewart Butterfield của Flickr và ứng dụng Slack.
Họ cáo buộc các chiến dịch tranh cử của ứng viên đảng Cộng hòa đều dựa trên sự căm phẫn, cố chấp và sợ hãi những ý tưởng mới, những con người mới, đồng thời khẳng định tầm nhìn và quan niệm của Donald Trrump sẽ chống lại cái mới, phong trào tự do và hợp tác hiệu quả với các nước trên thế giới. Đó đều là những thứ rất quan trọng giúp cho ngành công nghiệp công nghệ cao và nền kinh tế Mỹ phát triển hơn nữa.
Gần đây nhất, trong khi Google và Facebook vẫn tham gia tài trợ cho đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa nhằm giữ chân khách hàng, các ông lớn công nghệ khác như Apple, Microsoft và Tesla Motor quyết định giảm hoặc ngừng cung cấp tiền cho sự kiện.
“Các hãng công nghệ lớn vẫn thường hoạt động một cách độc lập, và Nhà Trắng hiếm khi can thiệp quá nhiều vào phương thức vận hành của các tập đoàn này. Việc tham gia của những người đứng đầu thung lũng Silicon vào vấn đề chính trị của nước Mỹ như trong năm nay là một sự kiện chưa từng có, báo hiệu một giai đoạn phức tạp của nền kinh tế lớn nhất thế giới”, Jeanticou khẳng định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Thâm Quyến: từ thiên đường hàng nhái đến thành phố công nghệ
Khởi nguồn là nơi cung cấp các sản phẩm nhái, Thâm Quyến giờ đây đã lột xác trở thành trung tâm công nghệ cao của thế giới.
Thâm Quyến lột xác ngoạn mục từ "thiên đường hàng nhái" thành trung tâm công nghệ cao thế giới.
Ngày nay, Thâm Quyến thường được gọi là "nhà máy của thế giới", "Thung lũng Silicon mới", hoặc "thành phố trong mơ của nhà sản xuất".
Thành phố này có hệ sinh thoái hoàn chỉnh cung cấp mọi thứ cần thiết cho các công đoạn sản xuất thiết bị điện tử tại chỗ. Thâm Quyến cũng thành nơi quy tụ nhiều nhà sản xuất công nghệ cao, các công ty khởi nghiệp và cả những nhà đổi mới công nghệ toàn cầu muốn gặt hái thành công.
Huawei, ZTE và Tencent đều "lớn lên" tại đây, bên cạnh rất nhiều công ty khác đang theo "gót chân Achille" này.
Cách đây 35 năm, Thâm Quyến có vỏn vẹn 30 ngàn dân, với làng mạc và ruộng đồng. Ngày nay, dân số Thâm Quyến đã đạt mốc 12 triệu người.
Theo thống kê, 90% thiết bị điện tử của thế giới được sản xuất tại đây. Hàng chục nghìn nhà máy, 5.000 nhóm tích hợp sản phẩm và hàng nghìn xưởng thiết kế, thành phố này đã trở thành cửa ngõ của những thứ liên quan tới mạch điện, chip, đèn LED và màn hình cảm ứng.
Thâm Quyến cũng là "nhà" của 20% tiến sĩ Trung Quốc, là nơi có số người làm chủ doanh nghiệp cao nhất nước và có số tỉ phú cao hơn bất cứ đâu ở đất nước tỷ dân. Năm 2014, tạp chí Economist xếp hạng Thâm Quyến là nơi tốt nhất thế giới để thành công bằng con đường sản xuất, sáng tạo phần cứng.
Ngành công nghiệp điện tử Thâm Quyến đạt được sự phát triển vượt bậc từ thời hoàng kim của điện thoại di động. Năm 2003, Nokia và Motorola là ông hoàng trong ngành này. Mỗi sản phẩm họ làm ra đều được coi là chuẩn mực và được bán với giá không hề rẻ, từ 600 - 800USD.
Thâm Quyến nhanh chóng nhận ra cơ hội này. Với khả năng thiết kế, sản xuất và bán những chiếc điện thoại di động có giá rẻ hơn rất nhiều, chỉ khoảng 100 USD. Thâm Quyến nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Từ thiên đường hàng nhái
Với hơn 20 trung tâm thiết bị điện tử trên diện tích 21 triệu m2, Huaqiangbei được coi là trái tim của ngành công nghiệp điện tử Thâm Quyến. Khu chợ điện tử này cũng được xem là "thiên đường hàng nhái", có thể cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh hoặc mọi linh kiện điện tử cần thiết để các công ty tự tạo ra sản phẩm riêng.
Hàng điện tử được bán tại các shop trong khu chợ điện tử Huaqiangbei, Thâm Quyến.
Thâm Quyến có mạng lưới tập trung hàng chục nghìn nhà máy và các xưởng sản xuất hàng nhái chuyên nghiệp. Các sản phẩm bắt chước mẫu mã thường được gọi bằng cái tên "shanzhai". Theo giới phân tích, chính "shanzhai", chứ không phải Apple, là thủ phạm khiến các "tượng đài công nghệ" như Motorola và Nokia sụp đổ.
Shanzhai là hệ sinh thái cộng tác bao gồm các nhà sản xuất sẵn lòng làm bất cứ sản phẩm nào dễ bán. Nếu là điện thoại, thì đó sẽ là iPhone hoặc các thương hiệu smartphone "hot" khác. Tất cả thiết kế, danh sách vật liệu và quy trình sản xuất đều được các nhà sản xuất chia sẻ với nhau.
Ở đây, hoàn toàn không có khái niệm về sở hữu trí tuệ. Họ có thể phát triển, sản xuất, bán ra thị trường những sản phẩm mà không có bất cứ thương hiệu (theo đúng nghĩa) nào có thể làm được. Đây là lực lượng hùng hậu có lúc lên tới 25.000 công ty, sản xuất 1/4 điện thoại di động cho cả thế giới.
Dây chuyển sản xuất Apple Watch nhái tại Thâm Quyến.
Tới trung tâm đổi mới công nghệ
Tuy nhiên, shanzhai không đơn thuần chỉ có nhái y nguyên sản phẩm. Họ cũng tìm cách cải tiến và chỉ nhái những điểm mạnh, đồng thời biết cân đối với chi phí bỏ ra. Dễ nhận thấy nhất là những chiếc điện thoại 2 SIM, loa ngoài cực lớn, tích hợp đèn UV để phát hiện tiền giả, và pin có thể dùng hơn một... Đó là những cải tiến rất đáng học hỏi.
Hệ sinh thái shanzhai đã tạo ra nhiều thương hiệu đổi mới toàn cầu. Chỉ cách đây 5 năm, các nhà sản xuất điện tử Trung Quốc luôn bị coi là lừa đảo với lợi thế duy nhất là sản phẩm giá rẻ. 70% smartphone bán tại Trung Quốc thời đó là từ 3 thương hiệu nước ngoài.
Giờ đây, tất cả đã thay đổi. 8 trong tổng số 10 thương hiệu smartphone hàng đầu Trung Quốc là công ty Trung Quốc. 3 trong số này đang đứng trong top 6 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Chất lượng cải thiện cộng với marketing được thực hiện tốt hơn đã giúp nâng cao đáng kể vị thế của thương hiệu smartphone Trung Quốc.
Từ bên trên, chính sách cũng chuyển dịch theo hướng hỗ trợ phát triển khu công nghệ cao trưởng thành hơn. Chính phủ nước này khuyến khích sáng tạo và tăng trưởng kinh thế theo hướng mới. Các nhà sản xuất thì điều đó có nghĩa là phải tự đổi mới, tìm hướng đi mới để không mang tiếng copy ý tưởng nước ngoài.
Các nhà sản xuất tại trung tâm hỗ trợ đổi mới Hax, Thâm Quyến.
Vài năm trở lại đây, Thâm Quyến đã cung cấp nhiều khoản hỗ trợ lớn cho các ý tưởng đổi mới, trong đó có hội thảo chia sẻ ý tưởng, các khoản vay lãi suất thấp hoặc không lãi xuất, ủng hộ thiết bị cho các hội chợ công nghệ và thu hút sự quan tâm nhiều hơn của giới truyền thông.
Cùng với đó là các trung tâm đổi mới như Hax, Shenzhen Open Innovation Lab và Chaihuo, giúp cung cấp sự hỗ trợ cho các nhà đổi mới công nghệ trên khắp thế giới muốn khởi nghiệp từ Thâm Quyến.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Giới công nghệ sẽ sớm có những nghìn tỷ phú USD Các nghìn tỷ phú sẽ là tương lai không thể tránh khỏi của ngành công nghệ, khi số tiền kiếm được bằng các cải tiến mới ngày càng khổng lồ. Với trị giá tài sản ước tính khoảng 75 tỷ USD, Bill Gates - người giàu nhất hành tinh, sẽ phải cần thêm 925 tỷ USD để trở thành một trillionaire - nghìn...