Cuộc chiến giành giật châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc Kỳ 3

Theo dõi VGT trên

Khi cùng nhận ra “dung nhan” thật của người tình, với bản chất thật sự của nó, đằng sau lớp son phấn giả tạo bắt đ.ầu r.ơi rớt, cả hai đều có những “ứng xử” đối phó.

Với Mỹ, đó là một chính sách gồm ba bước. Với Trung Quốc là bắt đầu xây dựng chiến lược mới. Cách chọn lựa những gì cần làm và cách dứt khoát như thế nào những gì cần loại bỏ trong các đề mục của đối sách đối ngoại ở bối cảnh mới của mối quan hệ sẽ là những yếu tố quyết định thành bại, nếu không muốn nói là mang tính sinh tử, đối với cả hai…

Bài 3: Điều chỉnh và tái cân bằng

Duy trì cân bằng

Với cái thế đang lên như rồng cuốn của Trung Quốc, cùng sự gắn kết móc xích kinh tế giữa Mỹ và nước này, Washington hiểu rằng sẽ là hạ sách nếu cố kiềm tỏa Bắc Kinh bằng chính sách cô lập triệt để như từng dùng thời Chiến tranh lạnh với Liên Xô và Đông Âu. Cho nên, phương án được chọn của Mỹ là tìm cách cân bằng. Cân bằng tốt sẽ là cách hữu hiệu để gián tiếp khống chế.

Cuộc chiến giành giật châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc Kỳ 3 - Hình 1
Ấn Độ là một chọn lựa trong thế trận khống chế Trung Quốc của Washington (ảnh: Tổng thống Bush và Thủ tướng Manmohan Singh tại New Delhi, tháng 3/2006)

Thứ nhất, đó là triển khai mạnh sự hiện diện quân sự tại Thái Bình Dương. Đấu pháp này thật ra không phải bắt đầu sau khi Barack Obama ngồi ghế tổng thống (năm 2009) mà đã hình thành từ thời Bill Clinton, khi Clinton tiên liệu được sức mạnh mang tính đe dọa quyền lợi Mỹ của Trung Quốc tại đấu trường châu Á, đã quyết định duy trì một lực lượng ổn định với tối thiểu 100.000 quân tại Châu Á – Thái Bình Dương. Sang thời George W. Bush, trái với nhiều nhận định rằng, Bush đã bỏ lỏng châu Á cho Trung Quốc khi dồn lực vào cuộc chiến chống k.hủng b.ố, chính nội các Bush mới là nơi khai sinh khái niệm “tái phối trí”, khi Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld triển khai mạnh chương trình tái phối trí lực lượng quân sự Mỹ khắp toàn cầu với sự tăng cường hiện diện khá rõ nét tại châu Á. Quân đội Mỹ được phân bổ dàn rộng hơn (không tập trung ở những căn cứ truyền thống như Okinawa và Hàn Quốc), với yếu tố tác chiến cơ động được đề cao – như lời Đô đốc William J. Fallon giải thích: “Chúng tôi đưa lực lượng mình đến những nơi mà chúng tôi nghĩ có thể sử dụng mà không cần phải xin phép bất kỳ ai”.

Đến trước khi Bush rời Nhà Trắng, hải quân lẫn không quân Mỹ đều đã tăng cường những đơn vị tinh nhuệ có khả năng chiến đấu cao nhất đến Thái Bình Dương. Năm 2007, lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh lạnh, hơn 1/2 tàu chiến của Mỹ đã được điều động đến Thái Bình Dương, trong đó có 6 (trong tổng số 11) hàng không mẫu hạm; gần như tất cả 18 chiếc khu trục hạm lớp Aegis (có khả năng b.ắn chặn tên lửa); 26 (trong tổng số 57) tàu ngầm tấn công… Cùng lúc, không quân cũng chuẩn bị triển khai các phi đội chiến đấu cơ F-22, oanh tạc cơ B-2 và máy bay do thám không người lái Global Hawk… Năm 2007, Tư lệnh trưởng Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Đô đốc Timothy Keating, đã nói thẳng: “Chúng tôi phải duy trì khả năng vượt trội tại bất kỳ hoàn cảnh nào và bất kỳ môi trường nào. Không có ngoại lệ”.

Thứ hai, đó là việc tăng cường liên kết đồng minh. Một lần nữa, điều này cũng được dàn dựng vào thời Clinton và tiếp tục duy trì thời Bush. Năm 1997 rồi lần nữa vào năm 2005, giới chức Mỹ – Nhật đã thảo luận sâu về vấn đề hợp tác quốc phòng cũng như tìm cách tháo gỡ rào cản pháp lý liên quan việc mở rộng quân đội Nhật (vốn bị hạn chế bởi Hiến pháp Nhật được soạn sau Thế chiến thứ hai). Để tránh bị quy kết can thiệp nội bộ Tokyo, nội các Bush đã ngầm ủng hộ nhóm chính trị gia Nhật kêu gọi sửa đổi Hiến pháp. Ngoài Nhật, Washington cũng mở rộng liên kết hợp tác quân sự với Australia và một số nước trong đó có Philippines, Singapore và Thái Lan… Năm 1998, Singapore thậm chí đồng ý chi trả tổn phí xây một hải cảng đủ lớn để chứa hàng không mẫu hạm Mỹ (khánh thành năm 2001). Năm 2003, Singapore và Mỹ tiếp tục mở rộng hợp tác quốc phòng… Với Ấn Độ, bang giao Washington – New Delhi từng có lúc căng thẳng sau khi Ấn thử nghiệm bom nguyên tử năm 1998. Đến thời Bush, quan hệ Mỹ – Ấn được tái lập. Vài tháng sau vụ k.hủng b.ố Mỹ 11/9/2001, Washington đã bày tỏ “thiện chí” cụ thể (xóa cấm vận; mở rộng hợp tác an ninh – tình báo – quốc phòng; tập trận chung; bán vũ khí…). Mỹ muốn Ấn phải mạnh. Một láng giềng sát nách Trung Quốc, với nguồn lực kinh tế lẫn quân sự đủ lớn, sẽ là một thách thức thật sự, nếu không muốn nói là một đe dọa “kỳ đà cản mũi”, đối với kế hoạch bành trướng và thống trị châu Á của Bắc Kinh.

Thứ ba, đó là sự hạn chế đà phát triển của quân đội Trung Quốc. Đây là bài toán thật sự hóc búa đối với Mỹ. Làm thế nào để tăng cường xuất khẩu Mỹ (sang Trung Quốc) mà không làm ảnh hưởng an ninh quốc gia? Mặt hàng nào nên được xếp vào nhóm “nhạy cảm”? Cho đến nay, câu hỏi này, được đặt ra từ năm 1989, tới giờ vẫn chưa có câu trả lời thỏa mãn hay một giải pháp thật sự khả dĩ mang lại cảm giác an toàn. Sau sự kiện Thiên An Môn, Tổng thống George H. Bush (Bush – bố) đã áp đặt lệnh cấm vận toàn diện đối với các thương vụ vũ khí sát thương dành cho Trung Quốc; đồng thời thuyết phục các nước đồng minh áp dụng tương tự. Năm 1991 và một lần nữa vào năm 1993, Bush-bố rồi Clinton đã chặn đứng việc xuất khẩu vệ tinh cho Trung Quốc. Tuy nhiên, khi miếng bánh thị trường Trung Quốc đang bị mất dần vào tay Nhật và châu Âu, giới doanh nghiệp Mỹ liên tục vận động hậu trường để được Washington cho “xả cảng”. Vậy là, trong suốt thập niên 90, dù ngày càng có nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại sự bành trướng quân đội Trung Quốc, Bộ Thương mại Hoa Kỳ vẫn phải chuẩn y hàng trăm giấy phép bán những kỹ thuật kép cho Trung Quốc trong đó có bán dẫn, máy móc chính xác cao và những thiết bị kiểm định đặc biệt. Những mặt hàng này, như sau này được biết, đã chạy thẳng đến các nhà máy và phòng thí nghiệm quân sự Trung Quốc, để từ đó tạo ra những radar quân sự, tên lửa hành trình và vũ khí hạt nhân…

Tuy vậy, về tổng thể, Clinton lẫn Bush-con đều cố kiểm soát tình hình bất kỳ khi nào có thể. Năm 2004, một cuộc tranh luận về việc tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Trung Quốc một lần nữa lại bùng lên tại châu Âu. Với chính giới châu Âu, lệnh cấm vận 15 năm dành cho Trung Quốc đã làm thiệt hại đáng kể ngành công nghiệp quốc phòng và không gian của họ. Đã đến lúc phải gạt bỏ tư tưởng hoài nghi dành cho Bắc Kinh – châu Âu đề nghị. Suýt chút nữa thì chiến dịch vận động xóa cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc của châu Âu đã thành công, nếu nội các Tổng thống Bush-con không quyết liệt can thiệp vào giờ chót…

Bất chiến tự nhiên thành

Giáo sư Thời Ân Hoằng, Trưởng khoa Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Đại học Nhân Dân Trung Quốc nhận định rằng, Bắc Kinh nên lợi dụng lợi điểm xu thế Trung Quốc đang lên để thiết lập một vị thế “siêu hạng” hoặc “gần siêu hạng” về chính trị, quân sự, ngoại giao và ảnh hưởng kinh tế, lên ngoại vi của Trung Quốc, đặc biệt Đông Á. Tương tự, Môn Hồng Hoa, chiến lược gia thuộc Trường Đảng Trung ương, cũng nói rằng, sự thống trị khu vực của Trung Quốc không chỉ là yếu tố quan trọng sống còn mà còn là mục tiêu tối thượng cho tương lai. Hướng đi của Bắc Kinh – họ Môn phân tích – là phải đạt được ảnh hưởng toàn cầu bằng cách trở thành sức mạnh thống trị tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Từ bàn đạp châu Á, sự thống trị của Trung Quốc mới có thể dự phóng ra thế giới

Video đang HOT

Cuộc chiến giành giật châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc Kỳ 3 - Hình 2

Đến cuối nhiệm kỳ hai của Tổng thống George W. Bush, quân đội Mỹ đã hiện diện tại châu Á với lực lượng lớn nhất từ sau Chiến tranh lạnh (ảnh: Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tại Trân Châu Cảng, Hawaii)

Nói cách khác, mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc là phải trục Mỹ khỏi sân chơi Đông Nam Á, một cách gián tiếp, không đối đầu trực diện; bằng những “thủ pháp” sau:

Thứ nhất, phải tìm cách trì hoãn hoặc thậm chí loại bỏ bất kỳ phản ứng có thể nào của Mỹ, đối với chiến thuật tăng cường hiện diện thông qua hợp tác mà Mỹ đang áp dụng;

Thứ hai, Trung Quốc phải lập ra những thể chế chính trị khu vực được thiết kế sao cho Mỹ không thể tham gia;

Thứ ba, ổn định những vùng đệm an toàn tại khu vực;

Thứ tư, Trung Quốc có thể tập trung hơn vào chiến lược thống trị Biển Đông trong khuôn khổ chủ thuyết “đường lưỡi bò”. Tổng quát, điểm nổi bật trong bảng tổng phổ của khúc giao hưởng đầy giai điệu ma quái là chiến lược “bất chiến tự nhiên thành”, tức dùng những mảng miếng ngoại giao để “đ.ánh” Mỹ, hơn là đối đầu quân sự với nước này, bởi hơn ai hết, Trung Quốc hiểu rằng, sức mạnh quân sự họ đang có chỉ “vừa đủ” để dọa dẫm các nước láng giềng chứ không thể đương đầu với con diều hâu từ bên kia bờ đại dương.

Dựa theo bài bản xây dựng đồng minh của Mỹ tại châu Á, Trung Quốc cũng có những dự án xây dựng thể chế để gắn kết đồng minh riêng, trong đó có Tổ chức Hợp tác Thượng Hải hay cơ chế “cộng ba” đối với khối ASEAN. Với Trung Á, Trung Quốc đã không bỏ lỡ thời cơ tìm kiếm những cơ hội nảy sinh khi khối Liên Xô tan rã. Và bằng cách tạo ra mô hình “đối tác chiến lược” với các nước láng giềng, trong khuôn khổ chính sách “biên giới mềm” – như cách nói của nhà báo Ross Munro, Trung Quốc không chỉ tăng cường ảnh hưởng mà còn hạn chế những rủi ro đe dọa trong tương lai. Để thực hiện chiến lược “biên giới mềm” nhằm tăng cường ảnh hưởng khu vực ngoại vi, theo Munro, Trung Quốc đã áp dụng nhiều thủ đoạn trong đó có hối lộ giới chức quốc gia sở tại, tuyển dụng giới doanh nghiệp và viên chức địa phương để cung cấp thông tin cho Trung Quốc (những thông tin này khi được tình báo Trung Quốc sàng lọc lại sẽ giúp Bắc Kinh có cái nhìn rõ hơn về tình hình chính trị quốc gia sở tại), áp dụng thủ thuật chèn ép tinh vi trong đàm phán biên giới để buộc các nước láng giềng yếu hơn không chỉ nhường đất mà còn phân tán lực lượng biên phòng và cuối cùng, là âm thầm tổ chức các cuộc di dân từ Trung Quốc sang quốc gia ngoại vi…

Với chiến lược thâu tóm Biển Đông, một trong những khó khăn nhất đối với Trung Quốc là chặt đứt sợi xích đồng minh lâu đời giữa Mỹ và Nhật – một siêu cường thật sự hiểu đúng theo mọi góc độ của từ này. Theo cách nói của chiến lược gia Từ Vượng Thịnh thuộc quân đội Trung Quốc (vào tháng 11/2005), Trung Quốc cần phải học được cách “xử lý riêng biệt với Mỹ và với Nhật…; phải hiểu đúng và tìm được phương án giải quyết vấn đề dựa trên những mâu thuẫn và khác biệt giữa hai nước này”. Đó là lý do tại sao, có hồi người ta thấy Trung Quốc bóng gió “khuyên” Washington rằng, Nhật ngày càng trở thành một quốc gia suy yếu về kinh tế, không đáng tin về chính trị, một kẻ luôn trong tâm thế muốn phục thù đầy nguy hiểm… Cùng lúc, Bắc Kinh cũng gieo vào giới chính trị Nhật một khả năng rằng, họ có thể bị Washington “chơi xỏ lá”, như cách họ từng “giở mặt đểu” bỏ rơi nhiều đồng minh trong lịch sử, một khi mối quan hệ với đối tác đó không còn mang tính chiến lược và không còn thỏa mãn lợi ích Mỹ…

Theo Dantri

Trung Quốc theo sát chuyến thăm châu Á của Obama

Trung Quốc theo dõi chặt chuyến thăm đầu tiên sau tái cử của Tổng thống Obama tới một số nước Đông Nam Á, trong khi các nhà phân tích cho rằng chính Myanmar là cơ hội để hai cường quốc hợp tác.

Trung Quốc theo sát chuyến thăm châu Á của Obama - Hình 1

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton chân trần vãn cảnh chùa Myanmar. Ảnh: AP

Khi Tổng thống Obama cuối tuần qua đến thăm Myanmar, Campuchia và Thái Lan, Trung Quốc đã theo dõi một cách chặt chẽ những động thái mới nhất này, khi cả hai nước đều muốn tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực.

Trung Quốc lo ngại rằng chiến lược "chuyển trọng tâm về châu Á" của Tổng thống Obama, một nỗ lực nhằm tăng cường các mối quan hệ cũ và tạo thêm các mối quan hệ mới, là một chiến lược nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Myanmar là biểu hiện số một cho mối lo ngại này. Một chính phủ dân sự mới được thành lập gần đây đã tách ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, và với cuộc cải cách cấp tiến cả về kinh tế lẫn chính trị, đang phát triển quan hệ thân thiện với các nước phương Tây.

"Mỹ đang cạnh tranh với Trung Quốc để làm bạn với các nước châu Á, tuy nhiên điều này không nhất thiết dẫn đến một trò chơi được ăn cả, ngã về không", Liu Feitao, một chuyên gia về chính sách của Mỹ tại Viện nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc, cơ quan có liên quan đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc, lập luận.

Quan điểm của ông Liu được ông Michael Green, trưởng vụ châu Á tại Hội đồng an ninh quốc gia dưới thời Bush, chia sẻ. "Myanmar là nơi chúng ta có thể vượt qua khái niệm về cạnh tranh chiến lược. Quan hệ Mỹ-Trung với các nước thứ ba có thể rất tốt đẹp".

Các học giả Trung Quốc cho rằng chính phủ nước này vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng về chính sách tái cân bằng trọng tâm an ninh về khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, và Bắc Kinh vẫn chưa phát triển một chiến lược để đối phó với chính sách này.

Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đã bày tỏ những quan điểm của mình. Thứ trường Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải viết trong một bài đăng đầu năm 2012 rằng Mỹ cần phải thuyết phục được Trung Quốc là không có khoảng cách giữa những tuyên bố chính sách của họ về Trung Quốc với những ý định thực sự của Mỹ.

Bắc Kinh lo ngại nếu các láng giềng của mình trông đợi sự hỗ trợ từ Mỹ khi tìm cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển, chẳng hạn như trường hợp Philippines.

Chia rẽ các nước?

"Có nhiều nhu cầu và kỳ vọng to lớn vào sự lãnh đạo của Mỹ ở khu vực. Tôi cho rằng nhu cầu đó cho đến hôm nay là chưa từng có t.iền lệ", cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Thomas Donilon tuần trước phát biểu tại Washington.

Đối với Bắc Kinh, những lời bình luận như vậy nghe có vẻ như là Washington đang tìm cách gây chia rẽ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng của họ. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vẫn chưa quên lời nhận xét của Ngoại trưởng Clinton tại Campuchia cách đây hai năm, khi bà nói "người ta không muốn bị lệ thuộc quá mức vào một nước" để trả lời một câu hỏi về quan hệ giữa Phnom Penh với Bắc Kinh.

Các chiến lược gia Trung Quốc nói rằng họ cũng lo ngại về những khía cạnh quân sự nổi bật của chiến lược chuyển trọng tâm: Bộ trưởng quốc phòng Panetta đầu năm nay tuyên bố rằng 60% lực lượng tàu hải quân của Mỹ sẽ được triển khai ở Thái Bình Dương trước năm 2020; Lực lượng không quân và Hải quân của Mỹ gần đây đã công bố một khái niệm mới về "Chiến trường Không-Biển"; Tài liệu Chỉ đạo chiến lược của Lầu Năm Góc, xuất bản hồi tháng giêng, đã đưa Trung Quốc và Iran vào trung tâm lo ngại về an ninh của Mỹ; và 2.500 lính thủy đ.ánh bộ Mỹ dự kiến sẽ được chuyển đến đóng căn cứ tại Australia trước năm 2016.

Chuyến thăm châu Á bốn ngày của Tổng thống Obama là dịp để ông nhấn mạnh các khía cạnh mới trong chính sách châu Á của ông. Chuyến thăm "đánh dấu một sự khởi đầu của giai đoạn tiếp theo của nỗ lực tái cân bằng của chúng tôi", ông Donilon cho biết.

"Tái cân bằng của chúng tôi được xác định vượt ra ngoài khuôn khổ quốc phòng. Nó sẽ tiếp tục được xác định bằng sự can dự sâu đậm hơn về kinh tế và chính trị", Donilon nói thêm.

Phép thử Myanmar

Trung Quốc theo sát chuyến thăm châu Á của Obama - Hình 2

Obama và lãnh đạo phe đối lập ở Myanmar, bà Sang Suu Kyi. Ảnh: AP

Trong bối cảnh khu vực như vậy, Myanmar có thể sẽ là phép thử đầu tiên về một sự hợp tác mà cả Bắc Kinh và Washington đều nói là họ muốn có ở châu Á-Thái Bình Dương, tạo cơ hội cho cả hai cường quốc giúp phát triển đất nước này.

Myanmar lần đầu tiên phát đi tín hiệu về sự tách xa với Trung Quốc bằng một quyết định năm ngoái, mang tính tượng trưng, là sẽ dừng dự án xây đ.ập Myitsone, một dự án thủy điện khổng lồ mà Trung Quốc đầu tư trên sông Irawaddy.

Tuy nhiên những thực tế kinh tế và chính trị cho thấy "nhiều thứ sẽ vẫn không thay đổi" trong quan hệ của Myanmar với nước láng giềng rộng lớn ở phía bắc, dù chính phủ có cải thiện quan hệ với Mỹ đến chừng nào.

Scott Harold, một nhà phân tích về Trung Quốc tại Rand Corporation ở Washington, nói: "Dầu và khí của Myanmar nói chung xuất đi Trung Quốc, và vai trò của Trung Quốc trong công cuộc xây dựng cảng, đường sá và đường ống sẽ không thay đổi".

"Trong bất cứ trường hợp nào thì Myanmar vẫn luôn ở sát cạnh một thị trường rất, rất lớn, một đất nước có những lợi ích kinh tế và quốc phòng quan trọng đến mức mà bất kỳ một nhà lãnh đạo nào của Myanmar cũng phải coi trọng", ông nói.

'Muốn cân bằng'

Myanmar "phải mở cửa cho Mỹ để có thể được cộng đồng quốc tế chấp nhận", ông Liu của Viện nghiên cứu Quốc tế ở Mỹ, nhận xét. "Tuy nhiên tôi không cho rằng họ sẽ xây dựng quan hệ của mình với Washington bằng cái giá phải trả là quan hệ với Trung Quốc. Cũng giống như tất cả các nước châu Á khác, họ cũng muốn có cân bằng".

Ông Green, một cựu quan chức trong Hội đồng an ninh quốc gia, người đã đến thăm Myanmar năm ngoái, không cho rằng Myanmar sẽ "đứng vào hàng với Mỹ để kiềm chế hoặc hạn chế quyền lực của Trung Quốc".

Ông dự đoán rằng, thay vào đó, "họ sẽ sử dụng Mỹ để tăng cường và cân bằng công cuộc phát triển kinh tế của họ", thúc đầy đầu tư của Mỹ hoạt động song song với đầu tư của các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Đây là những nước đã có nhiều công ty đang cạnh tranh ký các hợp đồng kinh tế với các công ty của Trung Quốc.

"Mỹ và Trung Quốc giờ đây đang cạnh tranh ảnh hưởng. Nhưng không một nước nào muốn bị cuốn vào một cuộc đối đầu Mỹ-Trung hoặc buộc phải lựa chọn bên này hay bên kia. Tôi cho rằng các nước sẽ cho biết một cách rất rõ ràng khi bên này hay bên kia đi quá xa", ông Green nói thêm.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Tổng thống Biden thừa nhận tranh luận không tốt, nhưng cam kết đ.ánh bại ông Trump
14:10:50 29/06/2024
Ấn Độ chìm trong khủng hoảng cháy rừng vì nắng nóng
06:55:29 29/06/2024
UAE rút ngắn bài giảng tại các thánh đường Hồi giáo để tránh nắng nóng
07:02:22 29/06/2024
Đảng lao động Triều Tiên khai mạc phiên họp toàn thể
12:09:29 29/06/2024
Hàn Quốc: Cho phép sinh viên quốc tế tham gia lĩnh vực điều dưỡng
14:16:52 29/06/2024
Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng
17:30:55 29/06/2024

Tin đang nóng

Phát hiện 1 sao nữ Vbiz làm trái quy định khi đến dự cưới Midu và Minh Đạt?
20:10:21 30/06/2024
Hoa hậu Khánh Vân và chồng sắp cưới: Dính như sam suốt 5 năm trong mọi hoạt động
20:00:13 30/06/2024
Nữ nghệ sĩ Việt đình đám: Đang có chồng vẫn làm đám cưới với người khác, U50 trẻ đẹp, tài sản khủng
19:42:39 30/06/2024
Mỹ nhân được bạn trai bế thốc để giật hoa cưới Midu, lộ hint muốn cưới dù chưa công khai?
16:22:11 30/06/2024
Thấy bố mẹ chồng đưa nhân tình của chồng đang mang bầu con trai về để chăm, tôi chẳng chút khó chịu lại cười tươi đưa ông bà tờ giấy lạ
18:04:57 30/06/2024
Thiếu gia Minh Đạt: "Với tôi, một đời này vẫn chưa đủ để yêu Midu"
23:23:08 30/06/2024
Cãi nhau với chồng tôi bỏ đi và tắt cả điện thoại, sáng mở lên đã thấy 23 cuộc gọi nhỡ, về nhà thì thấy phông rạp đã dựng, một cái đám tang trong hối hận
17:46:13 30/06/2024
Rộ nghi vấn sắp xếp kết quả trong "Anh trai vượt ngàn chông gai" vì lỗi này liên tục mắc phải?
21:00:08 30/06/2024

Tin mới nhất

Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng

23:03:37 30/06/2024
Ngày 30/6, vòng đầu tiên của cuộc bầu cử trước thời hạn tại Pháp diễn ra với sự tham gia của 4.011 ứng cử viên, giảm mạnh so với tổng số 6.293 năm 2022.

Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU

23:00:44 30/06/2024
Hãng tin DW (Đức) dẫn lời Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Hungary Janos Boka nêu rõ, với khẩu hiệu Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại , mục tiêu trọng tâm của Hungary trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU là tăng cường năng lực cạnh tranh ...

Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một

20:11:28 30/06/2024
Trong khi các cam kết của phe đa số được đ.ánh giá là phù hợp với thực tế, thì các đề xuất của phe cực hữu và phe cánh tả đã ít nhiều gây nghi ngại cho giới quan sát do có nhiều khúc mắc về nguồn tài chính để hiện thực hóa.

Đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa của Philippines: Vòng ba của cuộc chiến công hàm?

19:53:00 30/06/2024
Tại sao Philippines trình thềm lục địa mở rộng tại Biển Đông sau 15 năm của thời hạn cuối cùng? Câu trả lời là chính quyền Philippines dưới sự lãnh đạo của TT JrMarcos đang chuyển dịch chính sách theo hướng quyết liệt và minh bạch hơn ở...

Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an các nhà tài trợ sau màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

19:48:22 30/06/2024
Tuy nhiên, các thành viên cấp cao của đảng Dân chủ, trong đó có 2 cựu Tổng thống là ông Barack Obama và ông Bill Clinton, đều tái khẳng định sự ủng hộ đối với ông Biden.

Cháy rừng vượt tầm kiểm soát tại Hy Lạp

19:43:42 30/06/2024
Trong điều kiện nắng nóng, gió lớn tại nhiều khu vực trên cả nước, chỉ riêng ngày 29/6 đã xảy ra khoảng 50 đám cháy rừng. Chính quyền sở tại khuyến cáo người dân tránh xa các khu vực rừng.

LHQ bắt đầu chuyển hàng vào Gaza từ cầu tàu tạm của Mỹ

19:18:13 30/06/2024
Người phát ngôn của Phủ Tổng thống Ai Cập lưu ý rằng các nghị quyết quốc tế là cách tốt nhất để đảm bảo sự ổn định bền vững trong khu vực.

Đảo chính, bạo loạn và nổi dậy: 'Ngọn núi lửa chính trị' Bolivia liên tục phun trào

19:00:20 30/06/2024
Ông Archondo lập luận rằng chưa có cuộc đảo chính nào kể từ khi trật tự chung được duy trì ở Bolivia, ngay cả trong cuộc khủng hoảng năm 2019 hoặc vụ việc hôm 26/6. Ông nói, quân đội chưa hề cai trị đất nước dù chỉ một phút .

Ai Cập: Lo ngại giá nông sản tăng vọt do khủng hoảng phân bón

18:51:29 30/06/2024
Thời tiết nắng nóng gay gắt đã buộc Chính phủ Ai Cập tạm dừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho các nhà máy phân bón để chuyển nguồn cung cho các nhà máy phát điện nhằm giải quyết tình trạng mất điện kéo dài tới 4 giờ mỗi ngày ở một số khu ...

Giao lưu cộng đồng các nước ASEAN tại Argentina

18:40:12 30/06/2024
Trao đổi thương mại giữa Argentina và ASEAN tăng trưởng đều trong những năm qua. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Argentina tới các nước thành viên ASEAN vượt 5 tỷ USD, và nhập khẩu đạt 4,1 tỷ USD.

Vùng Caribe đối mặt với cơn bão lớn, nguy hiểm đầu tiên trong năm

18:01:53 30/06/2024
Tại thủ đô Bridgetown của Barbados, hàng dài ô tô xếp hàng chờ mua xăng, trong khi các siêu thị và cửa hàng tạp hóa chật kín người mua thực phẩm, nước uống và đồ dùng.

Lở đất tại Kyrgyzstan, ít nhất 1.300 người phải sơ tán

17:43:41 30/06/2024
Bộ Tình trạng khẩn cấp Kyrgyzstan cho biết tỷ lệ lở đất tại nước này trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 6/2024 tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái.

Có thể bạn quan tâm

Diễn viên Quốc Hùng phim "Hồ sơ lửa" bị tai nạn giao thông: Sức khỏe giờ ra sao?

Sao việt

23:44:49 30/06/2024
Bà Ngọc Mai - vợ của diễn viên Quốc Hùng cho biết, sau vụ tai nạn giao thông vào chiều 28/6, nam diễn viên vẫn đang được điều trị hồi sức tích cực.

'Mùa hè đẹp nhất' đ.ánh dấu lần chào sân điện ảnh của Vũ Khắc Tuận trong vai trò đạo diễn

Hậu trường phim

23:27:58 30/06/2024
118 phút phim điện ảnh đầu tay Mùa hè đẹp nhất của đạo diễn Vũ Khắc Tuận hoàn toàn để lại cho người xem một cảm xúc đẹp, dung dị và rất thanh xuân.

"Chồng hụt" công khai bạn gái, Dương Mịch bỗng bị réo gọi vì scandal m.áu l.ạnh "đá" tình cũ

Sao châu á

23:18:41 30/06/2024
Dương Mịch nhiều năm mang tiếng vì nghi vấn bỏ rơi nam tài tử đình đám một thời này sau khi anh bị bỏng nặng, ngoại hình biến dạng và sự nghiệp lao dốc.

ĐTCL mùa 11: Top 3 tướng mạnh tới mức game thủ phải cạnh tranh cực kỳ gay gắt để sở hữu

Mọt game

22:46:37 30/06/2024
Nói không quá thì Illaoi là vị tướng hưởng lợi cực lớn từ meta ĐTCL trong những phiên bản trở lại đây nhờ bộ tộc - hệ quá mạnh. Từng có thời điểm tộc U Linh trở nên quá mạnh nhờ lượng sát thương cộng thêm khổng lồ nên Illaoi rất được ti...

Lisa lập kỷ lục mới với MV chục triệu lượt xem "Rockstar"

Nhạc quốc tế

22:46:04 30/06/2024
Chỉ sau một ngày ra mắt, MV mới nhất của Lisa Rockstar đã lập loạt kỷ lục mới. MV đạt hơn 20 triệu lượt xem chỉ sau 12 giờ phát hành và hiện có hơn 36 triệu lượt xem trên YouTube.

Hà Lê không nhận là đại gia, tự nhận "ngoan" hơn khi lấy vợ

Nhạc việt

22:40:48 30/06/2024
Chia sẻ với phóng viênDân trí, Hà Lê cho biết, ngay khi được mời vào chương trìnhAnh trai vượt ngàn chông gai (gọi tắt làAnh Tài), anh đồng ý ngay vì muốn được thử sức với những điều mới mẻ.

Nữ coser hóa thân xuất sắc thành nàng waifu tóc xanh trong Mushoku Tensei

Cosplay

22:28:50 30/06/2024
Người mẫu Malaysia Sally đã thu hút sự chú ý của người hâm mộ anime và cosplay với màn hóa thân thành cô nàng Roxy Migurdia, một nhân vật được yêu thích trong loạt phim Mushoku Tensei: Jobless Reincarnation.

Đặc sắc đêm trình diễn áo dài Việt Nam với hanbok Hàn Quốc

Thời trang

22:23:51 30/06/2024
Nhà thiết kế Nguyễn Lan Vy và Hội Việt - Hàn mang đến bộ sưu tập áo dài Việt Nam với hanbok Hàn Quốc có chủ đề Sắc hoa hội tụ với nhiều màu sắc, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước.

Lớn tiếng với Tuấn Hưng, Tự Long thừa nhận 't.uổi cao, dễ cáu gắt, hay dỗi'

Tv show

22:07:26 30/06/2024
Tự Long lớn giọng vì lo lắng phần đồng diễn đầu thất bại. Anh nhắc nhở Tuấn Hưng vì ca sĩ đàn em là ca sĩ lâu năm nhưng chưa thuần thục động tác

Ba người trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát khỏi đám cháy

Tin nổi bật

21:53:45 30/06/2024
Nghe người dân truy hô, 3 người sống tại căn nhà 3 tầng trong hẻm đã nhanh chóng trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát nạn trước khi lửa và khói bao trùm căn nhà...

HLV Slovakia tuyên bố sẽ làm nên 'cơn địa chấn' trước tuyển Anh

Sao thể thao

21:32:50 30/06/2024
Cuộc so tài Anh - Slovakia diễn ra lúc 23h tối nay (30/6). Mặc dù bị đ.ánh giá thấp hơn nhưng HLV Slovakia tuyên bố vẫn sẽ chơi tấn công trước Anh và sẽ làm nên cơn địa chấn.