Cuộc chiến cứu ngư dân giữa biển khơi của bác sĩ không mặc áo blouse trắng

Theo dõi VGT trên

Trở về đất liền khi cơn bão số 2 của năm 2019 ập tới, bác sĩ Lê Văn Minh hối hả làm những thủ tục cuối cùng để đưa thi thể một thuyền viên tử nạn vì bị tàu PACIFIC 01 đâm chìm lên bờ.

Hít một hơi thật sâu, anh Minh quay trở lại tàu SAR tiếp tục chuyến cứu nạn đầy tang thương phía trước khi 9 người vẫn còn trôi dạt giữa biển khơi. Chuyến đi này dài nhất trong lịch sử 15 năm trong ngành cứu nạn của anh.

Những cuộc tìm kiếm cân não giữa biển khơi

Cuộc tìm kiếm, lặn vớt và vận chuyển 20 thi thể trong cơn bão Chanchu lịch sử năm 2006 chỉ mất chừng 15 ngày, nhưng cuộc tìm kiếm 19 ngư dân trên tàu NA 95899 TS bị lật úp do va chạm với tàu PACIFIC 01 những ngày cuối tháng 6 kéo dài sang gần cuối tháng 7/2019.

Cuộc chiến cứu ngư dân giữa biển khơi của bác sĩ không mặc áo blouse trắng - Hình 1

BS. Lê Văn Minh đang công tác tại tàu Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam khu vực 1 Hải Phòng.

25 ngày trên biển, tàu SAR của Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cứ 3 ngày chạy vào bờ ở Bạch Long Vỹ hoặc Hội An chừng 1 giờ để nạp nhiên liệu, lương thực, mua những loại thuốc tốt nhất. Có thuyền viên mất ngủ 3 ngày 3 đêm. Những thuyền viên khác đều rơi vào trạng thái tiền đình vì những cơn sóng cấp 5, cấp 6 chực nuốt con tàu SAR màu cam nổi bật giữa mù mịt sóng nước.

Trong 25 ngày đó, đã có thêm 2 thi thể được tìm thấy. 7 ngư dân đã vĩnh viễn nằm lại ở biển khơi.

Những ngư dân may mắn được cứu vớt luôn sống trong trạng thái thảng thốt dù lúc này họ đang được chăm sóc y tế và dinh dưỡng tốt nhất từ chính con tàu đâm họ giữa biển khơi. Họ vừa trải qua lằn ranh giữa sự sống và cái chết, vật lộn trong cơn sóng dữ để tìm cho mình 1% cơ hội sống sót.

BS. Minh lặng lẽ chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho cả 9 thuyền viên được cứu trong lần đầu tiên và cũng là “anh nuôi” cho hàng chục đồng đội tàu SAR suốt hành trình dài nghẹt thở ấy. Anh Minh kể, có những người hốt hoảng gần như không thể nhá nổi một miếng cơm vì quá đau xót trước tai nạn đột ngột. Lúc này, chăm sóc về tinh thần mới là thách thức lớn với một bác sĩ như anh, để trấn an họ vượt qua cú sốc lớn.

15 năm lênh đênh trên biển, với bác sĩ Minh, cuộc cứu nạn nào cũng cuộc chạy đua về thời gian và là cuộc thách thức với một bác sĩ chỉ có thứ duy nhất làm thế mạnh là kinh nghiệm cấp cứu và quyết định độc lập khẩn cấp trước sự nguy kịch của những ngư dân.

Không phải là một bệnh viện dã chiến, không có đủ những trang thiết bị cho những cuộc cấp cứu khẩn cấp, những ca đa chấn thương hay thương vong tập thể, nhưng suốt 15 năm qua, bác sĩ Minh và các đồng đội của mình đã vừa làm bác sĩ, vừa làm chiến sĩ trên mặt trận biển khơi – để làm chỗ nương tựa cho ngư dân đang lênh đênh trên biển. “Tôi đã được trải qua những năm tháng ở Khoa Hồi sức Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, nên những gì cần cho một ca cấp cứu, tôi đều cố gắng chuẩn bị đủ cho mình”, anh Minh kể. Nhưng trong cái đủ mà anh nói đó, thiếu thốn đủ bề. Thiếu những thiết bị cơ bản như máy moniter, thiếu một chiếc máy siêu âm xách tay, thiếu dụng cụ y tế cơ bản, thiếu cả những thuốc đặc trị tốt nhất…

Biển vốn dịu êm nhưng lại luôn có những cơn sóng dữ, gầm thét vào những ngày anh và đồng đội phải ra khơi đi tìm kiếm, cứu nạn. Bởi thế với anh, thách thức lớn nhất lại chính là làm sao cứu người thành công trước sự giận dữ, gầm thét của biển khơi như muốn hất văng cả những người khỏe mạnh như anh xuống biển.

Năm 2006, cơn bão lịch sử Chanchu đổi hướng lên phía Bắc, 266 ngư dân miền Trung bị nhấn chìm dưới lòng biển. Chuyến đi từ cảng Đà Nẵng ra đảo, thực chất là cuộc đi vớt thi thể tập thể.

Những tàu cá đồng hành đi vớt thi thể ngư dân cũng rơi vào trạng thái kiệt quệ. Anh Toàn, thuyền trưởng một tàu cá đã cố hết những sức lực cuối cùng để tìm những người bạn trên biển của mình đang trôi dạt. Trên tàu cá của anh, san sát những chiếc mủng lập úp các thi thể đã được rắc muối để nhằm ngăn bớt mùi tử khí.

Tàu SAR tiếp nhận các thi thể và vừa đưa về tàu để làm các thao tác cuối cùng bảo quản thi thể cho nạn nhân, anh Minh nhận được tin, thuyền trưởng Toàn có hiện tượng khó thở, chân tay co rút. “Khi tôi trở ngược lại tàu, Toàn đã tụt huyết áp, mạch tụt, thiếu canxi huyết, giảm kali”, anh Minh kể. Vốn có tiền sử bệnh thiếu canxi huyết, những ngày vật lộn trên biển vớt thi thể người dân, ra nhiều mồ hôi làm giảm canxi, anh Toàn được chẩn đoán bệnh tái phát.

Lúc này, biển sau bão nên phần nào bớt đi sự dữ dội. Rút xi lanh, lấy thuốc tiêm vào tĩnh mạch và truyền dịch cho thuyền trưởng Toàn, anh Minh bảo: “Lúc ấy cũng rất liều lĩnh vì với canxi huyết, nếu chỉ tiêm nhầm ven sẽ hoại tử ngay. Còn nếu chẩn đoán không đúng bệnh, thì thuốc tiêm sẽ có hại cho tim mạch”.

Video đang HOT

Các bác sĩ quân dân y trên biển đảo lúc này có mặt, không ngớt bắt tay anh Minh cảm động vì quyết định liều lĩnh vào phút giây nguy hiểm nhất. Năm ấy, anh được nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn do đã có thành tích xuất sắc trong công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả của cơn bão số 1 Chanchu năm 2006.

Năm 2010, một thuyền viên tàu cá bị va đập vào mạn tàu, bị gãy xương sườn, tràn dịch màng khí phổi. Sóng cấp 5 đánh xô đổ cả người khỏe mạnh. Các thủy thủ tàu SAR chật vật cố định nạn nhân vào “cáng máy bay” trong phòng “bệnh viện” nằm lọt giữa hai dãy giường tầng.

Bệnh nhân đau đớn, có nguy cơ ngừng thở vì tràn dịch. Không có máy siêu âm, không có dụng cụ chuyên nghiệp để chọc hút màng phổi, anh Minh liều mình, dùng kim tiêm to cỡ 10ml liên tục chọc vào màng phổi nơi có tràn khí để hút dịch ít một. Từng xi lanh dịch được hút ra. Mỗi lần rút xi lanh, là một lần anh Minh nghẹt thở. Nếu không bảo đảm độ kín của nơi chọc xi lanh, không khí tràn ngược từ ngoài vào phổi, bệnh nhân còn bị nguy hiểm hơn.

Thế nhưng, kinh nghiệm của một “lão làng” từng va vấp với nhiều ca cấp cứu tại A9 Bạch Mai đã giúp anh hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Anh dừng hút dịch, nạn nhân không bị chèn ép màng phổi, thở dễ dàng. Tàu SAR phóng tốc lực về bờ trong sự reo hò của rất nhiều đồng đội anh.

Với chiến sĩ phải chiến đấu một mình giữa biển khơi như anh Minh, việc phải sáng tạo trong lúc cấp cứu cho người bệnh là tình huống không còn là hy hữu.

Tháng 6/2019, 2 ngư dân bị tai nạn lao động, dây rút bắn vào người. Một người gãy xương đùi, một gẫy xương sườn. Cơn đau chèn ép bàng quang, bí tiểu hàng chục giờ đồng hồ, bàng quang sưng to có nguy cơ vỡ. Xương sườn đâm vào phổi không đau bằng cơn đau bí tiểu. Bệnh nhân được cho dùng thuốc giảm đau và vận chuyển sang tàu SAR.

“Làm thế nào để thông tiểu cho nạn nhân. Trên tàu dụng cụ thông tiểu chưa có”, anh Minh nghĩ. Trong phút cân não, anh Minh đã dùng một loại dây truyền của Nhật Bản, bôi trơn dây truyền và đút vào ống niệu đạo để thông tiểu ra. Một lít nước tiểu rút ra khỏi bụng người bệnh, nạn nhân trở nên tỉnh táo.

“Chiến công” này của anh được lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế gửi công văn cảm ơn cùng với những chiến sĩ tàu SAR.

Những kinh nghiệm nhiều năm làm trong chuyên khoa cấp cứu, cùng không biết bao nhiêu cuộc cứu ngư dân trở về từ bàn tay tử thần, anh Minh bảo, mỗi một ca cấp cứu là một cuộc “cân não” khác nhau. Để cố định được nạn nhân không bị va đập, làm sao cố định bản thân đứng vững khi chính bản thân cũng đang “lúc lắc như cá chọi” để làm những thủ thuật lấy ven tiêm truyền là cả thách thức lớn. Giữa tiếng gầm của sóng, tiếng xé nước của động cơ tàu SAR vươn nhanh về phía bờ, chỉ với ống nghe và đôi bàn tay kinh nghiệm, anh Minh đã đếm nhịp tim, nhịp thở của người bệnh một cách kỳ diệu để có phương án cấp cứu bệnh nhân tốt nhất.

Cuộc chiến cứu ngư dân giữa biển khơi của bác sĩ không mặc áo blouse trắng - Hình 2

Cuộc cứu nạn nào với bác sĩ Minh và các đồng đội cũng đầy thách thức khi phải vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết.

Bác sĩ không chọn mặc áo blouse trắng

Anh Minh hay tự thưởng cho mình một lon bia sau mỗi chuyến cứu nạn, mà phải là những chuyến đi trở về “tâm nhẹ nhõm”. Đó là khi anh cứu được ai thoát khỏi cửa tử, là đưa họ từ trạng thái nguy kịch về trạng thái an toàn… Những cuộc cấp cứu vội vã, chẳng có được nổi một lời cảm ơn, nhưng với anh, sự góp sức ấy của anh đã có thành quả.

Anh Lê Văn Minh trưởng thành từ môi trường Đại học Y Dược Hải Phòng, được đào tạo chuyên môn tại Khoa Hồi sức cấp cứu A9 Bạch Mai. Năm 2004, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam (Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải) tìm kiếm một bác sĩ thạo nghề và đủ sức khỏe “chinh chiến” trên biển. Lúc bấy giờ, anh Minh đang làm Trạm trưởng Trạm y tế Chữ thập đỏ Quán Toan, Hải Phòng. Anh liều mình gật đầu.

Ngày anh bước chân lên tàu SAR, khái niệm bác sĩ cứu nạn với anh vô cùng sơ khai. Dù chuẩn bị một thể lực rất tốt, nhưng thật sự, nó khắc nghiệt hơn anh tưởng tượng nhiều. Anh đã từng ôm chậu nôn thốc nôn tháo, cơ thể va đập vào mạn tàu theo từng con sóng dữ. Trong những cuộc cứu nạn khẩn cấp trong đợt thời tiết biển xấu, thức ăn chính với các anh là lương khô, mì gói và nước trắng. Nhưng để ăn được cũng chẳng dễ, nếu không biết cách đứng áp lưng vào một bên thành, chân đạp ngược sang bên thành còn lại, để cố định người không bị xô ngã.

Anh từng ngồi tĩnh lặng nhiều lần trước biển nghĩ về việc lên bờ, quay trở lại công việc anh từng có để gia đình anh yên tâm và cũng là cơ hội để anh phát triển tay nghề. Nhưng rồi biển đã quyến rũ anh hết lần này tới lần khác, sự thân thiện của những ngư dân trên biển đã níu anh ở lại tàu SAR để làm một người bạn tuyên truyền vận động cho họ và là bác sĩ mỗi khi họ cần tới.

Nhiều năm qua, anh tham gia tuyên truyền pháp luật và sơ cứu y tế tại mô hình Làng chài an toàn giao thông tại nhiều xã ven biển. Anh cũng tham gia giảng dạy sơ cấp cứu y tế ban đầu cho các lớp học về sơ cấp cứu do Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam mở, đối tượng là nhân viên, thuyền viên của đơn vị và người lao động tại các cảng vụ hàng hải, biên phòng, kiểm ngư…; Tham gia tư vấn y tế trong các Hội nghị tuyên truyền của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Vụ an toàn Bộ giao thông vận tải, tại Nghệ An, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, An Giang, Cần Thơ…

Anh đã có nhiều chuyến đi tới nhiều đảo, cùng các thuyền viên tàu SAR phát tờ gấp tuyên truyền về y tế, túi thuốc chữa bệnh, hướng dẫn sơ cấp cứu y tế cho hàng ngàn lượt tàu, thuyền.

Gần đây nhất, anh được Trung tâm Tìm kiếm Cứu nạn hàng hải Việt Nam trang bị cho một chiếc moniter theo dõi 5 chỉ số cho bệnh nhân. Giờ đây, anh đã không còn phải chật vật mỗi khi đo tim mạch, huyết áp, nhịp thở… cho người bệnh bằng linh cảm nữa. “Giờ cần nhất, có lẽ với người bác sĩ đi biển như tôi chính là một máy siêu âm xách tay, để chẩn đoán chính xác được bệnh nhân có bị ảnh hưởng nội tạng, chảy máu trong hay không”, anh Minh nói.

Nếu như những bác sĩ trên bờ có được sự hậu thuẫn rất lớn của cả ê kíp và thuốc men, trang thiết bị tốt nhất, thì 15 năm nay, anh Minh vẫn một mình chiến đấu trên biển, giành giật sự sống từ biển khơi cho hàng nghìn ngư dân và những thuyền viên nước ngoài. Với anh, mọi cuộc chiến cứu tính mạng ngư dân đều cần sự nhanh chóng, quyết đoán và chính xác.

Tiếng là “gần bờ”, nhưng anh Minh có rất ít thời gian ở nhà, thậm chí không có cả thời gian để đưa vợ con đi chơi, về thăm quê hay đơn giản là dạy cậu con trai tập bơi. Nhiều khi, bát cơm chiều vừa được bưng lên, khách vừa tới nhà, anh lại phải buông bát đũa để chạy cho kịp giờ tàu xuất phát cứu nạn.

Anh bảo, với người bác sĩ như anh, sợ nhất là mất nghề, mất đi tài sản trí tuệ của bản thân. Nếu ở trên bờ, anh có thể đã có được những thành tựu tốt hơn nữa, nhưng cảm xúc được bồi đắp sau mỗi chuyến cứu nạn, khiến anh chẳng thể thôi vẫn giữ chân mình trên tàu SAR. Anh chỉ biết gửi gắm niềm tin vào cậu con trai mình, rồi đây sẽ nối tiếp anh, đi học theo ngành của bố, viết tiếp ước mơ trở thành một bác sĩ giỏi giang ở một cơ sở y tế lớn, tiếp tục thực hiện sứ mệnh cứu người mà anh đã truyền cảm hứng cho con trong suốt những năm tháng qua.

Bác sĩ Lê Văn Minh sinh ngày 23/10/1971 tại xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Hiện anh đang là bác sĩ đa khoa duy nhất trực tiếp tham gia tìm kiếm cứu nạn tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực I (Hải Phòng), thuộc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải).
Anh được nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia (năm 2006); Giấy khen của Công đoàn Cục hàng hải Việt Nam (2006), Giấy khen của Công đoàn Cục Hàng hải Việt Nam (2008), Giấy khen của Cục y tế Giao thông Vận tải (2009, 2010, 2015), Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (2012), Bằng khen của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2016), Giấy khen của Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam (2016)…

Hồng Vân – Bích Ngọc

Theo suckhoedoisong

Sinh ra không có khuôn mặt, liệu em bé có thể tiếp tục sống hay không?

Đằng sau thông tin em bé chào đời không có khuôn mặt, dù trước đó người mẹ vẫn siêu âm đầy đủ, dư luận đang băn khoăn không biết cơ hội sống sót của trường hợp trẻ sơ sinh bị đa dị tật như vậy là bao nhiêu.

Sinh ra không có khuôn mặt, liệu em bé có thể tiếp tục sống hay không? - Hình 1

Cách đây vài giờ, thế giới được phen chấn động khi có một trường hợp em bé sinh ra không có mặt ở Bồ Đào Nha, dù mẹ đi khám thai đầy đủ. Từ khi sinh ra, em bé vẫn được theo dõi tại khoa nhi của bệnh viện nơi sinh. Một vấn đề đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận là em bé có thể tiếp tục sống hay không?

Thực tế, câu chuyện đau lòng tương tự trường hợp trên không phải lần đầu tiên xảy ra. Lần theo tin tức những năm về trước, người ta dễ dàng tìm thấy không ít các trường hợp em bé mới sinh bị đa dị tật khuôn mặt đến mức biến dạng chiếm spotlight trang đầu của không ít các tờ báo lớn. Và những trường hợp dưới đây sẽ là câu trả lời cho mối băn khoăn trên.

Năm 2003, cả thế giới bỗng chấn động khi bà mẹ Tami Wetmore đến từ Jacksonville, Florida, Mỹ đã hạ sinh cô con gái Juliana Wetmore với gương mặt biến dị, vô cùng đáng sợ.

Sinh ra không có khuôn mặt, liệu em bé có thể tiếp tục sống hay không? - Hình 2

Mặt của Juliana được khuyết 40% xương nên mặt cô bé bị biến dạng.

Do mắc phải hội chứng Treacher Collins (loạn xương mặt hàm dưới) nên gương mặt của Juliana bị khuyết tới 40% xương. Không có hàm trên, gò má, hốc mắt, mũi và cũng không có cả tai, bởi vậy, cô bé được mọi người đặt cho biệt danh "cô bé không mặt".

Sinh ra không có khuôn mặt, liệu em bé có thể tiếp tục sống hay không? - Hình 3

Sinh ra không có khuôn mặt, liệu em bé có thể tiếp tục sống hay không? - Hình 4

Sinh ra không có khuôn mặt, liệu em bé có thể tiếp tục sống hay không? - Hình 5

Năm 2014, Juliana đã có thể nói chuyện và giao tiếp với những người xung quanh bằng ngôn ngữ ký hiệu. Không những vậy, Juliana còn đi học tiểu học ở 1 trường của quận Clay.

Trải qua 45 ca phẫu thuật lớn nhỏ kể từ khi chào đời, năm 2014, Juliana đã có thể nói chuyện và giao tiếp với những người xung quanh bằng ngôn ngữ ký hiệu. Không những vậy, Juliana còn đi học tiểu học ở 1 trường của quận Clay.

Năm 2008, thế giới lại một lần nữa chấn động khi cô gái Vitória Marchioli, đến từ Barra de São Francisco ở Brazil, sinh ra không có khuôn mặt do mắc hội chứng rối loạn di truyền Treacher Collins - nguyên nhân ngăn cản khiến 40 xương mặt của cô bé không hình thành.

Sinh ra không có khuôn mặt, liệu em bé có thể tiếp tục sống hay không? - Hình 6

Dù các bác sĩ nói rằng, Vitória không thể sống sot sau vài giờ sau sinh, nhưng cô bé đã kiên cường chống chọi lại tử thần.

Với mắt, mũi và miệng bị dịch chuyển lệch lạc, các bác sĩ dự đoán cô sẽ chỉ sống sót sau vài giờ đầu đời, thậm chí, họ còn khuyên gia đình nên chuẩn bị tang lễ. Tuy nhiên, bất chấp sự dự đoán của bác sĩ, năm 2017, cô bé Vitória ngày nào nay đã là tổ chức sinh nhật lần thứ 9 sau khi trải qua 8 lần phẫu thuật để tái tạo lại mắt, mũi và miệng cũng như kích thích các chức năng vận động của mình, tại Bệnh viện Shriner's ở Texas, Hoa Kỳ.

Sinh ra không có khuôn mặt, liệu em bé có thể tiếp tục sống hay không? - Hình 7

Sinh ra không có khuôn mặt, liệu em bé có thể tiếp tục sống hay không? - Hình 8

Một trường hợp không có khuôn mặt khác là cậu bé Matthew Gillado, đến từ Philippines. Ngày 3/10/2017, cậu bé đã chào đời bằng phương pháp sinh mổ tại bệnh viện ở thành phố Santiago, bắc Philippines. Tuy nhiên, ngay giây phút chào đời đó, diện mạo của Matthew đã khiến cả bố mẹ và các bác sĩ sững sờ.

Matthew Gillado được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn cực kỳ hiếm gặp, hội chứng thiếu sọ acrania. Nó khiến các xương dẹt (bề mặt mỏng, rộng, có chức năng bảo vệ hoặc cung cấp bề mặt rộng cho cơ bắp) trong vòm sọ thuộc hộp sọ biến mất hoàn toàn hoặc một phần.

Các bác sĩ nói rằng cậu bé sẽ không thể sống được quá 2 tuần, nhưng sau một cuộc chiến dài, cậu bé đã chiến thắng lời tiên lượng của bác sĩ. Matthew đã được cha mẹ tổ chức sinh nhật tròn 1 tuổi vào ngày 03/10/2018.

Sinh ra không có khuôn mặt, liệu em bé có thể tiếp tục sống hay không? - Hình 9

Sinh ra không có khuôn mặt, liệu em bé có thể tiếp tục sống hay không? - Hình 10

Matthew bị mắcchứng rối loạn bẩm sinh hiếm gặp, nó làm cho xương trong hộp sọ phẳng.

Có thể nói rằng, sinh con ra ai cũng mong con mình vẹn nguyên, khỏe mạnh. Trường hợp sinh ra con bị dị tật là điều mà không cha mẹ nào mong muốn. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, các mẹ hoàn toàn có thể theo dõi sự phát triển của con mình thông qua việc khám thai định kỳ và siêu âm.

Theo Helino

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Những người mắc bệnh này không nên ăn chuối, kẻo bệnh nặng thêmNhững người mắc bệnh này không nên ăn chuối, kẻo bệnh nặng thêm
06:01:19 26/01/2025
Cứu sống bệnh nhi người nước ngoài mắc sốt rét ác tính, nguy hiểm tính mạngCứu sống bệnh nhi người nước ngoài mắc sốt rét ác tính, nguy hiểm tính mạng
09:17:49 26/01/2025
14 thực phẩm tăng cường sức khỏe não bộ14 thực phẩm tăng cường sức khỏe não bộ
09:47:35 25/01/2025
Ấm lòng bệnh nhân khi phải đón Tết ở bệnh việnẤm lòng bệnh nhân khi phải đón Tết ở bệnh viện
09:34:15 25/01/2025
Lần đầu tiên nội soi trên xương mu, giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổiLần đầu tiên nội soi trên xương mu, giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
09:37:25 25/01/2025
Tập yoga có thể cải thiện sức khỏe tim mạchTập yoga có thể cải thiện sức khỏe tim mạch
09:44:38 25/01/2025
Những bệnh thường gặp trong dịp Tết và cách phòng tránhNhững bệnh thường gặp trong dịp Tết và cách phòng tránh
09:49:42 25/01/2025
Giúp bé khỏe mạnh để đón Tết, du XuânGiúp bé khỏe mạnh để đón Tết, du Xuân
06:00:11 26/01/2025

Tin đang nóng

Á khôi bị giết phân xác ở Hà Nội và chìa khóa mở ra cánh cửa đánh ánÁ khôi bị giết phân xác ở Hà Nội và chìa khóa mở ra cánh cửa đánh án
10:26:51 26/01/2025
Cô gái 26 tuổi dựng kịch bản lừa đảo hơn 13.000 người trên cả nướcCô gái 26 tuổi dựng kịch bản lừa đảo hơn 13.000 người trên cả nước
07:19:45 26/01/2025
Vợ cầu thủ Xuân Son trang trí nhà cửa đón chồng về ăn Tết, phát lì xì cho fan nhíVợ cầu thủ Xuân Son trang trí nhà cửa đón chồng về ăn Tết, phát lì xì cho fan nhí
07:40:37 26/01/2025
Quỳnh Nga chiến thắng 'Bước nhảy Hoàn vũ', được Việt Anh gọi là 'nữ hoàng'Quỳnh Nga chiến thắng 'Bước nhảy Hoàn vũ', được Việt Anh gọi là 'nữ hoàng'
07:22:17 26/01/2025
Hành động 10 điểm của trung vệ Đỗ Duy Mạnh, chỉ một phản ứng cực nhanh trước sự cố là biết tử tế thế nàoHành động 10 điểm của trung vệ Đỗ Duy Mạnh, chỉ một phản ứng cực nhanh trước sự cố là biết tử tế thế nào
08:52:53 26/01/2025
Bị mẹ chồng hắt hủi quà Tết, con dâu âm thầm tìm hiểu rồi phát hiện sự thật phũ phàngBị mẹ chồng hắt hủi quà Tết, con dâu âm thầm tìm hiểu rồi phát hiện sự thật phũ phàng
09:39:20 26/01/2025
Thông báo chia tay gây sốc vào 27 Tết của couple "chị - em" đình đám, đàng gái rơi vào tình trạng bất ổnThông báo chia tay gây sốc vào 27 Tết của couple "chị - em" đình đám, đàng gái rơi vào tình trạng bất ổn
11:51:35 26/01/2025
Trấn Thành chính thức lên tiếng làm rõ cuộc hội thoại bí ẩn gây ồn ào với Phương LanTrấn Thành chính thức lên tiếng làm rõ cuộc hội thoại bí ẩn gây ồn ào với Phương Lan
09:57:40 26/01/2025

Tin mới nhất

Hay bị chuột rút và tê chân là biểu hiện của bệnh gì?

Hay bị chuột rút và tê chân là biểu hiện của bệnh gì?

09:16:20 26/01/2025
Duy trì một tư thế quá lâu là thói quen không tốt cho tuần hoàn máu cũng như hệ thống xương khớp. Đặc biệt ngồi hay đứng lâu một chỗ sẽ khiến cho các bó cơ bị căng và dễ gây tê bì, khó chịu.
Hoa đu đủ đực ngâm mật ong có tác dụng gì

Hoa đu đủ đực ngâm mật ong có tác dụng gì

09:15:51 26/01/2025
Ngoài công dụng trị ho hoa đu đủ đực ngâm mật ong còn có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, làm hạ đường huyết, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, hỗ trợ phòng tránh bệnh ung thư.
Việt Nam - Điểm sáng làm chủ kỹ thuật ghép tạng đỉnh cao của khu vực

Việt Nam - Điểm sáng làm chủ kỹ thuật ghép tạng đỉnh cao của khu vực

09:15:33 26/01/2025
Xuân mới đã về, nụ cười, sức khỏe và sự hồi sinh ngoạn mục của những bệnh nhân sau ghép tạng là minh chứng rõ nhất cho thành công của chuyên ngành ghép tạng tại Việt Nam.
Uống nhầm dung dịch tẩy rửa kim loại, một cháu bé nguy kịch

Uống nhầm dung dịch tẩy rửa kim loại, một cháu bé nguy kịch

06:00:52 26/01/2025
Từ vụ việc này, các bậc cha mẹ cần bảo quản chặt chẽ các loại dung dịch, hóa chất để tránh tình trạng trẻ em nhầm tưởng nước ngọt rồi tự lấy uống dẫn đến hậu quả khó lường nếu không phát hiện và xử lý kịp thời.
6 việc bệnh nhân đái tháo đường cần nhớ để tránh 'mất Tết' ?

6 việc bệnh nhân đái tháo đường cần nhớ để tránh 'mất Tết' ?

06:00:32 26/01/2025
Khi thấy cỗ ngon, muốn ăn thêm thì có thể tiêm thêm 1-2 đơn vị insulin nhanh trước ăn; Giữ ấm cơ thể, uống đủ nước. Có thể uống rượu vang được, hạn chế uống rượu mạnh
Bắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người này

Bắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người này

10:08:59 24/01/2025
Các anthocyanin có trong bắp cải không chỉ giúp chống viêm. Nghiên cứu cho thấy chúng làm tăng thêm lợi ích sức khỏe của bắp cải bằng cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch

Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch

10:06:57 24/01/2025
Tại đây, các bác sĩ xác định trẻ bị ngộ độc thuốc diệt chuột chứa thành phần bromadiolone, đây là một chất gây rối loạn đông máu kéo dài. Sau 1 tuần điều trị và theo dõi tại khoa Cấp cứu và Chống độc, cả hai bé ổn định và được ra viện.
Tử vong sau uống mật cá trắm chữa viêm phổi

Tử vong sau uống mật cá trắm chữa viêm phổi

10:05:12 24/01/2025
Vài phút sau khi uống, bé xuất hiện tình trạng tím tái, suy hô hấp, tim đập chậm. Trẻ được đưa đến cơ sở y tế địa phương cấp cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch, ngừng thở và ngừng tim.
Cần làm gì để tránh tăng cân trong kỳ nghỉ lễ Tết ?

Cần làm gì để tránh tăng cân trong kỳ nghỉ lễ Tết ?

10:00:59 24/01/2025
Đôi khi, mọi người có thể nhầm lẫn giữa cảm giác khát và cảm giác đói. Vậy nên hãy lưu ý, uống đủ nước ưu tiên nước lọc, ăn trái cây hoặc uống nước trái cây không thêm đường.
Chăm sóc ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus

Chăm sóc ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus

09:58:35 24/01/2025
Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ với khẩu phần ăn đủ các nhóm dinh dưỡng đạm, đường, chất béo và rau xanh, các thức ăn nên được chế biến dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa và có thể chia làm nhiều bữa hơn trong ngày.
Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?

Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?

06:37:37 24/01/2025
Khi phát hiện người xung quanh bị đột quỵ, bạn cần gọi ngay cấp cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, việc đưa người bệnh đến bệnh viện sớm giúp người bệnh được điều trị kịp thời, hạn chế được các di chứng về sau.
Xác định tình trạng thừa cân, béo phì để tập trung vào đối tượng cần hỗ trợ nhất

Xác định tình trạng thừa cân, béo phì để tập trung vào đối tượng cần hỗ trợ nhất

15:13:03 23/01/2025
Những trường hợp này cần được điều trị bằng các biện pháp can thiệp như chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc giúp giảm cân, chống béo phì.

Có thể bạn quan tâm

Bước đi để lộ thay đổi về chiến lược quân sự của Nga trong xung đột ở Ukraine

Bước đi để lộ thay đổi về chiến lược quân sự của Nga trong xung đột ở Ukraine

Thế giới

13:35:07 26/01/2025
BTR-50 được thiết kế từ những năm 1950 để làm nhiệm vụ của một xe bọc thép chở quân bánh xích và lội nước, từ lâu đã bị hầu hết các quân đội hiện đại loại bỏ.
Sao Việt rộn ràng đón Tết: Người gói bánh chưng, người khoe sắc với áo dài

Sao Việt rộn ràng đón Tết: Người gói bánh chưng, người khoe sắc với áo dài

Sao việt

13:09:50 26/01/2025
Trong những ngày cận Tết, sao Việt đua nhau khoe sắc trong bộ áo dài truyền thống hoặc quây quần cùng gia đình gói bánh chưng.
Cô gái Phú Thọ lấy chồng xa 300km, năm nào cũng về ngoại ăn Tết

Cô gái Phú Thọ lấy chồng xa 300km, năm nào cũng về ngoại ăn Tết

Netizen

13:06:23 26/01/2025
Kể từ khi làm dâu, cô gái Phú Thọ chưa từng ăn Tết quê chồng. Mỗi năm, cô đều được chồng đưa về ngoại ăn Tết gần 1 tháng.
Danh sách Đỏ Đen chấn động: Bạch Lộc - Vương Hạc Đệ vào top, "tiểu Lưu Diệc Phi" và dàn sao lộ cả biển phốt

Danh sách Đỏ Đen chấn động: Bạch Lộc - Vương Hạc Đệ vào top, "tiểu Lưu Diệc Phi" và dàn sao lộ cả biển phốt

Sao châu á

12:35:58 26/01/2025
Các nhà làm phim Trung Quốc vừa bầu chọn những nghệ sĩ để lại hảo cảm tốt đẹp nhất Cbiz, nhưng đồng thời họ cũng bóc phốt không ít ngôi sao.
10 cách phối áo len mỏng giúp chị em qua Tết vẫn mặc đẹp

10 cách phối áo len mỏng giúp chị em qua Tết vẫn mặc đẹp

Thời trang

12:26:46 26/01/2025
Thời tiết của mùa xuân khá ấm áp. Bởi vậy mà không phải lúc nào, áo len dày dặn cũng là lựa chọn thời trang thích hợp. Chị em nên bổ sung áo len mỏng cho tủ đồ vì item này khá nhẹ nhàng, đồng thời mang đến sự trẻ trung, nữ tính.
Sự thăng hạng phong cách của một Hoa hậu

Sự thăng hạng phong cách của một Hoa hậu

Phong cách sao

12:22:48 26/01/2025
Ngày trước, Đỗ Thị Hà mặc đồ đơn giản và thanh lịch nhưng chưa có sự long lanh, ấn tượng. Tuy nhiên gần đây, nhờ phối đồ khéo léo mà dù phủ sóng phong cách với các tông màu trung tính, style của Đỗ Thị Hà vẫn rất cuốn hút.
Nữ chủ tịch 2K3 tìm được tông makeup quá xinh, con gái diện áo dài đúng là nhất

Nữ chủ tịch 2K3 tìm được tông makeup quá xinh, con gái diện áo dài đúng là nhất

Làm đẹp

12:20:12 26/01/2025
Phương Mỹ Chi được biết đến là một trong những sao nhí sở hữu chất giọng dân ca ấn tượng và thành công nhất khi đạt danh hiệu Á quân Giọng hát Việt nhí lúc mới 10 tuổi.
Bọ Cạp gặp người tâm đầu ý hợp, Ma Kết đón một ngày tuyệt đẹp hôm nay (26/1)

Bọ Cạp gặp người tâm đầu ý hợp, Ma Kết đón một ngày tuyệt đẹp hôm nay (26/1)

Trắc nghiệm

12:07:59 26/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 26/1 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
Ấn tượng khoảnh khắc hàng ngàn con sáo đá bay vút qua bầu trời

Ấn tượng khoảnh khắc hàng ngàn con sáo đá bay vút qua bầu trời

Lạ vui

11:50:19 26/01/2025
Với tình yêu mãnh liệt với loài sáo đá, nhiếp ảnh gia Đan Mạch Sren Solkr quyết định đi du lịch khắp châu Âu để ghi lại những hình ảnh ấn tượng của chúng.
Gary Neville được kêu gọi thay Ruben Amorim dẫn dắt MU

Gary Neville được kêu gọi thay Ruben Amorim dẫn dắt MU

Sao thể thao

11:39:12 26/01/2025
Gary Neville được kêu gọi thay Ruben Amorim dẫn dắt MU, với đánh giá rằng cựu đội trưởng là người phù hợp nhất để cứu vãn Quỷ đỏ đang gặp khó khăn.
Khi luộc gà nên đặt úp hay ngửa?

Khi luộc gà nên đặt úp hay ngửa?

Ẩm thực

11:27:07 26/01/2025
Khi luộc gà nên đặt úp hay ngửa để thịt chín đều, ngon và đẹp mắt hơn là câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc chuẩn bị gà cúng.