“Cuộc chiến” chống lãng phí, giảm chi tiêu của ông Trump gặp khó
Những nỗ lực cắt giảm chi tiêu của chính phủ và loại bỏ lãng phí của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang bị lu mờ bởi chi phí cho các chương trình an sinh xã hội và lãi suất tăng cao.
Tỷ phú Elon Musk và ông Vivek Ramaswamy (phía sau) tại Tòa nhà Quốc hội hồi đầu tháng này (Ảnh: NYT).
Khi Elon Musk và Vivek Ramaswamy, những doanh nhân mà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bổ nhiệm để lãnh đạo Ban Hiệu suất Chính phủ mới, gặp gỡ các nghị sĩ vào đầu tháng 12, họ đã vạch ra kế hoạch cắt giảm chi tiêu liên bang và chống lãng phí.
Chưa đầy 2 tuần sau, cả hai chính là những người đã giúp “lật đổ” dự luật chi tiêu dài 1.500 trang và đưa chính phủ liên bang đến bờ vực đóng cửa vì phản đối hàng tỷ USD chi tiêu tiết kiệm trong luật mà họ coi là chống lãng phí. Nhưng gói ngân sách hợp lý hóa mà các nghị sĩ cuối cùng thông qua đã không đưa ra được biện pháp hạn chế chi tiêu.
Trong các cuộc đàm phán, ông Trump thậm chí còn kêu gọi bãi bỏ giới hạn nợ theo luật định của quốc gia mà đảng Cộng hòa từ lâu đã sử dụng như một công cụ để buộc phải cắt giảm ngân sách một cách đa.u đớ.n.
Sự việc trên đã chứng minh sức ảnh hưởng của ông Musk và ông Ramaswamy khi họ cùng nỗ lực cắt giảm lãng phí theo chiến dịch của ông Trump. Nhưng kết quả cũng nhấn mạnh những giới hạn mà sáng kiến này sẽ phải đối mặt khi cố gắng hạn chế chi tiêu.
Trong những thập kỷ gần đây, chính phủ liên bang ngày càng tiêu tốn nhiều tiề.n và Quốc hội Mỹ càng trở nên chia rẽ hơn, khiến việc giảm bớt khoản nợ quốc gia đã lên tới 36.000 tỷ USD trở nên khó khăn.
Trong vòng chưa đầy một tháng nữa, Tổng thống đắc cử Trump sẽ nhậm chức và ông Musk và ông Ramaswamy sẽ là những người thực thi kế hoạch cắt giảm chi tiêu của chính phủ.
Nhưng các chuyên gia ngân sách không thấy nhiều hy vọng rằng “bộ ba” này sẽ có thể thay đổi đáng kể quỹ đạo tài chính của quốc gia. Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự đoán rằng nợ quốc gia sẽ đạt 166% GDP vào năm 2054, tăng từ khoảng 99% GDP vào cuối năm 2024.
“Họ không có thẩm quyền gì cả”, Douglas Holtz-Eakin, người từng là nhà kinh tế trưởng trong Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống George W. Bush, cho biết. Theo ông, họ không kiểm soát được phạm vi cũng như quy mô của chính phủ.
Ông Holtz-Eakin, người cũng từng là giám đốc Văn phòng Ngân sách Quốc hội, lưu ý, Quốc hội có quyền kiểm soát “hầu bao” và cho rằng Ban Hiệu suất sẽ không khác gì một nhóm nghiên cứu.
Cả tỷ phú Musk và ông Ramaswamy đã nói rằng họ muốn cắt giảm 2.000 tỷ USD chi tiêu liên bang trong một khoảng thời gian không xác định bằng cách thu hẹp các cơ quan chính phủ và loại bỏ gian lận và lãng phí. Nhưng con số đó gần bằng quy mô thâm hụt của riêng năm tài chính 2024 và chỉ là một phần nhỏ trong số 20.000 tỷ USD mà nền kinh tế Mỹ dự kiến sẽ vay trong thập kỷ tới.
Video đang HOT
Các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã cam kết cắt giảm chi tiêu 2.500 tỷ USD từ các khoản chi tiêu “bắt buộc”, thường dành cho các chương trình như Medicaid, phiếu thực phẩm, và tăng giới hạn nợ trong luật riêng vào năm tới.
Nhưng chi phí đó dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi dân số già đi và ngày càng có nhiều người bắt đầu yêu cầu trợ cấp hưu trí và chăm sóc sức khỏe. Ông Trump đã cam kết không cắt giảm các chương trình phúc lợi và đảng Cộng hòa không muốn cắt giảm chi tiêu quân sự.
Mỹ đã chi 6.700 tỷ USD vào năm 2024, bao gồm hơn 800 tỷ USD cho quân đội. Nhưng hầu hết khoản chi tiêu của đất nước đến từ các chương trình bắt buộc bao gồm “An sinh xã hội” và Medicare, cùng với chi phí lãi suất tăng cao. Những chi phí đó dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi dân số ngày càng già đi và có nhiều người bắt đầu yêu cầu trợ cấp hưu trí và chăm sóc sức khỏe.
Ông Trump đã cam kết không cắt giảm các chương trình phúc lợi và đảng Cộng hòa không muốn cắt giảm chi tiêu quân sự. Điều đó dẫn đến không còn nhiều chỗ để cắt giảm các động lực lớn nhất của khối nợ.
Ông William Hoagland, phó chủ tịch cấp cao của Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng, cho biết: “Mặc dù việc cải thiện hiệu quả và hiệu suất là điều tốt, nhưng nếu không tập trung vào 50% chi tiêu của liên bang, tức là các chương trình phúc lợi, thì sẽ không thực sự tạo ra được sự thay đổi lớn trong vấn đề nợ và thâm hụt của chúng ta”.
Ông Hoagland còn nhận định, các ủy ban tài chính đã từng được thử nghiệm trước đây và thường thì không mấy thành công. Ví dụ, vào năm 1982, Tổng thống Ronald Reagan đã thành lập Ủy ban Grace, trong đó một nhóm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp được yêu cầu làm việc như “những chú chó săn không biết mệt mỏi” để loại bỏ tình trạng kém hiệu quả. Nhưng hầu hết các khuyến nghị của nhóm không bao giờ trở thành hiện thực vì Quốc hội sẽ phải thay đổi luật.
Một loạt các ủy ban cải cách tài chính đã được thành lập và giải thể trong 40 năm qua trong khi nợ quốc gia theo tỷ lệ của nền kinh tế chỉ tiếp tục tăng. Mỹ không có thặng dư ngân sách hàng năm kể từ năm 2001. Ban Hiệu suất Chính phủ không phải là cơ quan chính thức của chính phủ và sẽ không có thẩm quyền chính thức để cắt giảm chi tiêu của liên bang.
Nhóm này có kế hoạch làm việc với các nghị sĩ tại Quốc hội cũng như Văn phòng Quản lý và Ngân sách để tìm kiếm các quy tắc liên bang có thể thay đổi để cắt giảm chi tiêu. Ông Trump cũng đã thảo luận về việc “tịch thu” các khoản tiề.n được Quốc hội phân bổ cho một số chương trình nhất định và chuyển hướng để trả nợ.
Nhiệm vụ khó khăn
Cả ông Musk và ông Ramaswamy đã rà soát các báo cáo của Văn phòng Trách nhiệm Giải trình của chính phủ khi tìm kiếm các cơ quan của chính phủ mà họ tin rằng đang quản lý sai tiề.n của người nộp thuế.
Các nhóm thúc đẩy kiềm chế tài chính như “Ủy ban vì một ngân sách liên bang có trách nhiệm” đã đề xuất các biện pháp giảm thâm hụt lên tới 700 tỷ USD, nhưng nhiều biện pháp trong số đó sẽ rất khó ban hành.
Trong khi đó, một số chính sách của ông Trump và đảng Cộng hòa trái ngược với khẩu hiệu công khai là “thắt lưng buộc bụng” và loại bỏ gian lận.
Tổng thống đắc cử Trump đã nói rõ rằng ông muốn làm suy yếu quyền thực thi của Sở Thuế vụ Nội địa (IRS), nhưng điều đó sẽ khiến cơ quan này khó truy tìm những người trốn thuế và thu thuế hiệu quả hơn. Việc hủy bỏ 80 tỷ USD mà IRS đã được phân bổ vào năm 2022 để trấn áp những người gian lận thuế và hiện đại hóa công nghệ được dự đoán sẽ làm tăng thêm thâm hụt.
Khi các nghị sĩ nói về việc cắt giảm chi tiêu và giảm thâm hụt, họ đang chuẩn bị mở rộng các khoản cắt giảm thuế năm 2017 có thể tiêu tốn hơn 4.000 tỷ USD trong một thập kỷ. Con số này sẽ vượt xa mức cắt giảm chi tiêu 2.500 tỷ USD mà đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã cam kết trong cuộc chiến chi tiêu mới nhất để ban hành vào đầu năm tới.
“Tôi lo rằng họ sẽ nói về hiệu quả của chính phủ và cố gắng cắt giảm chi tiêu rồi sử dụng số tiề.n đó để chi trả cho những thứ như cắt giảm thuế”, Keith Hall, người từng là giám đốc Văn phòng Ngân sách Quốc hội giai đoạn 2015-2019, cho biết.
Một nghị sĩ đeo huy hiệu hiển thị khoản nợ quốc gia đang tăng trong một phiên điều trần của Quốc hội (Ảnh: Getty).
Mặc dù gần đây ông Trump quan tâm đến việc thu hẹp chính phủ, nhưng người tự xưng là “vua nợ” này vẫn chưa cho thấy xu hướng kiềm chế tài chính. Nợ quốc gia đã tăng gần 8.000 tỷ USD trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump do cắt giảm thuế và tăng chi tiêu của chính phủ, bao gồm hai đợt cứu trợ đại dịch Covid-19.
“Ủy ban vì một ngân sách liên bang có trách nhiệm” ước tính rằng các chính sách của ông Trump có thể làm tăng thêm 15.000 tỷ USD vào khoản nợ trong một thập kỷ.
Trong cuộc chiến chi tiêu gần đây nhất, ông Trump đã phá vỡ sự chính thống bảo thủ về giới hạn nợ. Giới hạn vay nợ từ lâu đã là đòn bẩy có giá trị đối với đảng Cộng hòa để yêu cầu đảng Dân chủ cắt giảm chi tiêu, nhưng ông Trump đã thúc giục đảng của mình đình chỉ giới hạn nợ sau nhiệm kỳ của ông hoặc xóa bỏ hoàn toàn.
“Trong nhiều năm, Quốc hội và mọi người khác đều muốn chấm dứt trần nợ, và đây là thời điểm để làm như vậy!”, ông Trump nhấn mạnh trên mạng xã hội.
Lần này, những nghị sĩ Cộng hòa cứng rắn về tài chính đã bác bỏ ý tưởng đó, nhưng trong tương lai, ông Trump có thể cố gắng hợp tác với các nghị sĩ đảng Dân chủ, những người trong nhiều năm kêu gọi bãi bỏ giới hạn nợ, để xóa bỏ nó.
Bharat Ramamurti, phó giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia trong chính quyền Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden, nhận định, kết quả của cuộc đối đầu về tài chính cho thấy ông Musk và ông Ramaswamy sẽ chỉ có ảnh hưởng tối thiểu để buộc Quốc hội chi tiêu ít hơn. Ông nói thêm rằng những thay đổi mà họ giúp áp đặt đối với luật này thực sự không làm giảm chi phí.
“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu bạn thấy phần lớn sự lặp lại của nhiệm kỳ đầu tiên ông Trump nắm quyền, khi mà cuối cùng, đó là một loạt các khoản tăng chi tiêu, cắt giảm thuế và tăng đáng kể nợ”, ông Ramamurti nói.
Cuộc đấu không người thắng
Chính trường Hàn Quốc, vốn chia rẽ sâu sắc đã thực sự rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật.
Binh sĩ Hàn Quốc rút khỏi Toà nhà Quốc hội ở Seoul, sau khi lệnh thiết quân luật được dỡ bỏ, ngày 4/12/2024. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Dù lệnh thiết quân luật chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, song những hệ lụy để lại có thể nói đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Câu hỏi lớn nhất hiện nay là tình bất ổn này đến bao giờ mới kết thúc?
Hệ lụy khó lường
Việc áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã kéo theo những hệ lụy khó lường, cả ở góc độ đối nội và đối ngoại, gây ra cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong nhiều thập niên ở Hàn Quốc
Về đối nội, chính trường Hàn Quốc chao đảo với toàn bộ nội các, gồm Thủ tướng Han Duck Soo và các bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun và Bộ trưởng Nội vụ Lee Sang Min đã từ chức, bị bắt, bị điều tra hoặc bị luận tội. Cùng với đó là hệ thống lãnh đạo cấp cao quốc phòng gồm hàng loạt tướng lĩnh, kể cả Đại tướng Park An Su, Tham mưu trưởng lục quân Hàn Quốc, đã bị bắt.
Hoạt động kinh tế là lĩnh vực dễ dàng nhìn thấy tác động tiêu cực. Thị trường chứng khoán, ngoại hối đồng loạt lao dốc ngay sau khi thiết quân luật được áp đặt. Cho dù Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để ổn định thị trường, trấn an tâm lý nhà đầu tư, song đồng won của Hàn Quốc trong phiên giao dịch ngày 19/12 đã rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 15 năm. Tỷ giá hối đoái giữa đồng won của Hàn Quốc và đồng USD vượt quá 1.450 won/USD lần đầu tiên sau kỷ lục ngày 13/3/2009. Trong bối cảnh nhu cầu trong nước trì trệ, xuất khẩu có xu hướng giảm, các yếu tố như lãi suất cao, tỷ giá hối đoái cao kèm theo các yếu tố bất ổn trên chính trường đã làm gia tăng áp lực đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư cả trong và ngoài Hàn Quốc.
Về đối ngoại, Ngoại trưởng Cho Tae Yul phải thừa nhận lệnh thiết quân luật đã làm suy yếu "động lực chính trị" trong liên minh Hàn - Mỹ và đã có một số gián đoạn liên lạc trong hai tuần sau thiết quân luật. Một điều dễ dàng nhận thấy là các chuyến thăm cấp cao của các nước đến Hàn Quốc đã bị hủy bỏ hoặc trì hoãn. Điều này phần nào ảnh hưởng đến các nỗ lực ngoại giao của Hàn Quốc. Trong bối cảnh Hàn Quốc đang triển khai chiến lược để trở thành Quốc gia Trụ cột toàn cầu (GPS), tăng cường vai trò trên các diễn đàn song phương và đa phương để phù hợp với vị thế của nền kinh tế thứ 12 trên thế giới, biến động trên chính trường đã kéo lùi tiến trình.
Cuộc khủng hoảng chính trị này diễn ra vào thời điểm không thích hợp khi nhà lãnh đạo Hàn Quốc cần tham gia vào các nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ để thiết lập khuôn khổ hợp tác chặt chẽ với chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Chuyên gia Troy Stangarone tại Viện Wilson Center (Mỹ) cho rằng cuộc khủng hoảng chính trị ở Hàn Quốc đã làm suy yếu khả năng của Seoul trong hợp tác với chính quyền Trump 2.0 về các chính sách quan trọng liên quan đến thương mại, cuộc xung đột Nga -Ukraine và vấn đề Trung Quốc. Cũng theo chuyên gia này, nếu không có cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay, Seoul sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ Trung-Mỹ để bảo vệ lợi ích kinh tế và công nghệ của Hàn Quốc khi chính quyền Mỹ sắp tới xây dựng kế hoạch áp thuế quan mới hoặc kiểm soát xuất khẩu đối với Bắc Kinh. Trong khi đó, cả Seoul và Washington ngày càng cần duy trì sự phối hợp an ninh chặt chẽ để ứng phó hiệu quả với cái họ gọi là các mối đ.e dọ.a hạt nhân và tên lửa đang gia tăng của Triều Tiên cũng như mối quan hệ quân sự ngày càng sâu sắc của nước này với Nga.
Triển vọng mịt mờ
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ở thủ đô Seoul. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc có 180 ngày để đưa ra phán quyết cuối cùng về việc có luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol hay không? Tiến trình này cần có đủ thời gian để thu thập chứng cứ và đi đến kết luận. Trong trường hợp vượt qua được cuộc luận tội, ông vẫn tiếp tục làm tổng thống. Tuy nhiên, việc phe đối lập kiểm soát 192 ghế ở Quốc hội và có12 nghị sĩ của đảng cầm quyền bỏ phiếu để thông qua kiến nghị luận tội chắc chắn sẽ khiến nhà lãnh đạo này trở thành "tổng thống vịt què" trong giai đoạn cuối của nhiệm kỳ. Những mâu thuẫn trong nội bộ đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền sẽ khiến đảng suy yếu. Trong kịch bản Tổng thống Yoon Suk Yeol bị kết án, mọi thứ có thể phức tạp hơn nhiều. Một cuộc bầu cử sớm tổ chức sau đó sẽ là một cuộc chạy đua đầy căng thẳng của chính phe đối lập.
Dù muốn hay không thì các đảng phái chính trị lớn ở Hàn Quốc - cụ thể ở đây là PPP cầm quyền và đảng Dân chủ (DP) đối lập - đều phải chuẩn bị cho kịch bản bầu cử tổng thống sớm trong trường hợp Tổng thống Yoon Suk Yeol bị tuyên có tội. Những bất ổn trong nội bộ cho thấy chính trường Hàn Quốc sẽ tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ trong thời gian tới.
Các chuyên gia kinh tế nghiêng về luận điểm rằng một cuộc bầu cử tổng thống sớm sau khi Tòa án Hiến pháp đưa ra phán quyết luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ là một kịch bản thân thiện nhất, giúp thị trường nhanh chóng vượt qua biến động để ổn định trở lại. Ông Kang Seung Won, một nhà phân tích tại Ngân hàng Investment & Securities, cho biết nhiều phân tích dự đoán rằng một tổng thống và chính phủ mới sẽ theo đuổi các biện pháp kích thích kinh tế thông qua các chính sách tài khóa nới lỏng. Cho dù các yếu tố không chắc chắn sẽ kéo dài trong khoảng 3 tháng Tòa án Hiến pháp tiến hành luận tội, nhưng khung thời gian dường như đã được xác định và thị trường ban đầu sẽ tiêu cực theo tâm lý nhưng sau đó sẽ phản ứng theo chu kỳ kinh tế toàn cầu.
DP đối lập chính được cho là sẽ bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống sớm. Nếu Tòa án Hiến pháp quyết định phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol, cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức trong vòng 60 ngày. Theo đó, có khả năng DP sẽ có động thái đưa Chủ tịch đảng Lee Jae Myung trở thành ứng cử viên tổng thống duy nhất của phe đối lập. Một quan chức của DP cho biết chính trị gia này dự kiến sẽ tập trung vào chương trình kinh tế dân sinh để làm nổi bật vai trò và khả năng cầm quyền của mình. DP đang nỗ lực tập hợp đoàn kết để thay đổi chính phủ. Tuy nhiên, khi Tổng thống Yoon Suk Yeol đang đối mặt với tiến trình luận tội, thì ông Lee Jae Myung cũng phải đối mặt với những rủi ro pháp lý khác liên quan đến tổng cộng 5 vụ án, trong đó có phiên tòa phúc thẩm liên quan đến tội danh gian lận bầu cử, tham nhũng...
Có thể thấy rằng, các phe phái càng đấu tranh thì bất ổn chính trị càng rộng và ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt từ kinh tế xã hội đến an ninh quốc phòng và cả an sinh của người dân. Đây là lý do nhiều nhà phân tích đã chỉ ra rằng sẽ không có bên thắng cuộc trong cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài ở Hàn Quốc lần này.
Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Tư lệnh Tình báo quốc phòng, Thiếu tướng Moon Sang Ho, đã bị bắt giữ ngày 20/12, với cáo buộc đóng vai trò quan trọng trong việc ban bố thiết quân luật đêm 3/12. Cảnh sát Hàn Quốc gác bên ngoài Toà nhà Quốc hội ở Seoul, ngày 3/12/2024. Ảnh minh họa: YONHAP/TTXVN Nhóm điều tra liên...