“Cuộc chiến giành lại vỉa hè”: Chủ tịch TP.HCM khen quận 1 “làm được”!
Theo đánh giá của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, quận 1 lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè trong thời gian vừa qua rất được người dân đồng lòng.
“Hoan nghênh quận 1 đã làm tốt công tác lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè. Tuy nhiên, tôi lưu ý là việc xử lý phải đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nói.
Sáng 31/3, UBND TP.HCM đã tổ chức buổi họp đánh giá tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội và thu chi ngân sách quý I năm 2017.
Theo số liệu thống kê của Công an TP.HCM, trong quý I không xảy ra vụ ùn tắc giao thông trên 30 phút. Tuy nhiên tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ ùn tắc giao thông luôn rình rập và có thể xảy ra ở hầu hết các tuyến giao thông trục, trọng yếu.
Báo cáo thêm về tình hình giao thông trên địa bàn TP.HCM, ông Bùi Xuân Cường – Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết thêm, trong thời gian vừa qua, Sở GTVT TP.HCM đã phối hợp với Công an TP.HCM để lên kế hoạch phân luồng 37 điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Và lực lượng CSGT các địa phương đã phối hợp ra quân theo 3 cấp độ.
“Chúng tôi cũng đang nghiên cứu nhiều giải pháp giảm ùn tắc giao thông, trong đó có nhiều giải pháp sẽ ảnh hưởng tới phương tiện cá nhân và đẩy mạnh hoạt động của phương tiện công cộng, như giới hạn thời gian di chuyển theo giờ hay phân làn dành riêng cho xe buýt,…”, ông Cường nói.
Video đang HOT
“Quận 1 lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè trong thời gian vừa qua rất được người dân đồng lòng”, Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá. Trong ảnh là ông Đoàn Ngọc Hải – Phó Chủ tịch UBND quận 1 đang dẫn đầu đoàn công tác lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè.
Nghe Giám đốc Sở GTVT TP.HCM báo cáo, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo, lãnh đạo các quận, huyện phải phối hợp với các sở ngành, đặc biệt Sở GTVT để tổ chức các lại chợ tạm, chấn chỉnh tình trạng xe dù, bến cóc gây ảnh hưởng tới tình hình giao thông của thành phố.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cũng nêu ra một trường hợp liên quan tới xe dù, bến cóc đang tồn tại trên đường Mai Chí Thọ. “Xe Toàn Thắng đậu dọc đường Mai Chí Thọ, không ngày nào là không gặp, gây ảnh hưởng rất lớn. Tôi đề nghị các đồng chí chủ tịch các quận, huyện, các ban ngành liên quan phải giải quyết vấn đề này”, ông Phong nói.
“Mà cái này không phải đánh trống bỏ dùi. Khoảng 1 – 2 tuần nữa tôi cũng sẽ bố trí nghe lại báo cáo tình hình lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè như thế nào. Cách đồng chí đừng làm theo phong trào, theo chiến dịch là không được!”, ông Phong nhấn mạnh.
Theo đánh giá của Chủ tịch UBND TP.HCM, riêng quận 1 lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè trong thời gian vừa qua rất được người dân đồng lòng. Sau đó một số quận khác cũng đã ra quân đồng bộ.
“Tôi đánh giá công tác này đã đạt được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, những địa phương nào đã đạt được kết quả tốt phải tiếp tục có giải pháp không để tái lặp, sắp xếp kinh tế vỉa hè, quy hoạch cho người bán hàng rong như thế nào”, ông Phong nói.
TP.HCM nghiên cứu tổ chức nhiều đường một chiều Liên quan tới nhóm giải pháp phân luồng, phân tuyến để giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, Sở GTVT TP.HCM cho biết thêm, hiện TP.HCM đang xem xét tổ chức phân luồng phân tuyến lại một số tuyến đường. Trong đó có đề xuất chuyển các tuyên đương Công Hoa, Trương Chinh, Hoang Văn Thu, Hai Ba Trưng, Pham Ngoc Thach, Trân Quôc Thao, Phan Văn Tri, Lê Quý Đôn,… thanh đường môt chiêu. Dự kiến tổ chức làm vòng xoay lớn tại nút giao thông Đường Cộng Hòa – Trường Chinh – Hoàng Văn Thụ và cho lưu thông một chiều theo hướng Trường Chinh – Hoàng Văn Thụ – Cộng Hòa. Tại đường Phan Văn Trị – Lê Quang Định, dự kiến đường Lê Quang Định sẽ lưu thông một chiều từ Phạm Văn Đồng đến Phan Văn Trị; còn đường Phan Văn Trị sẽ lưu thông một chiều từ Lê Quang Định đến Phạm Văn Đồng. Đối với đường Hai Bà Trưng – Phạm Ngọc Thạch, dự kiến đường Hai Bà Trưng se lưu thông một chiều từ Công trường Mê Linh đến Võ Thị Sáu; đường Phạm Ngọc Thạch thanh một chiều từ Võ Thị Sáu đến Lê Duẩn. Thành phố cũng đã tổ chức lại đường Điện Biên Phủ (từ vòng xoay Lý Thái Tổ đến chân cầu Sài Gòn) và đường Võ Thị Sáu (từ vòng xoay Dân Chủ đến Đinh Tiên Hoàng) để thí điểm bố trí làn riêng cho xe buýt. Nếu thành công, thành phố sẽ triển khai trên các đường Trường Chinh, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Văn Trỗi, Xa lộ Hà Nội (đoạn từ cầu Sài Gòn đến khu du lịch Suối Tiên), Phạm Văn Đồng…
Theo Danviet
Ông Đoàn Ngọc Hải nói về việc phá bậc tam cấp chiếm vỉa hè ở nhà hát 100 tuổi
Ông Đoàn Ngọc Hải khẳng định làm đúng khi chỉ đạo tháo dỡ 2 bậc tam cấp chiếm vỉa hè ở nhà hát Công nhân và cho rằng phần công trình vi phạm phần đường của người đi bộ là do làm thêm sau này.
2 bậc tam cấp của nhà hát Công nhân chiếm vỉa hè bị ông Đoàn Ngọc Hải chỉ đạo tháo dỡ
Liên quan đến việc ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM chỉ đạo đoàn liên ngành quận 1 tháo dỡ hai bậc tam cấp chiếm vỉa hè của nhà hát Công nhân trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1) vào tối 22/3 có một số ý kiến cho rằng ông Hải quá cứng rắn khi cho tháo dỡ phần công trình chiếm vỉa hè của nhà hát cả trăm tuổi này.
Tuy nhiên, ông Hải cho biết đã căn cứ vào lộ giới và tư liệu hình ảnh của rạp hát trước đây để xử lý sai phạm. "Hai bậc tam cấp chiếm vỉa hè tôi chỉ đạo tháo dỡ tại nhà hát Công nhân là do làm thêm sau này. Nguyên thủy chỉ có 3 bậc mà thôi", Phó chủ tịch quận 1 nói.
"Tôi làm đúng theo quy định, phía nhà hát cũng không có ý kiến gì", ông Hải khẳng định việc tháo dỡ bậc tam cấp nhà hát Công nhân theo phương châm lấn một tấc cũng phải đập để trả lại vỉa hè cho người đi bộ, nhằm bảo vệ an toàn cho người đi trên vỉa hè, góp phần cùng TP chỉnh trang diện mạo đô thị.
Theo vị lãnh đạo UBND quận 1, trừ những công trình nằm trong diện bảo tồn, còn tất cả các công trình không nằm trong diện bảo tồn nếu chiếm vỉa hè đều phải tháo dỡ.
Hiện hai bậc thềm sau khi bị lực lượng chức năng quận 1 tháo dỡ, phía nhà hát Công nhân đã cho người láng lại bằng xi măng. So với trước đây, vỉa hè đã rộng thêm được 0,5m.
Và hình ảnh hiện tại vỉa hè đã rộng hơn 0,5m so với trước đây.
Theo tìm hiểu của, nhà hát Công nhân, được xây dựng từ thập niên 40 của thế kỷ trước. Đây là một trong những công trình kiến trúc, văn hóa và lịch sử của TP.HCM. Nhà hát có công năng phục vụ biểu diễn đa năng như sân khấu, chiếu phim... Với 3 tầng khán phòng và sức chứa hơn 1,200 khách, từng được mệnh danh là "thánh đường cải lương".
Trong năm 2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có kế hoạch đề xuất cải tạo rạp hát Công Nhân. Qua đó, UBND TP.HCM đã giao CTCP Tập đoàn C.T nghiên cứu lập đề xuất dự án đầu tư cải tạo, xây dựng mới công trình văn hóa tại rạp Công Nhân cùng với rạp Lao Động A-B theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BOT) từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp.
Theo Danviet
Ông Đoàn Ngọc Hải tạm vắng, ô tô đỗ đầy đường cấm ở quận 1 Bật đèn báo hiệu dừng khẩn cấp, nhiều ô tô đỗ trên lòng đường mà không có người bên trong. Một số ô tô bật đèn tín hiệu dừng khẩn cấp và dừng ngay dưới biển báo cấm đỗ xe. Khi lực lượng chức năng tới nơi, nếu có người trong xe thì họ sẽ được yêu cầu di chuyển khỏi vị trí...