Cuộc chiến đấu ở “cửa ngõ” miền Bắc
Suốt dọc bờ biển từ Nam ra Bắc, tàu Ma-đốc nghênh ngang cách bơ 3 hải lý. Mặc dù đã trắng trợn xâm phạm thềm lục địa Việt Nam nhưng sau đó, Mỹ lại dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ để mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.
Cựu chiến binh Hải quân Lê Anh Tài hồi tưởng lại tình hình chiến sự đầu tháng 8/1964 tại khu vực Cảng sông Gianh – cửa ngõ Miền Bắc, là một trong những khu vực đầu tiên bị Mỹ sử dụng máy bay và tàu chiến bắn phá sau “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”.
Căn nhà khang trang ở trị trấn Xuân An (Hà Tĩnh) lồng lộng gió từ ngoài sông thổi vào. Mái tóc đã bạc trắng nhưng người cựu binh ấy vẫn nhanh nhẹn và minh mẫn lắm. 84 tuổi đời, gần 30 năm phục vụ trong ngành Hải quân, những ký ức về chiến thắng trận đầu 50 năm trước vẫn vẹn nguyên trong người cựu binh Lê Anh Tài.
Lê Anh Tài nguyên là lính radar tham gia công tác tham mưu tác chiến trên bờ thuộc Chỉ huy Sở tiền phương của lực lượng Hải quân đóng sông Gianh (Quảng Bình). Đơn vị có nhiệm vụ quản lý hệ thống bờ biển từ Thanh Hóa vào Bình – Trị – Thiên. Nhiệm vụ của anh lính Lê Anh Tài là thông tin trợ lý tác chiến theo dõi biệt kích của Mỹ – chính quyền Sài Gòn để ngăn chặn chúng mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.
“Thời đó, tàu chính quyền Sài Gòn được tàu Mỹ hộ tống nên thường xâm phạm ra vùng biển miền Bắc rồi thả biệt kích, thám báo lên bờ. Các toán biệt kích từ biển được đổ bộ lên bờ rồi đánh phá cầu đường nhằm phá hoại, ngăn cản tiếp tế từ Bắc vào Nam. Nhiệm vụ của chúng tôi là phát hiện các tàu thuyền này để các lực lượng phối hợp đánh đuổi trước khi chúng đổ bộ được lên bờ”, ông Tài nhớ lại.
Từ ngày 31/7, lính radar phát hiện ra một điều bất thường trong đường hộ tống của tàu Mỹ. Con tàu khu trục mang tên Ma-đốc đi dọc bờ biển từ phía Nam ra. Khoảng cách giữa tàu và bờ chỉ 3 hải lý. Sau khi vượt qua vĩ tuyến 17 – giới tuyến phân định 2 miền Nam – Bắc, con tàu tiếp tục di chuyển sâu hơn vào vùng biển do miền Bắc quản lý, liên tục có những hành động khiêu khích, bắn phá tàu đánh cá của ta trên biển.
“Dù vũ khí, phương tiện của ta không bằng địch nhưng ta có cái mà địch không bao giờ có, đó là lòng quả cảm và tinh thần cảm tử vì độc lập dân tộc”.
“Chúng viện cớ thềm lục địa của Mỹ chỉ có 3 hải lý nên áp dụng điều này cho vùng biển Việt Nam và cho rằng mình đang di chuyển ở vùng biển quốc tế, không phải thềm lục địa của Việt Nam. Trong khi đó, theo quy định quốc tế, vùng thềm lục địa của mỗi quốc gia ven biển là 12 hải lý. Như vậy, rõ ràng là tàu Ma-đốc đã xâm phạm thềm lục địa của Việt Nam. Tuy nhiên, phía ta vẫn kiềm chế, theo dõi chặt chẽ sự di chuyển của tàu Ma-đốc. Khi chúng đi sâu vào vùng biển do miền Bắc quản lý tại Lạch Trường (Thanh Hóa), đơn vị hải quân ở đây được lệnh đánh đuổi tàu Ma-đốc ra khỏi thềm lục địa”, ông Tài kể.
Ngày 1/8/1964, phân đội tàu phóng lôi của lực lượng Hải quân đóng ở Lạch Trường được lệnh xuất kích ra đánh tàu Ma-đốc. Phân đội gồm 3 tàu, mỗi tàu được trang bị 2 quả ngư lôi. Khi 3 tàu phóng lôi tiếp cận thì hỏa lực trên tàu Ma-đốc khai hỏa. Trên đầu, máy bay Mỹ cũng oanh tạc dữ dội để yểm trợ. Cuộc chiến đấu kéo dài đến chiều ngày 2/8. Hai quả ngư lôi được lệnh nhằm vào tàu Ma-đốc. Trúng ngư lôi của ta, tàu Ma-đốc tháo chạy ra biển. Trong cuộc chiến đấu này, một máy bay của Mỹ cũng đã lực lượng của ta bắn hạ.
“Tối mùng 2/8/1964, chúng tôi nghe tiếng súng bắn loạn xạ ngoài biển. Sáng mai, Mỹ rêu rao trên các phương tiện thông tin đại chúng quốc tế là Hải quân Việt Nam bắn tàu Mỹ trên khu vực vùng biển quốc tế, tức là cái mà chúng gọi là “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”. Lấy cớ này, trưa ngày 5/8/1964 chúng mang tàu chiến, máy bay ra bắn phá các căn cứ Hải quân của ta từ Cảng sông Gianh trở ra Bắc”, ông Tài kể tiếp.
Cùng lúc, máy bay Mỹ đánh phá 4 căn cứ quan trọng của ta ở Cảng sông Gianh, Vinh – Bến Thủy (Nghệ An), Lạch Trường (Thanh Hóa) và Bãi Cháy (Quảng Ninh). Ban đầu là Vinh – Bến Thủy và Cảng sông Gianh, sau đó mở rộng ra Lạch Trường, Bãi Cháy. “8 máy bay từ tàu sân bay của Hạm đội 7 ồ ạt oanh tạc các căn cứ quân sự ở Cảng Gianh và Mũi Ròn. Ngay trong loạt tấn công đầu tiên, nhiều đơn vị bị trúng bom, lực lượng bị thương vong quá nửa.
Dân quân các xã Quảng Thọ, Cảnh Dương, Quảng Phú, Thuận Trạch, Tự vệ Ngư trường Cửa Gianh đã phối hợp chặt chẽ với các tàu Hải quân 161, 167, 173, 175, 177, 181, 525 chiến đấu quyết liệt với lũ giặc bay. Quân dân Tp Vinh – Bến Thủy cũng bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên trên bầu trời miền Bắc thì liền sau đó, quân dân Quảng Bình cũng lập công, bắn hạ một máy bay ở Lý Hòa”, ông Tài nhớ lại.
Video đang HOT
Xác máy bay Mỹ bị bắn rơi ở Quảng Bình vào ngày 5/8/1964 (ảnh tư liệu).
4 tên “giặc trời” cũng phải đền tội bởi lưới phòng không của ta ở Lạch Trường, Hòn Gai. Trong đợt 2 xuất kích phá hoại Vinh – Bến Thủy cho đên ngày 5/8/1964, thêm 2 máy bay Mỹ bị bắn hạ. Trận đánh mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc của đế quốc Mỹ thất bại nặng nề.
Đánh giá về tầm quan trọng của chiến thắng trận đầu của lực lượng Hải quân, cựu binh Lê Anh Tài nói: “Vào thời điểm đó, về trang bị, vũ khí thì ta đều thua Mỹ. Thậm chí, Mỹ còn lớn tiếng tuyên bố, chúng chỉ xem lực lượng Hải quân Việt Nam chỉ là con số 0 so với sự hùng hậu của Hải quân Mỹ. Nhưng ta lại có lòng quả cảm và tinh thần cảm tử, chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì sự thống nhất của non sông, thứ mà Mỹ không có. Bởi vậy, chiến thắng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nó đã giáng một đòn mạnh vào tham vọng mở rộng chiến tranh ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, đánh đuổi Mỹ ra khỏi hải phận miền Bắc. Thất bại này cùng với cuộc chiến đấu và chiến thắng của quân dân Miền Nam khiến Mỹ – chính quyền Sài Gòn phải phân tán lực lượng bởi vậy nên con đường chiến lược tiếp tế cho chiến trường Miền Nam vẫn được bảo vệ vững chắc”.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Trong tình huống "nóng", Hải quân Việt Nam ra Trường Sa bằng cách nào?
Hành quân bằng đường không, tập kết lực lượng ở Trường Sa Lớn sau đó cơ động đến các đảo xung quanh là phương thức có thể đáp ứng được yêu cầu về thời gian.
Hải quân đánh bộ - quả đấm thép trên Biển Đông
Lực lượng hải quân đánh bộ của Việt Nam hiện được biên chế trong các lữ đoàn hải quân đánh bộ 101, 147 và lữ đoàn đặc công hải quân 126. Đây là là lực lượng cơ động, là quả đấm chủ lực của Hải quân Việt Nam, có nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc lên các đảo bị nước ngoài chiếm đóng.
Trong những năm gần đây, để đáp ứng tình hình mới trên Biển Đông, lực lượng hải quân đánh bộ được ưu tiên trang bị nhiều loại vũ khí mới, hiện đại có xuất xứ từ Israel như súng trường tấn công Tavor TAR-21/CTAR-21, súng trung liên IMI Negev, súng bắn tỉa IMI Galatz, súng chống tăng Matador.
Hải quân đánh bộ là quả đấm thép chủ lực bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc
Ưu điểm của hành quân bằng đường biển đối với lực lượng hải quân đánh bộ trong các tình huống đánh chiếm lại các đảo từ đối phương là có số lượng lớn, cùng các vũ khí hạng nặng như xe tăng, sẽ thiết giáp lội nước.
Tuy nhiên, nếu tình hình diễn ra mau lẹ, hành quân bằng đường biển có thể khiến sự phản ứng không kịp với tình hình. Đặc biệt, trong trường hợp nhận thấy đối phương có ý định đánh chiếm đảo thì cần tăng cường ngay lực lượng bảo vệ. Trong tình huống này, hành quân bằng đường không là một lựa chọn hợp lý.
Lực lượng hải quân đánh bộ, đặc công hải quân có thể tập kết ở các đảo lớn, sau đó sẵn sàng cơ động đến các đảo cần thiết và thực hiện nhiệm vụ. Phương thức hành quân như thế này đảm bảo tính kịp thời của tình huống, đồng thời giảm được khả năng bị các tàu chiến đối phương phong tỏa đường hành quân trên biển.
Nhược điểm là thiếu các vũ khí hạng nặng, nhưng cần thiết vẫn có thể bổ sung sau. Với các vũ khí cá nhân, lực lượng hải quân đang được hiện đại hóa theo hướng gọn nhẹ, chính xác nên rất phù hợp với cách hành quân bằng đường không.
Nối đất liền với Trường Sa
Để phục vụ nhiệm vụ này, trong trang bị của Việt Nam hiện nay, lực lượng máy bay vận tải quân sự đã được chú trọng đầu tư đáng kể.
Trước hết là lực lượng máy bay trực thăng EC-225. Đây được đánh giá là một trong những loại máy bay trực thăng tầm xa hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, với cự ly hoạt động 920 km không cần tiếp nạp thêm nhiên liệu. Trong khi đó Mi-171 của Nga chỉ có tầm hoạt động 465 km, UH-60 Black Hawk có tầm hoạt động 592 km.
EC-225 là loại trực thăng hiếm hoi của Việt Nam có thể bay một mạch đến quần đảo Trường Sa mà không cần thùng nhiên liệu phụ. EC-225 có tốc độ đường trường đạt 275 km/h, tải trọng tối đa 11 tấn và sức chứa đủ cho 19 hành khách, cùng phi hành đoàn 2 người.
Mặc dù chi phí mua mỗi chiếc lên đến 600 tỷ đồng nhưng theo dự kiến, hết năm 2013, Việt Nam sẽ tiếp nhận 4 máy bay loại này.Công ty Trực thăng miền Nam đã tiếp nhận 2 chiếc EC225 và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2009. Tuy nhiên, từ năm 2012, 2 chiếc này được chuyển sang cho Hải quân Nhân dân Việt Nam thành lập "nền móng" đầu tiên của lực lượng không quân hải quân Việt Nam hiện đại. Đây là một động thái cho thấy được phương thức hành quân, đổ bộ đường không đã được nghiên cứu.
Máy bay EC-225 của Không quân hải quân Việt Nam là máy bay trực thăng tầm xa hiện đại nhất thế giới hiện nay
Bên cạnh đó là các máy bay trực thăng Mi-17 biến thể nâng cấp của Mi-8 có tốc độ tối đa 250 km/h, tốc độ hành trình 225 km/h. Phạm vi hoạt động của trực thăng với nhiên liệu trong thân là 465 km, có khả năng chở theo 30 binh lính, 4.000 kg hàng hóa bên trong khoang, lên tới 5.000 kg hàng hóa cả trong thân và các giá treo bên ngoài.
Ngoài khả năng vận chuyển hàng hóa "khủng", Mi-17 còn được trang bị số lượng vũ khí không thua kém một trực thăng tấn công hạng nặng. 6 giá treo hai bên hông có thể mang theo tới 1.500 kg rocket, tên lửa chồng tăng và bom các loại. Trong biên chế Không quân Việt Nam, ngoài Mi-17 còn có biến thể Mi-171. Đây là biến thể được phát triển trên cơ sở Mi-8ATM.
Máy bay Mi-8 vận tốc cực đại 260 km/h, tầm bay 450 km, tầm bay chuyển sân 960 km, kíp lái 3 người, tải trọng 24 hành khách và kíp lái 3 người, 3.000 kg hàng hóa, vũ khí Trang bị vũ khí lên tới 1.500 kg, vũ khí mang dưới 6 giá treo, gồm rocket S-5 57 mm, bom, hoặc 9M17 Phalanga ATGM .
Theo dữ liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Không quân Việt Nam đang sử dụng 67 chiếc Mi-8, bao gồm 2 biến thể Mi-17 và Mi-171, ngoài ra còn khoảng 69 chiếc Mi-8 đưa Việt Nam trở thành quốc gia có phi đội trực thăng Mi lớn nhất Đông Nam Á. Các máy bay này đã nhiều lần đưa các đoàn công tác ra Trường Sa.
Các máy bay Mi-17, Mi-171, Mi-8 đã nhiều lần đưa các đoàn công tác ra Trường Sa
Tiếp theo là lực lượng máy bay M-28 (hoặc tên khác là An-28). Mặc dù đây là các máy bay tuần tra, trinh sát nhưng khả năng vận tải của các loại máy bay này rất đáng kể. Tầm bay 1.365 km (với 1.000 kg hàng hóa và đầy nhiên liệu) vận tốc 350 km/h, tải trọng 18 hành khách, 12 lính và phi hành đoàn 2 người, khối lượng hàng: 3.083 kg. Các máy bay M-28 có thể cất hạ cánh trên đường băng ở sân bay Trường Sa. Việc hành quân bằng đường không rồi tập kết lực lượng ở Trường Sa Lớn sau đó cơ động đến các đảo xung quanh là một phương thức có thể đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian.
Máy bay M-28 là loại máy bay cánh bằng duy nhất của Việt Nam từng hạ cánh ở Trường Sa
Gần đây lại rộ lên thông tin Việt Nam sắp tiếp nhận 12 chiếc máy bay vận tải quân sự L-410 từ Cộng hòa Séc. Nếu đúng, đây sẽ là lực lượng vận tải trọng yếu khi áp dụng phương thức hành quân đường không. Máy bay vận tải quân sự L-410UVP-E có tầm bay tới 1.400 km khi đầy nhiên liệu, tốc độ 380 km/h, tải trọng 1,6 tấn hàng hóa hoặc 19 người.
Đặc biệt L-410 có khả năng cất hạ cánh trên các đường băng dã chiến cực ngắn. Với đầy đủ nhiện liệu là 560 m, với tải trọng tối đa là 640 m đường băng. Khả năng đặc biệt này sẽ giúp việc tăng cường lực lượng trên các đảo, phương thức hành quân đường không được thực hiện một cách hiệu quả hơn nhiều.
Máy bay vận tải quân sự L-410 có khả năng cất hạ cánh trên các đường băng ngắn
Một phương pháp có thể áp dụng để đổ bộ nữa là nhảy dù, tuy nhiên, việc nhảy dù trên biển và các đảo có diện tích nhỏ, mật độ xây dựng cao sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, phương pháp này có thể ít được áp dụng hơn.
Đội đặc nhiệm chống khủng bố trên biển huấn luyện nhảy dù (Ảnh do Đoàn đặc công hải quân 126 cung cấp)
Mặc dù hành quân đổ bộ đường biển vẫn là phương pháp chủ yếu nhưng trong một số trường hợp yêu cầu sự nhanh chóng, phải tăng cường ngay lực lượng hoặc gặp phải sự phong tỏa đường biển của đối phương thì hành quân, đổ bộ đường không sẽ là một phương án hiệu quả và khả thi hơn.
Với tầm nhìn chiến lược, Việt Nam đã có những đầu tư kịp thời, chính xác cho lực lượng vận tải đường không nhằm nâng cao khả năng chiến đấu đáp ứng tình hình mới trên Biển Đông.
Theo Tri thức trẻ
Ký với Tòa Trọng tài: Bước đi thực hiện chủ trương lớn Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân Trí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho hay việc ký hiệp định với Tòa Trọng tài thường trực PCA mới đây là một bước đi thực hiện chủ trương lớn của Đảng và nhà nước về hội nhập quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trong cuộc...